0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn

Một phần của tài liệu XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN LY HÔN QUA THỰC TIỄN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 -25 )

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn

Bằng việc thụ lý, Tòa án đã chính thức xác nhận thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết vụ án. Để giải quyết vụ án Thẩm phán tiến hành hàng loạt các công việc chuẩn bị cho việc xét xử sơ thẩm trong một thời hạn nhất định. Nếu tiếp cận chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn là hoạt động của Tòa án bao gồm toàn bộ những hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm xác minh, thu thập chứng cứ (trong các trường hợp pháp luật quy định), bước đầu đánh giá các chứng cứ và ra các phán quyết cần thiết để giải quyết vụ án. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn thể hiện các hoạt động tố tụng sau đây:

- Xác định đầy đủ quan hệ pháp luật giữa các đương sự:

Trong vụ án ly hôn, có rất nhiều những tình tiết khác nhau nhưng Toà án phải xác định đầy đủ và chính xác các quan hệ pháp luật phát sinh để làm cơ sở cho hoạt động thu thập chứng cứ, bước đầu đánh giá chứng cứ và lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng. Trong vụ án ly hôn, thông thường Toà án xem xét ba quan hệ chủ yếu là quan hệ nhân thân (làm tiền đề cho xem xét quan hệ khác), chia tài sản chung và giải quyết việc nuôi con chung. Trong từng mối quan hệ cơ bản này Toà án phải xem xét thấu đáo các vấn đề (ví dụ như chia tài sản chung phải xác định tài sản chung, tài sản riêng, các khoản nợ chung hoặc nợ riêng,...). Khi xác định, Toà án làm sáng tỏ đâu là quan hệ chính cần tập trung giải quyết, đâu là quan hệ có ý nghĩa bổ sung cho quan hệ chính để tránh tình trạng xác định tràn lan, không tập trung làm cho việc lập hồ sơ tản mạn, dẫn tới áp dụng pháp luật giải quyết thiếu chính xác.

- Xác định đầy đủ các đương sự trong vụ án ly hôn:

Pháp luật tố tụng dân sự quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc xác định đầy đủ các đương sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đảm bảo cho họ thực hiện quyền hay nghĩa vụ tố tụng như đề đạt yêu cầu, cung cấp chứng cứ, tranh luận, quyền kháng cáo quyết định của Toà án. Nếu xác định không đầy đủ các đương sự, việc lập hồ sơ vụ án ly hôn thiếu chính xác, toàn diện, dẫn tới giải quyết ly hôn khinh xuất, không chính xác. Chẳng hạn, vợ chồng đưa ra chứng cứ ngôi nhà ở là tài sản chung nhưng cha mẹ lại có yêu cầu phải thanh toán khoản nợ cho vay khi xây nhà, những người khác cũng yêu cầu người chồng phải trả các khoản nợ khác. Trong quá trình xét xử vụ án ly hôn, không có quy định thông báo công khai để các chủ nợ biết nhưng đương sự lại cố tình giấu diếm nên bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Nếu Toà án không xác minh kỹ lưỡng và đương sự cố tình giấu diếm sẽ dẫn đến bỏ sót các đương sự và hậu quả các phán quyết của cấp sơ thẩm có thể bị hủy hoặc bị sửa.

- Xác định rõ những vấn đề cần phải chứng minh:

Đối tượng chứng minh là toàn bộ hoạt động tố tụng của Toà án tập trung làm sáng tỏ. Trước hết, Toà án xác định những đối tượng cần chứng minh trong vụ án ly hôn trên cơ sở yêu cầu của các người khởi kiện và của các đương sự, ví dụ như: yêu cầu chấm dứt hôn nhân trước pháp luật do mâu thuẫn trầm trọng, yêu cầu chia tài sản chung,... Sau đó Toà án căn cứ vào các quy định của pháp luật HN&GĐ để xác định từng nội dung yêu cầu được pháp luật quy định. Ví dụ như trong quan hệ tình cảm, người chồng đã ngoại tình nhiều lần và được gia đình tổ chức họp khuyên giải nhưng vẫn không sửa chữa; người chồng đánh đập người vợ,... ngoài ra đặc thù của vụ

án ly hôn, khác với các vụ án dân sự khác thì xác định tình cảm vợ chồng có còn hay không, mâu thuẫn trầm trọng đến mức nào không chỉ dựa vào lời khai của vợ chồng mà còn phải căn cứ vào các chứng cứ khác như lời khai của cha mẹ của họ, của các con, của những người hàng xóm,... do đó, xác định căn cứ ly hôn khi xét xử sơ thẩm hết sức công phu để hạn chế thấp nhất việc giải quyết khinh xuất. Nhiều trường hợp vợ chồng tạo ra những mâu thuẫn giả tạo để yêu cầu ly hôn nhằm cho một bên kết hôn với người khác nhằm mục đích bảo lãnh đi nước ngoài, ly hôn để trốn tránh bị kỷ luật khi có thai đứa con thứ ba,...

Những quan hệ tài sản, nuôi con cũng được Toà án xem xét thấu đáo khi giải quyết ly hôn. Về tài sản có tài sản chung hợp nhất và tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Trong một thời gian dài pháp luật không ràng buộc tài sản phải đứng tên cả vợ và chồng mà dựa vào nguồn gốc tài sản. Việc xác định căn cứ tài sản chung, tài sản riêng không chỉ đơn thuần căn cứ vào pháp luật HN&GĐ mà phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác như Luật dân sự, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp,... Chẳng hạn, trong vụ án ly hôn, có đăng ký kết hôn năm 1980 và người vợ đã bỏ đi hàng chục năm nay trở về yêu cầu ly hôn. Ngôi nhà người chồng được cha mẹ tặng cho trước khi kết hôn (vào năm 1979) và hiện nay trong giấy tờ đứng tên người chồng. Toà án phải xác định đây là tài sản chung hay tài sản riêng dựa trên cơ sở căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật vào thời điểm đó. Vào thời điểm này, Luật HN&GĐ 1959 đang có hiệu lực pháp luật tại Điều 15 quy định tài sản có trước và sau khi kết hôn đều là tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật hiện hành để giải quyết chỉ có ý nghĩa xem xét công sức đóng góp của các bên để chia theo tỷ lệ phù hợp mà thôi.

sử dụng các biện pháp như lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; yêu cầu cung cấp chứng cứ; trưng cầu giám định,... để lập hồ sơ vụ án đầy đủ, toàn diện và chính xác làm cơ sở cho giai đoạn xét xử tại phiên toà sơ thẩm.

- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, Tòa án tiến hành thủ tục hòa giải đoàn tụ giữa vợ chồng thông qua sự trung gian của Thẩm phán. Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm Ngôn ngữ học, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn thì “Hòa giải là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hay xích mích một cách ổn thỏa” [21,350]. Từ điển Luật học của Cộng hòa Pháp “Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của người thứ ba (hòa giải viên) để giúp đưa ra các đề nghị một cách thân thiện” [39, tr. 378].

Hòa giải vụ án ly hôn được quy định trong BLTTDS và Luật HN&GĐ. Điều 88 Luật HN&GĐ 2000 quy định “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hòa giải. Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ thành, nếu người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Còn nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hòa giải đoàn tụ thành. Sau thời hạn bảy ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện kiểm sát không phản đối thì Toà án quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung. "Quyết định này là sự kết hợp giữa ý chí tự nguyện của

các bên đương sự với ý chí của Nhà nước, thể hiện rõ bản chất của quá trình kết hợp và chuyển hoá từ quyền lực tư sang quyền lực công" [40, tr.29] nên phải xem xét đúng bản chất của việc hòa giải để có những quy định phù hợp.

Hòa giải là để các đương sự tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận và có vai trò trung gian của Tòa án, do đó các bên có quyền thỏa thuận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu. Khi quyết định thỏa thuận, các đương sự đã cân nhắc kỹ càng các vấn đề để thỏa thuận nên không nhất thiết phải quy định một thời hạn để các đương sự thay đổi quyết định của chính mình trong biên bản thỏa thuận. Quyết định của Tòa án chỉ là một thủ tục pháp lý công nhận bản chất của sự việc nên pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới đều xác định hiệu lực của biên bản hòa giải có hiệu lực pháp luật ngay sau khi có chữ ký của hai bên đương sự. Việc Thẩm phán, Thư ký ký tên đóng dấu vào biên bản đó và tống đạt cho đương sự chỉ là hình thức pháp lý công nhận sự thỏa thuận mà thôi [5, tr.21].

Các phương thức mà thẩm phán tiến hành trong hòa giải vụ án ly hôn là khuyên nhủ, thuyết phục đối với các bên, khai thác yếu tố tâm lý của vợ và chồng; thái độ của Thẩm phán phải mềm mỏng, linh hoạt, không máy móc; Thẩm phán hòa giải có lý, có tình kết hợp hài hòa giữa hòa giải miệng và đưa ra các chứng cứ, tài liệu để thuyết phục.

Hòa giải vụ án ly hôn hoàn toàn khác về bản chất so với hòa giải vụ án dân sự nói chung, thể hiện.

Một là, hòa giải giữa vợ và chồng là hòa giải đoàn tụ để vợ chồng

thực hiện các nghĩa vụ với nhau, chung sống với nhau nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Hai là, yếu tố tình cảm là nét đặc trưng chi phối trong quá trình hòa

Thẩm phán hòa giải dựa trên cơ sở lập được hồ sơ vụ án, nắm bắt được mức độ mâu thuẫn của vợ chồng, hoàn cảnh gia đình để khuyên nhủ họ hàn gắn những rạn nứt, mâu thuẫn nhằm đạt được mục đích hòa giải đoàn tụ. Nếu Thẩm phán không thấy rõ tầm quan trọng của của hòa giải nên tiến hành qua loa, cho đúng thủ tục thì không đạt hiệu quả.

Ba là, hậu quả của hòa giải đoàn tụ thành là Tòa án ra quyết định công

nhận hòa giải đoàn tụ thành nên hoàn toàn khác với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo khoản 2 Điều 179 BLTTDS.

Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn còn một số vấn đề đặt ra như sau:

Hòa giải vụ án ly hôn hoàn toàn khác so với hòa giải các tranh chấp dân sự khác nên việc áp dụng chung một thủ tục như hiện nay là không hợp lý. Trong thực tế tình cảm của vợ chồng không đơn thuần dựa vào các chứng cứ như các quan hệ tài sản mà thể hiện qua thái độ, hành động, cách ứng xử. Nhiều trường hợp vợ chồng xin một thời gian về để chung sống, kiểm tra lại tình cảm nếu Tòa án cho phép sẽ vi phạm thời hạn xét xử, nếu không cho phép sẽ cứng nhắc, không linh hoạt. Tham khảo pháp luật một số nước có quy định riêng về vấn đề này, chẳng hạn BLTTDS Cộng hòa Pháp quy định tại Điều 252-2 như sau “Thẩm phán có thể tạm ngừng và tiếp tục hòa giải mà không cần tuân theo trình tự, thủ tục nào sau khi cho phép các bên suy nghĩ thêm trong thời hạn tám ngày. Nếu xét thấy các bên cần có thời gian suy nghĩ dài hơn, Thẩm phán có quyền quyết định tạm dừng thủ tục ly hôn và thử hòa giải một lần nữa trong thời hạn tối đa sáu tháng” [4, 88]. Đây cũng là vấn đề cần xem xét bổ sung trong BLTTDS Việt Nam về thủ tục hòa giải vụ án ly hôn. Xuất phát từ yêu cầu của cải cách tư pháp, trong xét xử vụ án dân sự nói chung và vụ án ly hôn nói riêng nên xây dựng theo mô hình Tòa án chỉ

thực hiện hỗ trợ các đương sự thu thập các chứng cứ trong các trường hợp luật định bằng việc ban hành lệnh yêu cầu giao nộp chứng cứ. Quy định theo hướng này sẽ giảm tải công việc cho Tòa án, đảm bảo tính khách quan trong quá trình thu thập chứng cứ. Thực hiện Lệnh của Tòa án do nhân viên của cơ quan dịch vụ của Nhà nước tiến hành. Nếu Tòa án vừa thu thập chứng cứ, vừa đánh giá chứng cứ và ra các phán quyết sẽ không phù hợp. Nghị quyết 49/NQ/TW đã đề cập mô hình hỗ trợ Tòa án trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. "Nghiên cứu chế định thừa phát lại (Thừa hành viên), mô hình này có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương" [1, tr.5- 6].

Việc trao đổi các chứng cứ, tài liệu giữa các đương sự là trách nhiệm của các bên đương sự dưới sự hỗ trợ của Tòa án hay trách nhiệm của Tòa án cung cấp các các tài liệu cho đương sự khi có yêu cầu. Xác định rõ trách nhiệm để xây dựng quy trình và cơ chế thực hiện có hiệu quả.

Thứ nhất, nếu quy định các bên đương sự có trách nhiệm trao đổi các

chứng cứ, tài liệu cho nhau thì Tòa án chỉ có vai trò hỗ trợ thông báo có những danh mục chứng cứ tài liệu các bên phải trao đổi trong một thời hạn nhất định. Pháp luật tố tụng dân sự của một số nước đã xác định rõ trách nhiệm này. “Các bên đương sự phải thông báo cho nhau trong một thời gian hợp lý những tài liệu làm căn cứ cho yêu cầu của mình, những căn cứ đã xuất trình và những căn cứ đã viện dẫn nhằm đảm bảo cho mỗi bên đương sự có thể tổ chức bảo vệ quyền lợi của mình” [4, tr.10].

Thứ hai, nếu xác định trách nhiệm của Tòa án thì việc thông báo và cho

phép đọc, ghi chép, sao chụp các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án đối với các đương sự chỉ khi đương sự có yêu cầu. Trường hợp có các chứng cứ mới

do đương sự bổ sung sau thì Tòa án có nghĩa vụ thông báo cho bên kia biết hay không? Trao đổi các chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng, nếu Tòa án không tạo điều kiện cho các đương sự biết được các chứng cứ của bên kia sẽ làm mất tính tích cực, chủ động trong quá trình tranh luận của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm. Do vậy, cần xác định trách nhiệm của Tòa án phải thông báo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án ly hôn để các bên đương sự biết còn việc yêu cầu được đọc, sao chụp, cung cấp loại tài liệu gì phụ thuộc vào đương sự trước khi mở phiên toà sơ thẩm. Khi các đương sự được quyền biết và trao đổi các chứng cứ sẽ dẫn đến trường hợp có đương sự cố tình không giao nộp những chứng cứ quan trọng, mấu chốt của vụ án để xuất trình chứng cứ tại phiên toà phúc thẩm. Có ý kiến cho rằng: Pháp luật cần quy định

Một phần của tài liệu XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN LY HÔN QUA THỰC TIỄN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 -25 )

×