Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Giải pháp chung

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy Tòa án có thẩm

quyền xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn.

Trước hết, về định hướng chung là tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét

xử không phụ thuộc vào đơn vị hành chính như hiện nay. Theo mô hình này thì tùy từng điều kiện cụ thể Tòa án cấp sơ thẩm có thể được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện gộp lại (thành Toà án Khu vực), Tòa án cấp phúc thẩm (Tòa án cấp tỉnh hiện nay) có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm là chủ yếu, chỉ xét xử một số vụ án sơ thẩm theo thẩm quyền. Đối với ba Toà phúc thẩm của TANDTC tại Hà Nội, tại Đà Nẵng và tại thành phố Hồ Chí Minh trở thành các Toà thượng thẩm ở các khu vực và không trực thuộc TANDTC như hiện nay.

Hai là, xem xét thành lập Toà HN&GĐ trong hệ thống TAND. Xuất

của các loại án này có ảnh hưởng rất lớn đến gia đình và xã hội, do đó, tiến hành thành lập Toà chuyên trách HN&GĐ là vấn đề rất cần thiết. Việc giải quyết các vụ việc về HN&GĐ không phải kết thúc khi Toà án ra các quyết định hay bản án mà là cả một quá trình kéo dài sau này (chẳng hạn tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật hay xử ly hôn thì việc cấp dưỡng cho con, quyền tham nom con vẫn còn tồn tại) và còn nhiều vấn đề nảy sinh tiếp theo theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho các thành viên trong gia đình. Nếu các phán quyết của Toà án là đúng đắn, phù hợp với bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình thì giải phóng họ khỏi những mâu thuẫn hay chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu phán quyết không chính xác dẫn đến gia đình ly tán, sự hận thù lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình và cả đối với Toà án. Giải quyết các vụ án HN&GĐ nói chung và vụ án ly hôn nói riêng không chỉ đơn thuần là hiểu biết pháp luật mà căn cứ và từng vụ việc cụ thể phải xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của gia đình, lợi ích và nguyện vọng của các thành viên trong gia đình và lợi ích xã hội. Do đó, đối với Toà án cấp huyện (Tòa án khu vực theo mô hình cải cách tư pháp) có các Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ việc HN&GĐ. Các Thẩm phán HN&GĐ ngoài kiến thức pháp lý thì phải có những kinh nghiệm thực tiễn về tâm lý, ứng xử; các Hội thẩm nhân dân phải là những người hoạt động trong lĩnh vực có liên quan như: Hội phụ nữ, các nhà giáo,... để có thể giải quyết hiệu quả các vụ việc HN&GĐ (chủ yếu là án ly hôn).

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật HN&GĐ và pháp luật tố tụng làm cơ sở

pháp lý cho việc áp dụng pháp luật xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn.

Luật HN&GĐ 2000 và các văn bản hướng dẫn được ban hành vào thời điểm các Pháp lệnh tố tụng đang có hiệu lực thi hành. Khi BLTTDS được ban hành thì một số quy định trong Bộ luật lại mâu thuẫn, chồng chéo với các quy

định của pháp luật HN&GĐ hoặc không thể hiện những đặc thù của một loại tranh chấp mà yếu tố tình cảm có tính chất quyết định, chi phối. Do đó, hoàn thiện pháp luật HN&GĐ và pháp luật tố tụng dân sự đảm bảo có cơ sở pháp lý áp dụng pháp luật xét xử các vụ án ly hôn có hiệu quả, chính xác và kịp thời. Vì vậy, Tổng kết năm năm thực hiện BLTTDS và mười năm thực hiện Luật HN&GĐ để sửa đổi bổ sung các quy định cho phù hợp, trong đó những vấn đề về thủ tục được quy định trong BLTTDS, còn những quy định áp dụng giái quyết các vụ án HN&GĐ nói chung và vụ án ly hôn nói riêng được quy định trong Luật HN&GĐ.

Xuất phát từ đặc thù của các vụ án trong lĩnh vực HN&GĐ xây dựng những thủ tục tố tụng cho phù hợp vừa đảm bảo áp dụng đúng đắn pháp luật vừa đảm bảo lợi ích của các thành viên trong gia đình, lợi ích xã hội, như hòa giải vụ án ly hôn, thời hạn xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn,...

Thứ ba, về công tác cán bộ

- Thẩm phán chuyên trách xử lý các vụ án ly hôn phải am hiểu tâm lý, pháp luật.

Tòa án là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử, là nơi nhân dân đặt niềm tin vào công lý, nơi thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, nơi thể hiện rõ nhất tính hiện thực của pháp luật trong đời sống, nơi mà hoạt động của nó ở một mức độ nhất định phản ánh tính dân chủ của một xã hội. Nhưng yêu cầu này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, cụ thể là ý thức trách nhiệm và trình độ vận dụng pháp luật của Thẩm phán trong hoạt động xét xử. Nhất là trong các vụ án ly hôn người Thẩm phán ngoài việc phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi thì việc am hiểu tâm tư nguyện vọng, để có thể thông cảm, chia sẻ cùng với đương sự còn đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tháo gỡ bức xúc trong nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

nói riêng các vụ án ly hôn ngày càng tăng về số lượng, các vụ án thường xảy ra phức tạp và khó khăn đòi hỏi người Thẩm phán phải nắm vững và vận dụng các quy định chung về thủ tục giải quyết các vụ việc HN&GĐ, có khả năng nắm bắt được tâm lý, hiểu được tâm tư nguyện vọng của các đương sự trong từng vụ án khác nhau. Trong khi đó, các Thẩm phán ở các Tòa án dân sự thuộc các Tòa án địa phương trên toàn quốc, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế được sự phân công của Chánh án đều phải thụ lý và giải quyết tất cả các loại án kể cả vụ án, việc dân sự cũng như các vụ án, việc HN&GĐ. Điều này, khiến cho việc giải quyết các vụ án ly hôn hàng năm thường xảy ra tình trạng quá tải, tồn đọng án trong thời gian dài hoặc có giải quyết thì cũng chỉ sơ sài, mang tính hình thức, chưa đi sâu, đi sát tìm hiểu bản chất của từng vụ việc khiến cho chất lượng xét xử không cao, lãng phí tiền của và không giáo dục được ý thức pháp luật, mất lòng tin trong nhân dân.

Trong khi đó, đội ngũ Thẩm phán có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực HN&GĐ theo đánh giá hiện nay vẫn còn thiếu và yếu, số lượng các án kháng cáo, kháng nghị còn nhiều, nhiều Thẩm phán không được bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức HN&GĐ nên thường xuyên dẫn đến việc áp dụng sai điều luật, xét xử không đúng pháp luật.

Trước thực trạng hiện nay, khi mà việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ HN&GĐ ngày càng tăng về số lượng, thì việc thành lập Tòa án HN&GĐ cùng với đội ngũ Thẩm phán chuyên xử và giải quyết các vụ việc HN&GĐ vừa có trình độ chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ cao, vừa am hiểu tâm lý là điều vô cùng cần thiết của công tác cải cách tư pháp hiện nay.

Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng là yêu cầu cơ bản trong việc bảo đảm giải quyết, xét xử án có chất lượng cao, nghĩa là đưa ra được bản án, quyết định có sức thuyết phục cao và có hiệu lực thực thi. Qua thực tế nghiên

cứu, chúng tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán chuyên giải quyết các vụ án HN&GĐ như sau:

- Về trình độ chuyên môn: Trước mắt cần phải thống kê, phân loại trình

độ Thẩm phán để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu về pháp luật HN&GĐ qua các lớp đào tạo ngắn ngày, dài ngày. Trong thời gian tới cần phải mở thêm các lớp đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quy mô lớn, thiết bị thực hành hiện đại phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Nhất là trong xu hướng phát triển mạnh về công nghệ thông tin như hiện nay, đòi hỏi người Thẩm phán “người cầm cân nẩy mực” không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải giỏi về trình độ ngoại ngữ, tin học nhất định để tiếp cận được với kiến thức khoa học, giải quyết công việc thuận lợi hơn, đặc biệt là các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, phải tạo điều kiện để các Thẩm phán nói riêng và cán bộ Tòa án nói chung thường xuyên tiếp cận, nắm bắt những văn bản pháp luật mới, không ngừng nâng cao nhận thức pháp luật, nhận thức cuộc sống để vận dụng đúng đắn, chính xác vào công tác giải quyết và xét xử, nhất là trong tình hình cải cách bộ máy Tòa án theo hướng tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện như hiện nay.

Đội ngũ Thẩm phán xét xử các vụ án ly hôn ngoài tinh thông về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt để thực hiện tốt thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn còn phải có kỹ năng sống, kinh nghiệm xét xử. Do đó, các Thẩm phán này được thường xuyên tham gia các hoạt động tập huấn về giới, về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, bạo lực gia đình,..

- Về bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp: Để đưa ra được phán

quyết đúng đắn hợp tình đạt lý thì đòi hỏi người Thẩm phán không chỉ giỏi về trình độ chuyên môn mà còn phải là người sáng suốt, công minh. Đặc biệt lĩnh vực HN&GĐ mang nhiều yếu tố tình cảm tế nhị nhưng cũng chịu sự tác động nhiều mặt của xã hội và rất đa dạng, phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi người

Thẩm phán phải hiểu được mục đích của giải quyết vụ án ly hôn không chỉ là giải phóng cho người vợ, chồng, con cái và các thành viên trong gia đình mà còn có ý nghĩa giáo dục, tuyên truyền về hạnh phúc và gia đình. Từ đó, luôn phải coi trọng việc kiên trì hòa giải, phối hợp kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm cũng như khả năng nắm bắt tâm lý để giải thích cho các đương sự hiểu bản chất vấn đề. Để làm được điều này đòi hỏi phải đảm bảo tính độc lập của Thẩm phán trong việc giải quyết, xét xử đó là:

 Độc lập về kinh tế: Phải đảm bảo tương đối về yêu cầu vật chất và các nhu cầu tối thiểu cuộc sống của cán bộ Tòa án với mặt bằng chung của xã hội, để tránh được tình trạng Thẩm phán bị vật chất cám dỗ, lung lay ý chí và không công minh trong đưa ra phán quyết. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần quan tâm đến chế độ tiền lương, phụ cấp cũng như điều kiện làm việc để đảm bảo giải quyết các vụ án nói chung và vụ án ly hôn nói riêng có hiệu quả cao.

 Độc lập tương đối về chính trị: Khi giải quyết một vụ án, việc cụ thể không bị chi phối bởi ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên, cũng như ý kiến của cá nhân, cơ quan, tổ chức chính trị nào.

Trước thực tế các vụ án ly hôn ngày càng tăng, đa dạng và phức tạp để giải quyết muốn nhanh chóng chính xác thì yêu cầu đặt ra là cần tăng cường đội ngũ cán bộ Thẩm phán chuyên trách về lĩnh vực HN&GĐ ở các Tòa án địa phương trên toàn quốc là yêu cầu cấp bách. Đồng thời, với đội ngũ Thẩm phán giỏi về trình độ thì có bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu kinh nghiệm và lòng nhân ái cũng là yêu cầu quan trọng trong giải quyết vụ án HN&GĐ.

- Thực tế hiện nay cho thấy đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ở Tòa án các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, số lượng Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phần lớn là nam giới (chiếm trên 60%). Trong khi đó lĩnh vực HN&GĐ vốn là vấn đề tình cảm tế nhị, liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Vậy, nên chăng cần có chính sách đào tạo đội ngũ Thẩm

phán nữ và cơ cấu bầu Hội thẩm nhân dân nữ, cũng như có chính sách hay chế độ ưu đãi đối với cán bộ nữ trong ngành tư pháp nói chung và ngành Tòa án nói riêng. Vì nữ giới vốn là người tinh tế, nhạy cảm và hiểu tốt hơn tâm lý đương sự, đặc biệt đối với đương sự là nữ giới trong vụ án ly hôn. Từ đó sẽ góp phần giải quyết tốt hơn lĩnh vực HN&GĐ vốn rất đa dạng và phức tạp.

- Về Hội thẩm nhân dân:

Trong những năm qua, các Tòa án trên toàn quốc nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng số lượng giải quyết các vụ án ly hôn rất lớn nhưng chất lượng giải quyết chưa cao, tình trạng án bị sửa, hủy không phải là ít gây ra nhiều khó khăn và bức xúc trong nhân dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử còn yếu, chưa phát huy được khả năng và vai trò của mình.

Quy định về việc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia là chế định tiến bộ, thể hiện bản chất “Tòa án của nhân dân”. Tuy vậy, phải thừa nhận trong thực tế hiện nay, đội ngũ Hội thẩm nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử. Một trong những vấn đề cần xem xét để nâng cao việc thực hiện vai trò của Hội thẩm nhân dân là cơ chế bầu cử Hội thẩm nhân dân. Điều này đã được nêu lên trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị khóa IV về cải cách tư pháp, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Song cơ chế bầu cử trong những năm qua đã bộc lộ mặt yếu kém cụ thể đó là việc bầu cử còn quá giản đơn; theo quy định của pháp luật, Hội thẩm nhân dân không bắt buộc phải có trình độ đại học Luật, hoặc phải được đào tạo dài hạn, nhưng việc bồi dưỡng kiến thức pháp lý trong lĩnh vực HN&GĐ và nhiệm vụ xét xử các vụ án HN&GĐ là vô cùng cần thiết.

Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp, để Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử các vụ án ly hôn không chỉ mang tính hình thức mà còn thực hiện tốt quyền, vai trò của mình, xứng đáng là người đại diện cho nhân dân. Đảng và Nhà nước cũng cần quan tâm về mặt đào tạo, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ này, nhằm tạo điều kiện cho họ được trang bị kiến thức pháp luật cơ bản, để khi họ tham gia xét xử có chính kiến của mình.

HTND khi tham gia xét xử các vụ án ly hôn nên là những cán bộ làm công tác đoàn, hội, công đoàn, các tổ chức từ thiện,... nhằm mục đích cung cấp những kinh nghiệm trong quá trình xét xử. Xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của HTND trong tố tụng dân sự. Cần thiết xem xét lại quy định bầu và cơ cấu thành phần HTND để có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử. Kinh phí cho HTND tham gia phiên toà vừa lấy từ ngân sách của Nhà nước và đương sự phải chịu một phần dưới dạng lệ phí Toà án.

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)