Những giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Những giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Về khởi kiện và thụ lý vụ án ly hôn

- Sửa đổi một số quy định của Luật HN&GĐ cho thống nhất với BLTTDS về thủ tục tố tụng theo hướng tất cả các thủ tục đều được quy định trong pháp luật TTDS. Một số quy định của Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thời điểm chưa ban hành BLTTDS cần được đưa vào BLTTDS, cụ thể như sau:

Điều 88 Luật HN&GĐ về thụ lý yêu cầu ly hôn theo hướng "Trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không có đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý theo quy định của pháp luật TTDS".

nhân và gia đình bao gồm: Chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn".

- Sửa đổi Điều 88 khoản 2 của Luật HN&GĐ theo hướng "những trường chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự".

- Sửa đổi Điều 164, khoản 2 Điểm l của BLTTDS như sau: Nếu cá nhân tự mình khởi kiện thì phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu việc khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức thông qua người đại diện hợp pháp thì người đại diện hợp pháp ký tên hoặc ký tên, đóng dấu vào đơn khởi kiện. Kèm theo đơn khởi kiện là các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện khởi kiện.

Hình thức của đơn khởi kiện là văn bản; đối với người bị khuyết tật về thể chất có thể trình bày trực tiếp tại Toà án được ghi nhận trong sổ lưu của Toà án.

- Sửa đổi Điều 171 tại chương XII, phần thứ hai của BLTTDS như sau:

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án và đủ điều kiện thụ lý vụ án thì Toà án thông báo cho người khởi kiện trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày quyết định thụ lý theo khoản 1 Điều 167 của Bộ luật này để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Như vậy, sẽ bổ sung thêm quy định đủ điều kiện thụ lý và thông báo ngay cho người khởi kiện biết thành thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thụ lý theo khoản 1 Điều 167 của Bộ luật này.

3.2.2.2. Về chuẩn bị xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

- Bổ sung điều luật về trách nhiệm thông báo tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án.

chuẩn bị xét xử sơ thẩm cần bổ sung điều luật mới. Điều...: Toà án có trách nhiệm phải thông báo cho các bên đương sự các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để các đương sự biết để có thể yêu cầu được sao chụp, nghiên cứu chuẩn bị cho tranh tụng tại phiên toà.

- Bổ sung điều luật về phiên họp sơ bộ

Trong chương XIII, phần thứ hai quy định về hòa giải và chuẩn bị xét xử sơ thẩm bổ sung điều luật mới: Điều...Phiên họp sơ bộ. Thẩm phán tổ chức phiên họp sơ bộ. Thành phần phiên họp gồm Thẩm phán chủ trì, các đương sự, tại phiên họp Thẩm phán thông báo quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm, chốt lại các yêu cầu của đương sự, chốt lại các chứng cứ do các bên cung cấp. Trong phiên họp các đương sự có quyền phát biểu, trao đổi các ý kiến sẽ

tranh luận tại phiên toà để Thẩm phán dự liệu được các khả năng thực thế có

thể xảy ra tại phiên toà.

- Xây dựng các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động cho các dịch vụ của tổ chức thừa phát lại mang tính chất dịch vụ công của Nhà nước. Xác định mối quan hệ quyền và nghĩa vụ tố tụng giữa Toà án, VKS, các đương sự và các chủ thể khác với tổ chức Thừa phát lại. Tổ chức này có nhiệm vụ thực hiện các lệnh, tống đạt các giấy tờ của Toà án và các hoạt động tố tụng khác. Khi tổ chức này được thành lập thì sửa đổi Điều 7 của BLTTDS như sau: Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Lệnh của Toà án về cung cấp chứng cứ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý cho Toà án; trong trường hợp không cung cấp được hoặc thì phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết trong thời hạn nêu trong Lệnh của Toà án và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức cố tình vi phạm thì Toà án có thẩm quyền có quyền kiến nghị với ủy ban nhân

dân xã, phường, thị trấn nơi cá nhân cư trú hoặc cấp trên của cơ quan, tổ chức đó để xử lý theo pháp luật.

- Bổ sung quy định riêng về thủ tục hòa giải các vụ, việc ly hôn.

Xuất phát từ đặc thù của hòa giải các vụ án ly hôn là hòa giải đoàn tụ nên hoàn toàn khác với hòa giải các tranh chấp tài sản. Do đó, các quy định về hòa giải vụ án ly hôn cần được quy định thành một số điều luật riêng theo hướng sau: Mục đích của hòa giải là hòa giải đoàn tụ giữa vợ và chồng mà kết quả cuối cùng là quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành (nếu đạt được mục đích).

Theo đề nghị của vợ chồng, Thẩm phán có thể cho phép vợ chồng về chung sống với nhau kiểm nghiệm tình cảm, thực hiện các quyền và nghĩa vụ từ một đến ba tháng mà không tính vào thời hạn xét xử.

3.2.2.3. Về phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn

- Đối với khoản tiền trợ cấp (một lần, trợ cấp thôi việc của một bên vợ, hoặc chồng) được nhận khi đang giải quyết ly hôn nên hướng dẫn theo hướng xác định là tài sản riêng giống như một khoản lương hưu đã nhận trước. Đây là khoản tiền mà người được trợ cấp để trang trải cho bản thân sau này nên đem chia tài sản chung theo nguyên tắc thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân thì chưa thật hợp lý.

- Quán triệt và thống nhất nguyên tắc áp dụng pháp luật vào thời điểm xác lập quan hệ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật đang có hiệu lực vào thời điểm đó mặc dù khi giải quyết văn bản pháp luật đó đã bị thay thế hoặc hết hiệu lực pháp luật. Do đó, trong khi pháp luật luôn thay đổi TANDTC cần có những hướng dẫn các Toà án địa phương về việc áp dụng pháp luật cho chính xác không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

tạp đó là việc phân chia tài sản. Cái khó không phải ở việc phân chia tài sản mà là việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng với nhau và tài sản chung - riêng của vợ chồng trong khối tài sản chung với gia đình. Đây là những vấn đề được quan tâm trong công tác xử án ly hôn của Tòa án, nhất là các tranh chấp từ việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Mặc dù luật có quy định: “Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia

đình căn cứ vào công sức đóng góp, ...” (khoản 1, Điều 95 Luật HN&GĐ

2000), nhưng thực tiễn giải quyết và xét xử cán bộ Tòa án gặp rất nhiều lúng túng. Từ việc xét xử lại nhiều lần cùng một bản án, từ những tranh cãi, những quan điểm bất đồng trong khoa học pháp lý cũng như trong quần chúng nhân dân thì việc hướng dẫn hoàn thiện vấn đề này trở nên cấp bách và cần thiết.

Theo chúng tôi, để đảm bảo chia tài sản được cân bằng, Tòa án cần điều tra, xác minh tài sản của gia đình bên chồng (bên vợ) có tăng thêm những gì kể từ khi người vợ về làm dâu gia đình nhà chồng hoặc người chồng về ở rể gia đình nhà vợ mà người vợ (hoặc chồng) có công sức đóng góp. Nếu tài sản gia đình không tăng lên thì căn cứ vào khối tài sản được duy trì, nhất là trường hợp vợ (chồng) là lao động chính có thu nhập khá, tuy gia đình chồng (vợ) có nhiều khó khăn nhưng sinh hoạt của gia đình vẫn đảm bảo mà không phải bán đi các tài sản khác. Không nên căn cứ vào thời gian người vợ về làm dâu nhà chồng hoặc người chồng về ở rể gia đình nhà vợ lâu hay mới để tính công sức chia tài sản, vì như vậy có nghĩa là trả công sức cho lao động làm thuê.

- Cần có hướng dẫn đối với trường hợp bên có công sức đóng góp theo Điều 96, Điều 99 Luật HN&GĐ yêu cầu trích chia cho họ bằng hiện vật là nhà ở, quyền sử dụng đất thì có chấp nhận được hay không, nếu chấp nhận thì nên để các bên tự do thỏa thuận, Tòa án chỉ can thiệp khi các bên có yêu cầu.

Kết luâ ̣n Chƣơng 3

Qua các nội dung đã trình bày trong chương này cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

1. Hoàn thiện pháp luật xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn gắn liền với mục

tiêu, nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp ở nước Việt Nam hiện là đảm bảo cho quá trình áp dụng pháp luật xét xử sơ thẩm nhanh chóng, hiệu quả, giản tiện củng cố gia đình XHCN, xây dựng môi trường gia đình lành mạnh.

2. Các quy định của pháp luật HN&GĐ và pháp luật tố tụng dân sự

hiện hành là nền tảng quan trọng trong xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Toà án. Song cũng phải thừa nhận rằng một quy định còn mang tính khái quát, chưa cụ thể. Để hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực thi các quy định của pháp luật, cần bổ sung hoặc hướng dẫn hàng loạt các vấn đề mà thực tiễn thi hành đặt ra để từ đó có sự tổng kết đánh giá trong thực tiễn áp dụng.

3. Hoàn thiện pháp luật về xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn bao gồm nhiều

giải pháp đồng bộ, trong đó có hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Toà án. Đặc biệt là hoàn thiện pháp luật tổ chức Toà án theo nguyên tắc cấp xét xử, xác định vai trò thực hiện các quyền năng tố tụng của Thẩm phán, HTND và các đương sự trong quá trình tố tụng tại Toà án cấp sơ thẩm.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu đề tài: “Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế”, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Qua nghiên cứu các quan điểm khác nhau luận án đã làm sáng tỏ

khái niệm vụ án ly hôn, khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn. Kết quả nghiên cứu làm rõ những đặc điểm của việc xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn trong khởi kiện và thụ lý vụ án ly hôn, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn và phiên tòa sơ thẩm. Tại giai đoạn này Tòa án tiến hành xem xét một cách khách quan, minh bạch, trực tiếp các chứng cứ và hoạt động chứng minh để làm cơ sở áp dụng pháp luật nhằm giải quyết toàn bộ nội dung vụ án ly hôn.

2. Xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn có vai trò quan trọng đảm bảo cho các

chủ thể thực hiện quyền tự do ly hôn, đồng thời Tòa án cũng chính là những “thầy thuốc” tìm ra đúng những mâu thuẫn, những nguyên nhân để hòa giải đoàn tụ tránh được sự đổ vỡ của gia đình với rất nhiều hậu quả kèm theo hoặc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi mà bản thân nó không thể nào hàn gắn được tạo môi trường gia đình, xã hội lành mạnh. Trong thực tiễn, kinh nghiệm xét xử của các Tòa án nhân dân trong cả nước không chỉ có ý nghĩa trao đổi học tập lẫn nhau trong xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn mà còn có ý nghĩa quan trọng trong tổng kết hoàn thiện pháp luật HN&GĐ nói chung, ly hôn nói riêng.

3. Thực trạng xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn của ngành TAND ở tỉnh Thừa

Thiên Huế trong những năm qua cho thấy số lượng vụ án thụ lý giải quyết ngày một tăng. Xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn ở Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, trong đó có sự quan tâm nỗ lực của lãnh đạo các cấp, của những cán bộ trực tiếp làm công tác xét xử. Khi xét xử các vụ án ly hôn, TAND các cấp đã có nhiều nỗ lực để hạn chế thấp nhất án quá hạn, đảm bảo

xét xử đúng pháp luật hạn chế thấp nhất xảy ra tình trạng sai sót. Bên cạnh đó, áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án ly hôn cũng còn một số những vướng mắc, hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau công tác xét xử còn bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục, trong đó quan trọng nhất là trình độ năng lực của những người làm công tác xét xử cần được chú ý hơn. Chiến lược xây dựng cán bộ đảm bảo đủ “đức và tài” là vấn đề rất cần thiết trong hội nhập hiện nay. Qua nghiên cứu, phân tích tìm ra những nguyên nhân làm cơ sở trao đổi nghiệp vụ xét xử, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền.

4. Trong xu hướng của cải cách tư pháp, quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế và khu vực hiện nay thì Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có thế mạnh về du lịch. Gắn liền với sự phát triển kinh tế là tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tranh chấp xảy ra nhiều (có lượng khách nước ngoài lớn) nên đảm bảo xét xử nhanh chóng kịp thời, giản tiện và có hiệu quả là nhu cầu thiết thực. Hoàn thiện pháp luật về xét xử các vụ án ly hôn không chỉ có vài giải pháp mà cần có hàng loạt các giải pháp đồng bộ: Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án; về tổ chức bộ máy của TAND theo nguyên tắc hai cấp xét xử; hoàn thiện pháp luật bao gồm hoàn thiện pháp luật HN&GĐ, pháp luật tố tụng và hướng dẫn thi hành pháp luật kịp thời; nâng cao năng lực, phẩm chất và bản lĩnh của những người làm công tác xét xử; nâng cao nhận thức về vai trò, thực hiện các quyền năng tố tụng của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử các vụ án ly hôn.

5. Đánh giá nhìn nhận nghiêm túc về chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ

án ly hôn để phát huy những điểm mạnh và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu để có những giải pháp khắc phục kịp thời là vấn đề khá quan trọng đặt ra cho Lãnh đạo ngành TAND ở Thừa Thiên Huế.

TÌNH HÌNH XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN LY HÔN

TẠI THỪA THIÊN HUẾ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2011

STT Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1

Tổng số vụ án hôn nhân gia

đình 492 521 543 584 598 2 Tổng số vụ án ly hôn 427 487 501 547 564 3 Số vụ án đã giải quyết 409 (chiếm 95,78 %) 432 (chiếm 88,71%) 477 (chiếm 95,21 %) 514 (chiếm 93,97 %) 534 (chiếm 94,68 %) 4 Số vụ án hòa giải đoàn tụ thành 67/427 (chiếm 15,69 %) 72/487 (chiếm 14,78 %) 81/501 (chiếm 16,17 %) 76/547 (chiếm 13,89 %) 89/534 (chiếm 15,78 %) 5 Số vụ án có đình chỉ, tạm đình chỉ 4/427 (chiếm

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)