Phiên tòa sơ thẩm vụ án ly hôn

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Phiên tòa sơ thẩm vụ án ly hôn

Phiên tòa sơ thẩm là trung tâm của giai đoạn xét xử sơ thẩm nên theo tinh thần của Nghị quyết 49/NQ-TW là phải đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh. "Đảm bảo nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp" [1, tr.5]. Hoạt động xét xử của Tòa án cuối cùng là việc đưa ra các bản án, quyết định trên cơ sở tranh tụng tại phiên tòa để đạt được mục tiêu này tại phiên tòa sơ thẩm phải giải quyết các vấn đề như sau:

- Phát huy tối đa quyền năng tố tụng của các bên đương sự trong cả giai đoạn xét xử, đặc biệt là tại phiên toà sơ thẩm cũng là vấn đề đặt ra trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay. Sự thụ động và hoàn toàn phụ thuộc vào HĐXX khiến phiên tòa sơ thẩm mang tính chất hình thức. Để tranh tụng có hiệu quả thì phải có sự chuẩn bị trong cả quá trình tố tụng (nhất là giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm), trong đó vai trò của Tòa án có tính chất quyết định, còn tại phiên tòa sơ thẩm chỉ là cơ hội để các đương sự thực hiện hành vi tranh luận.

- Phiên tòa sơ thẩm có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn sơ thẩm, vì thể hiện kết quả cuối cùng của việc xét xử. Các phán quyết tại phiên tòa có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng, đồng thời cũng là nơi thể hiện tập trung nhất và rõ nét nhất hình ảnh của nền tư pháp. Thời gian tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm về các vấn đề liên quan đến nội dung vụ án không bị giới hạn.

Để áp dụng pháp luật chính xác và đầy đủ, phiên tòa sơ thẩm vụ án ly hôn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Việc tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong việc hỏi, tranh luận mà không bị hạn chế về thời gian. Các đương sự tại phiên tòa thực hiện quyền định đoạt, phát huy triệt để nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và lập luận cho các chứng cứ trước Tòa để chứng mình yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, làm cho phiên tòa sơ thẩm thực sự theo hướng tranh tụng.

- Căn cứ nghị án được quy định cụ thể là dựa trên các chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra xem xét tại phiên tòa, kết quả hỏi và tranh luận tại phiên tòa. HĐXX có quyền trở lại việc hỏi và tranh luận nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án để làm cơ sở pháp lý cho bản án ly hôn khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.

- Hội đồng xét xử thủ tục hỏi tại phiên tòa làm căn cứ cơ sở cho việc xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án ly hôn. Thông qua hỏi tại phiên tòa sẽ thẩm tra lại các tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp. Trong thực tế, không phải mọi trường hợp các đương sự đều đã xem xét hồ sơ vụ án và nghiên cứu các chứng cứ do các đương sự khác cung cấp nên việc hỏi giúp cho các đương sự, người tham gia tố tụng khác nắm được toàn diện nội dung vụ án để làm cơ sở cho các đương sự tranh luận có hiệu quả và giúp cho HĐXX quyết định đúng đắn.

- Trên cơ sở kết quả của quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, thẩm tra các chứng cứ đã có và các chứng cứ bổ sung tại phiên toà, kết quả tranh luận,... Hội đồng xét xử cân nhắc xem xét từng vấn đề trên cơ sở quy định của pháp luật để đưa ra các phán quyết chính xác: (1) Xem xét đã đủ căn cứ chấp nhận đơn yêu cầu xử ly hôn hay không chấp nhận yêu cầu; (2) Quan hệ tài sản

chung giữa vợ và chồng cần xác định tài sản nào chia được, tài sản không chia được thì người nào nhận phần giá trị tương ứng, ưu tiên nghề nghiệp khi chia tài sản chung,... (3) Việc giao con cho ai nuôi và mức cấp dưỡng nuôi con của vợ hoặc chồng,..

Phiên toà sơ thẩm vụ án ly hôn đảm bảo là kết quả của quá trình áp dụng pháp luật từ khi thụ lý vụ án ly hôn mà không phải phiên tuyên án đã được chuẩn bị trước của Toà án. Do vậy, các quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm nói chung và phiên toà sơ thẩm ly hôn nói riêng đã được nhận định trong một công trình nghiên cứu như sau: "Phiên tòa sơ thẩm đã thể hiện chủ trương đổi mới trong hoạt động tư pháp của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đó là việc mở rộng hơn quyền dân chủ và vai trò của đương sự, những người tham gia tố tụng khác trong việc cung cấp chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình" [75, tr.99].

Đặc điểm của phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn

Thứ nhất, tại phiên tòa sơ thẩm là cơ hội cuối cùng để vợ chồng cân

nhắc quyết định xem lại yêu cầu chấm dứt hôn nhân trước Tòa án. Tòa án xem xét, đánh giá toàn diện các tình tiết của vụ án trên cơ sở các chứng cứ đã thu được, đồng thời kiểm tra các chứng cứ đã thu được thông qua hoạt động thẩm vấn, tranh luận,... làm cơ sở cho việc đưa ra các phán quyết. Chỉ có tại phiên sơ thẩm, Tòa án xem xét toàn bộ các yêu cầu của đương sự, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng được thể hiện tập trung nhất. Trong giai đoạn này, Tòa án xác định cho được sự kiện pháp lý và bản chất của quan hệ tranh chấp phát sinh. Trong phiên tòa sơ thẩm, Tòa án xác định mối quan hệ nội tại giữa các sự kiện, đánh giá đúng bản chất pháp lý của vụ án trên cơ sở các sự kiện hiện

có. Việc đánh giá khách quan, toàn diện các sự kiện trong mối quan hệ tổng hoà của việc áp dụng pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng và quyền tự định đoạt của các đương sự để giải quyết xung đột, mâu thuẫn và đưa ra các phán quyết đúng đắn.

Thứ hai, trong phiên tòa sơ thẩm được tiến hành theo những thủ tục tố

tụng chặt chẽ nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật HN&GĐ và tố tụng vào những trường hợp cụ thể. Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX nghiên cứu các tình tiết của vụ án ly hôn, lựa chọn các quy phạm pháp luật áp dụng cho phù hợp để giải quyết đồng thời các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản và nuôi con chung. Trong suốt quá trình từ khi thụ lý, chuẩn bị xét xử sơ thẩm mới chỉ xem xét, bước đầu đánh giá các chứng cứ mà chưa phải đưa ra các phán quyết như trong phiên tòa sơ thẩm. Việc xem xét căn cứ ly hôn mà pháp luật quy định, đối chiếu với những trường hợp cụ thể thật sự khó khăn khi quyết định vì những mâu thuẫn, xung đột tình cảm vợ chồng, nguyên nhân và động cơ ly hôn trong mỗi vụ án là khác nhau. Đòi hỏi HĐXX phải áp dụng pháp luật chính xác khi quyết định để không để xảy ra những hậu quả xấu: Nếu chưa đủ căn cứ ly hôn lại quyết định cho ly hôn khả năng họ lại về chung sống với nhau; ngược lại nếu mâu thuẫn đã trầm trọng, cuộc sống chung không thể kéo dài nhưng lại bác yêu cầu ly hôn thì chẳng khác nào buộc họ phải sống trong “địa ngục”. Vì vậy, việc xem xét đánh giá các chứng cứ hay những tình tiết của vụ án phải tuân thủ những trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ.

Thứ ba, phiên tòa sơ thẩm đòi hỏi sự sáng tạo của HĐXX.

Sự sáng tạo là sự vận dụng phù hợp với các tình tiết của vụ án. Đánh giá căn cứ ly hôn trong từng vụ án cụ thể phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có độ tuổi, nghề nghiệp, dân tộc,... nếu không có sự sáng tạo

thì khó đảm bảo tính chính xác. Chẳng hạn, vợ chồng là nông dân thường xuyên cãi cọ nhau, mâu thuẫn với nhau nhưng chưa hẳn là đã đến mức trầm trọng; ngược lại vợ chồng đều là cán bộ vẫn quan tâm đến nhau, vẫn chở nhau đi làm nhưng thực chất đó chỉ là sự che dấu những mâu thuẫn trầm trọng.

Khi quyết định chấm dứt hôn nhân trước pháp luật, việc xác định và phân chia tài sản chung của vợ chồng thực sự khó khăn. HĐXX phải căn cứ vào những nguyên tắc chung của pháp luật, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế để phân chia tài sản hợp lý, hợp tình. Chẳng hạn, khoản tiền trợ cấp thôi việc mà người vợ được nhận là 60 triệu đồng đang gửi tiết kiệm tại ngân hàng, một năm sau người chồng yêu cầu ly hôn. Về nguyên tắc, đây là tài sản chung “thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân”, nhưng thực chất đây là khoản tiền người vợ nhận “giống như là lương hưu sớm” để lo cho cuộc sống, học nghề và tìm công việc mới. HĐXX phải cân nhắc, xem xét hợp lý khi quyết định chia tài sản chung này.

Thứ tư, hình thức pháp lý của hoạt động xét xử vụ án ly hôn tại phiên

tòa sơ thẩm là HĐXX ban hành bản án sơ thẩm.

Đây là hoạt động cuối cùng của Tòa án trong suốt quá trình xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn. Bản án là sự kết tinh của quá trình áp dụng pháp luật từ khi thụ lý vụ án đến phiên tòa sơ thẩm. Trong bản án sơ thẩm tất cả những tình tiết, những chứng cứ, căn cứ pháp lý và hoạt động tố tụng khác đều được thể hiện; sự nhận định, đánh giá chứng cứ, các tình tiết của vụ án trên cơ sở những quy định của pháp luật và quyết định trong bản án đều được thể hiện đầy đủ nhất. Bản án là sự thể hiện quyền lực của Nhà nước trong việc giải quyết vụ án ly hôn, buộc các chủ thể phải thi hành khi có hiệu lực pháp luật. Mặc dù pháp luật quy định quyền kháng cáo của đương sự, quyền kháng nghị của VKS đối với bản án hay quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm nhưng việc thực hiện quyền này một phần tuỳ thuộc vào chất lượng xét xử sơ thẩm.

Đối với bản án hay quyết định chưa có hiệu lực của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị, nhưng quyết định hay bản án của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay. Về cơ bản, ở giai đoạn phúc thẩm, việc giải quyết vụ án phải dựa trên nền tảng của hồ sơ vụ án do Tòa án cấp sơ thẩm lập.

1.3. Pháp luật của nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn

Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn có các văn bản sau đây:

Luật hôn nhân và gia đình 2008 (gồm 56 điều)

Hiến pháp năm 1991

Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật, thì Tòa án xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn như sau:

Tất cả các trường hợp vợ chồng xin ly hôn đều phải làm giải tại thị xã. Cán bộ xã giải cho vợ chồng thống nhất với nhau cho trở về chung sống tiếp tục...

Giải đơn nộp đơn và thụ lý ly hôn:

Trường hợp người vợ hoặc chồng có đơn ly hôn thì tòa án đã mời vợ hoặc chồng lên giải thích xem những điều viết trong đơn có đúng hay không (như đơn vị viết chồng uống rượu xay hay đánh vợ con,...).

Trường hợp gọi 3 lần mà chồng (hoặc vợ) không lên thì công an đến bắt lên để giải thích và ký vào đơn. Theo pháp luật của Lào người xin ly hôn thì người đó ký vào đơn, sâu đó bắt buộc người còn lại cũng phải ký vào đơn ly hôn.

Sau khi nhận đơn, Tòa án cho đối chất, nếu những điều trình bày trong đơn là đúng thì Tòa án giải quyết.

Trong thời gian giải quyết, Tòa án cho ác bên để thỏa thuận về tài sản và thỏa thuận nuôi con. Ở Lào thì việc hòa giải này là phổ biến, vợ chồng lại thỏa thuận với nhau, thông thường như sau:

Người nào nuôi con thì lấy toàn bộ các tài sản,người vợ, chồng không nuôi con được lấy ít vốn để làm ăn.

Tài sản chia điều cho vợ, chồng và các con của họ,...

Giải đơn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn: Trường hợp, vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết.Thông thường căn cứ ly hôn bao gồm: Do mâu thuẫn vợ chồng, bạo lực gia đình, đập phá đồ đạc, ngoại tình,...

Khi giải quyết người lời khai của vợ chồng thì Tòa án cũng xuống địa phương xác minh cụ thể người lớn bố mẹ, hỏi hàng xóm, hỏi chính quyền,...

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 6 tháng.

Phiên tòa sơ thẩm ly hôn:Khi xét xử gồm 2 thẩm phán, có thư ký Tòa án và đại diện Viện Kiểm Sát.

Ở Lào không có Hội Thẩm nhân dân như ở Việt Nam.Tòa xét xử và ra bản án, trong thời hạn 20 ngày vợ chồng có quyền kháng cáo, nếu không thì bản án sẽ có hiệu lực và hết thời hạn kháng cáo.

Như vậy, pháp luật Lào quy định rất đơn giản,toàn bộ điều căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình chứ không có Bộ luật tổ tụng dân sự như ở Việt Nam. Khi giải quyết thì trên 80% vợ chồng thỏa thuận được, tranh chấp nhau về tài sản rất ít.

Ví dụ: Anh Sổm Sai Phon Pa Sợt 30 tuổi, bản TanMiSay, huyện

XayThaNy, tỉnh Viêng Chăn là nguyên đơn.

Cô Thong Phon Pa Sợt 29 tuổi hiện tại đang ở bản Tan Mi Say, huyện Xay Tha Ny, tỉnh Viêng Chăn là bị đơn

Theo đơn kiện của cô Thông nói rằng: Trong năm 2005 anh Sổm Sai và cô Thong đã kết hôn với nhau hợp pháp. Trong cuộc sống gia đình hạnh phúc và sinh được 1 người con trai tên là Sổm Pong năm nay được 4 tuổi, hai vợ chồng đã tạo ra một ngôi nhà và một lô đất ở trong tỉnh Viêng Chăn có giá trị khoảng 1.000.000 bat (tiền Thái Lan) là 26.000.000 kip (tiền Lào).

Đến năm 2001, cô Thong mới được biết là anh Sổm Sai đã ngoại tình vợ và chơi bời khi về nhà anh Sổm Sai hay đanh đập vợ con trong gia đình hay cãi nhau làm ồn ào trong người hàng xóm.

Đến ngày 02/6/2011, anh Sổm Sai đã bị Công an huyện bắt với lý do là say rượu và đã hít ma túy.

Hai bên đã bị người trong hàng xóm nhắc nhở nhiều lần nhưng anh Sổm Sai không nghe và không thể thỏa thuận được và ngày càng làm chuyện to lớn và đập đồ đạc trong gia đình khi nghiện ma túy.

Đến ngày 02/3/2012, cô Thong mới viết đơn kiện lên Tòa án nhân huyện Xay Tha Ny với lý do như đã kể ở trên.

Tòa án huyện Xay Tha Ny đã mời hai bên gặp nhau để trao đổi và thỏa thuận với nhau và cho thời gian để thay đổi và quay lại với nhau trong vòng 3 tháng.

Đến ngày 05/6/2012 hai bên không thể thỏa thuận được thì Tòa án huyện Xay Tha Ny đã mở phiên tòa để xét xử vụ án này.

Tòa án nhân dân tỉnh Xay Tha Ny đã căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa nhân chủ nhân dân Lào để xét xử vụ án này.

- Căn cứ vào điểm 2 điều 20 Luật hôn nhân và gia đình với lý do là (nếu mà vợ hoặc chồng đã sử dụng sức mạnh và không chung thủy với nhau như một vợ, một chồng; ngoài ra vợ, chồng đi uống rượu, hít ma tuy và chơi bời).

Do vậy, Tòa án huyện Xay Tha Ny đã quyết định cho anh Sổm Sai và chị Thong đã ly hôn với nhau bắt đầu từ ngày Tòa án ra quyết định tại phiên

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)