Thực trạng giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Thực trạng giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn

Về áp dụng pháp luật trong lập hồ sơ vụ án ly hôn, trao đổi chứng cứ: Sau khi thụ lý vụ án ly hôn, để tiến hành việc hòa giải, xét xử Toà án có thẩm quyền tiến hành lập hồ sơ vụ án. Trên cơ sở đơn khởi kiện và các tài liệu có liên quan Thẩm phán lập hồ sơ vụ án ly hôn. Việc quy định Toà án tiến hành lập hồ sơ vụ án, xác minh và đánh giá các chứng cứ do đương sự cung cấp để Toà án thực hiện tốt nhiệm vụ tố tụng của mình. Tòa án không ôm đồm làm thay các đương sự mà chỉ tạo điều kiện cho họ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của mình. Để đảm bảo cho hồ sơ vụ án được chính xác, đầy đủ và toàn diện Thẩm phán cần tiến hành giải quyết một số vấn đề sau đây:

- Xác định chính xác, đầy đủ quan hệ pháp luật giữa các đương sự. - Xác định đầy đủ các đương sự, của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải tham gia vụ án ly hôn. Khi xác định đúng, đầy đủ các đương sự trong vụ án để thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc phản bác lại yêu cầu của các đương sự khác. Nếu xác định sai quan hệ pháp luật cần giải quyết tất yếu áp dụng pháp luật cũng sai, kéo theo việc xác định các đương sự trong vụ án không đầy đủ.

chứng cứ cần thiết liên quan đến vụ án thông qua việc yêu cầu các đương sự cung cấp chứng cứ hoặc yêu cầu các cơ quan tổ chức hữu quan cung cấp các chứng cứ, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ án theo yêu cầu của đương sự. Toà án bước đầu xem xét đánh giá các chứng cứ cho việc giải quyết vụ án để yêu cầu các đương sự bổ sung thêm các chứng cứ hoặc tự thu thập thêm các chứng cứ cho việc giải quyết vụ án trong trường hợp pháp luật tố tụng quy định.

- Những vấn đề khác có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án.

Trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, nhiệm vụ của Thẩm phán là căn cứ vào đơn khởi kiện, các tài liệu chứng cứ ban đầu để xác định rõ các vấn đề trên. Nếu việc xác định không đúng, không đầy đủ dễ dẫn đến việc lập hồ sơ chệch hướng và có thể đưa ra những phán quyết thiếu chính xác. Chẳng hạn, nếu xác định thiếu một trong các đương sự của vụ án (thiếu người có quyền và nghĩa vụ liên quan) sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp chứng cứ và quyền yêu cầu của đương sự.

Chúng tôi đơn cử một vụ án thực tế sau đây:

Anh Nguyễn Thanh Bình và chị Hà Thị Lê kết hôn hợp pháp vào năm 1988. Trong quá trình chung sống có hai người con chung là Nguyễn Thanh Thành và Nguyễn Hữu Bảo. Năm 2004, vợ chồng anh Bình nhận sang nhượng 300m2

quyền sử dụng đất và tiến hành xây dựng nhà ở. Trong quá trình xây dựng nhà, do thiếu tiền nên vợ chồng anh Bình có vay của ông Nguyễn Thanh Trúc (bố đẻ anh Bình) 200 triệu đồng, vay của ông Nguyễn Thanh Hùng (chú ruột của anh Bình) 50 triệu đồng. Năm 2008, vợ chồng anh Bình phát sinh mâu thuẫn và đến năm 2009 thì chị Lê gửi đơn đến Toà án huyện PV, tỉnh Thừa Thiên Huế xin ly hôn.

Toà án thụ lý vụ án ly hôn. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, chị Lê có khai nhà do vợ chồng tạo lập và không còn nợ nần ai cả. Anh Bình thì khai có vay của bố đẻ và chú ruột 250 triệu đồng nhưng chỉ

thỏa thuận miệng và chính chị Lê biết việc này. Thẩm phán giải quyết yêu cầu anh Bình phải cung cấp chứng cứ mới xem xét là nợ chung, nhưng anh Bình khai rằng là người nhà nên chỉ thỏa thuận miệng mà không có giấy tờ viết. Thẩm phán không đưa ông Trúc và ông Hùng là người có quyền lợi có liên quan trong vụ án nên không lấy lời hai và thu thập các chứng cứ bổ sung liên quan đến phần nợ này.

Trên cơ sở hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử không chấp nhận khoản nợ mà anh Bình đưa ra với lý do là không có chứng cứ chứng minh. Bản án đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Do không xác định đầy đủ các đương sự trong vụ án dẫn đến hồ sơ vụ án không đầy đủ, thiếu khách quan toàn diện và dẫn đến những quyết định không chính xác. Do đó, để áp dụng pháp luật có hiệu quả, quá trình xây dựng hồ sơ vụ án, xem xét đầy đủ các tình tiết của vụ án có ý nghĩa quan trọng.

Pháp luật hiện hành đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án ly hôn nhưng không phải mọi quy định của pháp luật đều được thực hiện triệt để do còn rất nhiều vướng mắc về cơ chế thực hiện:

- Thẩm phán thực hiện một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Đối với việc thu thập chứng cứ của Toà án có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự thì việc cung cấp, giao nộp chứng cứ chỉ là nghĩa vụ của đương sự. Toà án vừa thu thập chứng cứ vừa xét xử thì sẽ không đảm bảo tính khách quan khi đưa ra các phán quyết. Xét dưới góc độ thực tiễn, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên trong một số trường hợp, đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ mà cần có sự hỗ trợ của Toà án trong việc thu thập các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án. Theo khoản 2 Điều 85, trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Toà án có thể tiến hành một hoặc một số biện

pháp để thu thập chứng cứ. Đối với việc thu thập các chứng cứ do cá nhân, tổ chức khác nắm giữ cũng đang còn vướng mắc về cơ chế thực hiện. Thẩm phán trực tiếp yêu cầu hay gửi công văn yêu cầu các tổ chức cá nhân đang nắm giữ chứng cứ phải cung cấp. Thời hạn phải thực hiện là bao lâu, nếu cá nhân hoặc tổ chức đó cố tình từ chối hoặc có thái độ không hợp tác mà không thông báo bằng văn bản, không nêu lý do vì sao thì Thẩm phán xử lý như thế nào? Đây là vấn đề rất khó thực hiện trong thực tế nên cần xác định bằng nghĩa vụ phải giao nộp và có cơ chế thực hiện như pháp luật của các nước là ban hành Lệnh của Toà án để cho các tổ chức bổ trợ tư pháp thực hiện (như thừa phát lại).

- Thẩm phán có trách nhiệm tạo điều kiện cho các đương sự trao đổi các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Theo quy định của BLTTDS và Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 thì chỉ khi đương sự có yêu cầu thì Toà án tạo điều kiện cho họ được ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ mà họ yêu cầu. Yêu cầu của đương sự thể hiện bằng đơn, văn bản nộp cho Toà án, nếu người không biết chữ thì Toà án lập biên bản ghi lại yêu cầu của họ. Việc ghi chép, sao chụp tài liệu phải được thực hiện tại trụ sở Toà án dưới sự giám sát của cán bộ Toà án và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư. Thực hiện trao đổi chứng cứ, tài liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa.

Trong thực tế, theo quan niệm của đa số Toà án, hồ sơ vụ án hầu như là bí mật và việc tiếp cận hồ sơ không phải được thực hiện dễ dàng. Đa số các trường hợp được đọc hồ sơ vụ án phải là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (chẳng hạn như Luật sư). Đối với các đương sự, trong thực tế, không phải mọi trường hợp đương sự đều biết mình có quyền này để thực hiện, Toà án cũng không có trách nhiệm thông báo các tài liệu có trong

hồ sơ vụ án. Cũng không loại trừ những trường hợp Thẩm phán thiên vị phô tô toàn bộ tài liệu trong hồ sơ vụ án cho một bên đương sự nghiên cứu trước để chuẩn bị các lý lẽ trước toà. Theo chúng tôi, nếu pháp luật quy định Toà án có trách nhiệm thông báo các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án cho các đương sự biết để lựa chọn yêu cầu ghi chép, sao chụp thì việc thực hiện tranh tụng tại phiên toà có hiệu quả hơn.

- Khi hồ sơ được lập và chứng cứ tương đối đầy đủ, Toà án bước đầu xem xét đánh giá các chứng cứ đó có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc giải quyết vụ án. Nếu việc thu thập chứng cứ mà không có sự xem xét khoa học các chứng cứ đó có phù hợp với yêu cầu, mục đích của việc giải quyết vụ án hay không thì dẫn đến việc ra các phán quyết không phù hợp.

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm được pháp luật quy định phù hợp kể từ thời điểm thụ lý để nâng cao trách nhiệm của Toà án và các các chủ thể tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ án. Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, thời hạn giải quyết vụ án kinh tế là hai tháng kể từ ngày thụ lý. Đối với những vụ án phức tạp do trở ngại khách quan thì Chánh án có thể quyết định gia hạn không quá một tháng. Trong thời hạn này Toà án phải ra một trong các quyết định như sau:

- Quyết định đưa vụ án ra xét xử;

- Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án; - Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thực tế, một số Toà án ở Thừa Thiên Huế thì Chánh án hoặc “đương nhiên” kéo dài thời hạn do nhiều yếu tố khác nhau. Trong những trường hợp này đương sự chỉ biết trông chờ vào ý thức, trách nhiệm của Thẩm phán. Nếu đương sự khiếu nại về thời hạn thì việc giải quyết vụ án không những không nhanh hơn mà thậm chí kéo dài hơn. Khi đương sự có thái độ không hợp tác thì không chỉ bị kéo dài thời hạn mà còn bị “hành” về rất nhiều thủ tục khác.

Chế tài cho sự vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án dân sự nói chung và vụ án ly hôn nói riêng mới chỉ dừng lại ở việc rút kinh nghiệm nếu đương sự có khiếu nại. Việc thực hiện đúng thời hạn tố tụng hay không dường như không được quan tâm triệt để nên dẫn đến các chủ thể, nhất là chủ thể kinh doanh buộc phải theo kiện trong một thời gian dài với những chi phí và thiệt hại kinh doanh không nhỏ.

Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử (nếu không có đủ điều kiện ra các quyết định khác). Do pháp luật nước Viê ̣t Nam không quy định phiên họp sơ bộ trước khi mở phiên tòa sơ thẩm để các đương sự trao đổi với nhau các vấn đề trong vụ án. Trong thực tiễn xét xử, các vấn đề còn vướng mắc trong vụ án được đưa ra để các Thẩm phán cùng thảo luận đóng góp ý kiến trong phiên họp của “Tổ Thẩm phán” trước khi xét xử. Các ý kiến này có ý nghĩa tham khảo vì tại phiên tòa sơ thẩm đương sự có thể xuất trình những chứng cứ mới làm thay đổi toàn bộ các vấn đề trong quá trình chuẩn bị xét xử. Cũng có những trường hợp một số Toà án đã lấy kết luận phiên họp tại “tổ Thẩm phán” làm cơ sở cho việc ra bản án sơ thẩm bất kể diễn biến phiên toà như thế nào. Như vậy, là trái với nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Ngoài ra, còn có những trường hợp Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử cho khỏi vi phạm về thời hạn tố tụng, còn việc lập hồ sơ và các chứng cứ, tài liệu còn rất sơ sài. Có tình trạng này do nhiều nguyên nhân: trước hết là sự quá tải của Thẩm phán do phải giải quyết quá nhiều vụ án; thứ hai là do sự thiếu trách nhiệm của Thẩm phán trông đợi vào “đường lối chỉ đạo án hay họp bàn án” để ra phiên toà quyết định; cũng không thể không kể đến "căn bệnh” chạy theo thành tích của Thẩm phán nói riêng và của Toà án nói chung trong việc cố gắng không để án quá hạn.

Ngoài ra, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế còn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc sau:

- Chưa nắm vững và nhận thức đầy đủ pháp luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn thiếu sự so sánh, đối chiếu tổng hợp giữa các tài liệu, chứng cứ nên không phát hiện được những mâu thuẫn, do đó không đưa ra được những quyết định đúng;

- Xác định sai tư cách của người tham gia tố tụng;

- Nghiên cứu chưa sâu, phân tích đánh giá chứng cứ không đúng dẫn đến công nhận những thỏa thuận hoặc những bản án không đúng pháp luật;

- Ra quyết định không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật; - Không cẩn thận, thiếu kiểm tra và để nhầm lẫn dẫn đến quyết định vi phạm pháp luật tố tụng;

Về hòa giải vụ án ly hôn:

Theo quy định của pháp luật TTDS, trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm TAND có thẩm quyền hòa giải vụ án ly hôn. Trong quá trình hòa giải, Thẩm phán phân tích, giải thích cho các đương sự về chung sống, đoàn tụ với nhau. Trong thực tế, có những trường hợp vợ chồng xin Toà án cho một thời gian để về chung sống, thực hiện các nghĩa vụ của vợ chồng thì Toà án giải quyết như thế nào?

Mặc dù pháp luật tố tụng quy định khá cụ thể về hòa giải nhưng thực tiễn dụng ở nhiều Tòa án vẫn không được chú trọng và còn nhiều sai sót phổ biến như: - Tình trạng giao cho Thư ký chủ trì phiên hòa giải, không thông báo nội dung phiên hòa giải cho những người tham gia;

- Xác định sai tư cách của những người tham gia tố tụng dẫn đến sự thỏa thuận của các chủ thể hoàn toàn không có ý nghĩa;

việc hòa giải không được chuẩn bị chu đáo nên nội dung hòa giải của vụ án này là được thể hiện trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của vụ án kia.

Đơn cử vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là chị Lê Thị Vân và bị đơn là anh Lê Văn Ngọ do Toà án huyện Phú Vang thụ lý giải quyết.

Nội dung vụ án: Chị Vân xin ly hôn anh Ngọ vì anh Ngọ thường xuyên uống rượu, chửi bới vợ con và không chịu làm ăn. Trong quá trình vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, hai gia đình đã tổ chức họp và lần anh Ngọ hứa sửa chữa nhưng do bạn bè rủ rê nên lại lặp lại tình trạng đó. Trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm, khi được Thẩm phán phân tích, hòa giải anh Ngọ trình bày vẫn thương yêu vợ con nhưng khi uống rượu vào không làm chủ được bản thân mới như vậy và cam kết sẽ sửa chữa triệt để những sai lầm. Chị Vân trình bày muốn anh Ngọ muốn anh sửa chữa những khuyết điểm để về làm ăn xây dựng gia đình no ấm và nuôi con. Nhưng để đảm bảo cam kết của anh Ngọ có thời gian kiểm nghiệm nên xin Toà án cho hai tháng để vợ chồng tiếp

Một phần của tài liệu Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 66)