THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hình thức của hợp đồng - một số vấn đề và những kiến nghị, phương hướng hoàn thiện (Trang 58)

HỢP ĐỒNG VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

5.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Toà án liên quan đến hình thức hợp đồng

BLDS ra đời năm 1995 đánh dấu bƣớc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng nhƣ góp phần tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực dân sự. Những bức xúc của giao lƣu dân sự đã đƣợc giải quyết một cách căn bản. BLDS chính là căn cứ pháp lý để Toà án tiến hành việc thụ lý và giải quyết những tranh chấp dân sự, trực tiếp góp phần vào việc củng cố nền kinh tế, trật tự xã hội, khuyến khích những giao dịch dân sự lành mạnh, phòng ngừa những giao dịch bất hợp pháp, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích công cộng, sự bình đẳng và an toàn pháp lý cho các chủ thể. Song sự phát triển không ngừng của những quan hệ xã hội đi kèm với các điều kiện kinh tế – xã hội đã đặt ra rất nhiều khó khăn, thử thách. Các quy định của BLDS chƣa có khả năng theo kịp cũng nhƣ dự đoán trƣớc sự phát triển của đời sống dân sự. Bởi vậy, khi giải quyết tranh chấp dân sự, Toà án rất khó khăn và lúng túng bởi nhiều quy định còn chƣa đầy đủ hoặc rõ ràng dẫn đến cách vận dụng khác nhau giữa các cấp Toà án. Do đó, không bảo đảm đƣợc nguyên tắc áp dụng thống nhất pháp luật trong cả nƣớc, ảnh hƣởng đến việc

bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch dân sự. Những tranh chấp hợp đồng vô hiệu liên quan đến hình thức hợp đồng là một trong những nội dung bức xúc đang cần giải quyết về mặt lý luận cũng nhƣ luật thực định. BLDS năm 2005 đã có sửa đổi về các quy định hình thức hợp đồng (điều 401 khoản 2, điều 404 khoản 1 và khoản 3…). Tuy nhiên, nhìn chung lại thì những quy định liên quan đến hình thức hợp đồng chƣa có đƣợc sự sửa đổi hợp lý. Những vấn đề tồn tại chƣa đƣợc giải quyết thấu đáo nhƣ xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, yêu cầu hình thức đối với một số hợp đồng, vấn đề công chứng, chứng thực hay đăng ký hợp đồng. Chừng nào những tồn tại trên chƣa đƣợc giải quyết thì chừng đó, vẫn chƣa có đƣợc cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp liên quan đến hình thức hợp đồng.

Nguyên tắc pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng quy định rõ: chỉ có những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch. Mọi thoả thuận, cam kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và đƣợc pháp luật bảo hộ. Sự vi phạm các quy định pháp luật hoặc không tuân thủ chúng không những khiến cho lợi ích ngay tình của các chủ thể không đƣợc bảo vệ mà họ còn phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi. Đáng tiếc là cho đến nay, việc tổng hợp và thống kê các vụ án tranh chấp hợp đồng dân sự chỉ căn cứ vào loại giao dịch mà chƣa có thống kê theo tiêu chí tranh chấp về nội dung hay hình thức hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế giải quyết tranh chấp tại Toà án cho thấy, những tranh chấp có liên quan đến hình thức lời nói hay hành vi chỉ rất khiêm tốn, đặc biệt là hình thức hành vi. Lý do đầu tiên đƣợc giải thích là bởi các hợp đồng đƣợc giao kết bằng lời nói hay hành vi rất khó chứng minh trƣớc Toà. Mục đích trƣớc tiên của các bên khi lập hợp đồng bằng miệng là bởi khả năng thể hiện ý chí rõ ràng và cụ thể cho đối tác bằng cách thức đơn giản và nhanh chóng nhất. Mặt khác, các bên cũng chỉ lựa chọn hình thức này trong những giao dịch có tính chất đơn giản,

đƣợc thực hiện ngay lập tức hoặc trong khoảng thời gian ngắn. Trong một số trƣờng hợp, hợp đồng lại đƣợc giao kết giữa các bên có mối quan hệ quen biết hoặc gần gũi. Chính mối quan hệ đó đã hình thành nên niềm tin giữa các bên đến độ có thể không lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả có thể xảy ra. Điều này xuất phát từ đặc điểm duy tình trong quan niệm sống của ngƣời Việt. Một thực trạng đang diễn ra tại Toà án là nếu đƣơng sự không xuất trình đƣợc các chứng cứ, Toà án sẽ không thụ lý để giải quyết vụ án. Nếu hợp đồng chỉ đƣợc giao kết bằng lời nói thì ngoài lời khai trƣớc Toà, đƣơng sự có thể không xuất trình thêm đƣợc chứng cứ khác. Và hậu quả bất lợi họ phải gánh chịu. Đây cũng là một thực trạng cần khắc phục. Về nguyên tắc, cho dù đƣơng sự không thể xuất trình các chứng cứ có sức thuyết phục cao nhƣ hợp đồng bằng văn bản hay các giấy tờ khác nhƣ biên lai thu tiền, giấy nhận nợ, sổ ghi nợ…, Toà án vẫn phải giải quyết tranh chấp nếu chỉ có lời khai của các đƣơng sự.

Hợp đồng bằng hành vi là hình thức hợp đồng đặc thù, chỉ ra đời khi xã hội đã phát triển tới một trình độ nhất định. Trong xã hội đó, các giao dịch dân sự, kinh tế hay thƣơng mại có thể đƣợc xác lập thông qua công cụ máy móc mà không cần phải có sự tham gia trực tiếp của tất cả các bên. Thêm vào đó, các giao dịch đó có thể đƣợc xác lập với nhiều chủ thể khác nhau bởi nó đáp ứng đƣợc nhu cầu của số đông. Chủ yếu, hình thức hành vi đƣợc giao kết trong các giao dịch có tính chất dịch vụ công cộng. Cho đến nay, chúng ta mới đang bƣớc đầu xây dựng một xã hội mà trong đó, các dịch vụ công sẽ đƣợc cung cấp phục vụ ngƣời dân. Gọi điện thoại tại bốt điện thoại công cộng, chụp ảnh tại máy ảnh tự động… không còn là dịch vụ xa lạ với ngƣời dân. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận hình thức hợp đồng này một cách chung chung và thiếu sự tiếp cận cụ thể. Vì vậy, nếu có tranh chấp xảy ra, cả Toà án lẫn các công dân chƣa sẵn sàng để giải quyết theo trình tự tố tụng tại Toà án. Rõ ràng, thực trạng này cần đƣợc

khắc phục.

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý, xét xử sơ thẩm số lƣợng các tranh chấp hợp đồng dân sự bao gồm cả hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Hình thức của hợp đồng - một số vấn đề và những kiến nghị, phương hướng hoàn thiện (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)