7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Những nguyên nhân của hạn chế củ xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn
hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguyên nhân của những hạn chế của việc xét xử các vụ án ly hôn ở Thừa Thiên Huế bao gồm:
Trước hết, do trình độ, khả năng của Thẩm phán, cán bộ nghiên cứu
còn bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
Hai là, Thẩm phán, cán bộ nghiên cứu được phân công giải quyết vụ án
có người chưa tận tâm, tận lực, chưa đề cao trách nhiệm khi làm việc nên có những chứng cứ đã có trong hồ sơ nhưng không phát hiện ra hoặc không có phương pháp làm việc khoa học, khả năng nghiên cứu tổng hợp chưa tốt dẫn đến nhận định không đúng với sự thật khách quan.
Ba là, hệ thống pháp luật HN&GĐ của Việt Nam chưa hoàn chỉnh. Các
văn bản hướng dẫn thường chậm, lại có trường hợp chưa cụ thể, chồng chéo khó vận dụng hoặc không còn phù hợp với thực tiễn. Các Toà án địa phương thiếu thốn tài liệu pháp luật về HN&GĐ để phân phát cho các Thẩm phán;
Bốn là, công tác nghiên cứu hồ sơ vẫn còn thiếu sót, thể hiện còn bỏ lọt
những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, do đó việc tổng hợp đánh giá chứng cứ phạm sai lầm, "nhất là những hồ sơ dày, nhiều bút lục nhiều khoản tranh chấp khác nhau" [58, tr.2].
Năm là, những quy định của pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn,
nhận thức và vận dụng pháp luật chưa thống nhất của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng, thủ tục tố tụng dân sự còn rườm rà.
Sáu là, tình trạng giao cho Thư ký chủ trì phiên hòa giải, không thông báo nội dung phiên hòa giải cho những người tham gia; phân tích đánh giá các chứng cứ không chính xác, nhiều trường hợp việc hòa giải không được chuẩn bị chu đáo nên nội dung hòa giải mang tính hình thức, không sát thực tế.
Bảy là, còn có những trường hợp Tòa án coi nhẹ thủ tục bắt đầu phiên
tòa bằng việc phổ biến chung các quyền và nghĩa vụ các đương sự trong nhiều phiên tòa dự kiến xét xử trong ngày (khai mạc một lần) nhằm tiết kiệm thời gian, kể cả có những đương sự trong vụ án xét xử sau chưa có mặt. Việc tiến hành thủ tục bắt đầu phiên tòa “kép” như trên là vi phạm thủ tục tố tụng và không đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án, nhất là quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác.
Tám là, pháp luật hiện hành quy định “hỏi tại phiên tòa” thay cho “xét
hỏi tại phiên tòa” là sự thay đổi về chất. Xét hỏi chủ yếu được áp dụng đối với các phiên tòa hình sự. Theo pháp luật tố tụng hình sự thì nghĩa vụ chứng minh thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng nhưng do nhiều nguyên nhân tình trạng xét hỏi vẫn còn khá phổ biến trong phiên sơ thẩm ly hôn. Việc hỏi theo cách "chất vấn“ đã gây nên tâm lý gò bó, ức chế cho các đương sự còn khá phổ biến hiện nay. Có tình trạng trên là do trong nhiều trường hợp HĐXX chưa thấy rõ tầm quan trọng của quá trình hỏi tại phiên tòa, còn chủ quan vì cho rằng trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm đã thu thập đầy đủ chứng cứ và đã có đường lối xét xử nên đương sự có trình bày dài dòng chỉ tốn thời gian mà không cần thiết.
Thực trạng giải quyết sơ thẩm các vụ án ly hôn trên do những nguyên nhân khác nhau, nhưng "nguyên nhân của mọi thiếu sót đều thuộc phạm vi tinh thần trách nhiệm và năng lực nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ" [57, tr.3]. Thực trạng này dẫn đến chất lượng của các bản án, quyết định của Toà án cấp
sơ thẩm chưa cao, thậm chí nhiều vụ án kéo dài do phải xử đi xử lại nhiều lần. Từ việc nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn đòi hỏi phải có những giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết để nâng cao năng lực của Toà án và cán bộ làm công tác xét xử. Những lý do "do năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ” của Thẩm phán hoặc các cán bộ của Toà án còn hạn chế không thể chấp nhận được trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay. Ngoài ra, cần thiết xây dựng cơ chế đảm bảo cho các quy định của BLTTDS thực sự có hiệu quả, xây dựng mô hình Toà án có thẩm quyền phù hợp với xu thế phát triển và đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi hiện nay.