Cách thức biểu hiện và nguyên tắc xác lập

Một phần của tài liệu Hình thức của hợp đồng - một số vấn đề và những kiến nghị, phương hướng hoàn thiện (Trang 26 - 29)

Trong giao lƣu dân sự, đặc biệt là trong việc giao kết hợp đồng, cho đến nay, ngƣời ta vẫn ghi nhận ba hình thức hợp đồng chủ yếu: lời nói, hành vi và văn bản. Hình thức lời nói là một hình thức căn bản, đƣợc ghi nhận rất sớm trong lịch sử lập pháp, từ thời La mã cổ đại. Điều này đƣợc lý giải một cách dễ hiểu bởi đây là một trong những phƣơng thức giao tiếp của con ngƣời, gần gũi, tiện lợi và hữu ích với đời sống ngƣời dân. Bất kể ai, miễn là đƣợc thừa nhận có năng lực hành vi dân sự đều có thể sử dụng lời nói khi giao kết hợp đồng. Thêm vào đó, trong cuộc sống, có vô số những giao dịch hợp đồng có tính đơn giản đến độ, việc lựa chọn hình thức giao kết quá chắc chắn và phức tạp trở nên không cần thiết.

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà làm luật ghi nhận hình thức lời nói là một trong những phƣơng tiện ghi nhận nội dung thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên. Bởi với việc truyền tải các thông tin bằng lời nói, bao gồm cả việc thể hiện tâm lý tình cảm, cách suy xét, đánh giá sự vật, hiện tƣợng không chỉ chính xác mà trƣớc hết, nó có khả năng truyền đạt tới đối tƣợng tiếp nhận một cách nhanh chóng nhất, với dung lƣợng lớn nhất, tác động trực tiếp đến tâm lý, tình cảm và suy nghĩ của đối tƣợng tiếp nhận. Cách thức biểu đạt đơn giản, có khả năng truyền tải đầy đủ ý chí là con đƣờng ngắn nhất để đi đến việc giao kết hợp đồng.

Khi thực hiện việc giao kết hợp đồng, điểm quan trọng trƣớc tiên là các bên phải đảm bảo việc trao đổi thông tin một cách chính xác và rõ ràng, nhằm đạt đƣợc sự thống nhất ý chí của tất cả các bên. Nếu những nội dung thoả thuận không đƣợc các bên nhận thức đầy đủ thì thoả thuận đó không thực sự phản ánh ý chí của mỗi bên, do đó, sẽ vô hiệu. Hình thức lời nói đã đƣợc ghi nhận trong Luật La mã cổ đại, theo đó, các nhà làm luật đã dự liệu trƣớc những tình huống không đƣợc coi là hợp đồng. Luật La mã thời cộng hoà quy

định rất rõ hợp đồng bằng lời nói phải đƣợc thể hiện dƣới dạng câu hỏi và trả lời. Quy định này loại trừ những trƣờng hợp trao đổi thông qua lời nói không phải là hợp đồng. Đây là một quy định cần thiết bởi hợp đồng là một dạng quan hệ dân sự đặc biệt, trói buộc các chủ thể bởi những nghĩa vụ mang tính pháp lý.

Sự tiện lợi và khả năng phản ánh ý chí một cách đầy đủ của các bên khi trao đổi trực tiếp bằng miệng đem lại những ƣu thế rõ rệt hơn trong một số trƣờng hợp. Bởi vậy, một cách đơn giản là hợp đồng bằng lời nói phải đƣợc thoả thuận bằng miệng mà không phải dƣới bất kỳ dạng thức nào khác. Điều này cho thấy cách thức biểu hiện của loại hợp đồng này có điểm khá đặc biệt bởi chỗ, các bên phải có khả năng tiếp nhận đƣợc thông tin của đối tác một cách trực tiếp, bằng con đƣờng giác quan của mình - thính giác. Những ngƣời gặp khó khăn hoặc không có khả năng nói và nghe hoàn toàn không thể tham gia giao kết loại hợp đồng này. Thông qua sự trao đổi thông tin và thoả thuận bằng miệng, các bên xác lập đƣợc hợp đồng dân sự. Bởi vậy, im lặng không đƣợc xem nhƣ một biểu hiện của chấp nhận giao kết hợp đồng, chỉ trừ trƣờng hợp đã có thoả thuận trƣớc rằng: im lặng là sự trả lời chấp nhận. Điều này đƣợc quy định tại Điều 403 khoản 2 B LDS năm 1995 và Điều 404 khoản 2 BLDS năm 2005. Điều này cho thấy, luật lƣu ý rằng: ý chí có ý nghĩa là động lực chủ quan, thúc đẩy cá nhân tham gia vào một giao dịch và nếu mới chỉ dừng lại ở đó, không thể tồn tại một hợp đồng. Lời nói chính là cách thức biểu hiện ý chí của một cá nhân và hình thức hợp đồng bằng lời nói là phương thức thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong hợp đồng.

Trong lịch sử dân luật, hình thức hợp đồng bằng lời nói đƣợc quy định khá sớm, song hành cùng hình thức văn bản. Luật La mã cổ đại có những quy định tƣơng đối chặt chẽ về những điều kiện để một thoả thuận bằng miệng đƣợc coi là hợp đồng. Hợp đồng bằng lời nói phải thỏa mãn hai yêu cầu:

- Toàn bộ quá trình trao đổi của các bên phải thể hiện rõ yếu tố trao đổi – thoả thuận;

- Khi giao kết hợp đồng, các bên phải có mặt ở cùng một nơi, câu hỏi của trái chủ và câu trả lời của ngƣời thụ trái phải khớp nhau.

Các nhà làm luật thời kỳ này rõ ràng đã lƣờng trƣớc những tình huống khó khăn khi giải quyết tranh chấp. Và với kỹ thuật lập pháp nhƣ vậy, khó khăn đƣợc loại trừ bớt. Tuy nhiên, những quy định về hình thức hợp đồng này không hoàn toàn còn phù hợp trong thời kỳ hiện nay. Mặc dù không thể chối bỏ cách thức biểu hiện duy nhất của hình thức này là phải đƣợc các bên thoả thuận trực tiếp bằng miệng nhƣng với sự hỗ trợ của các phƣơng tiện liên lạc hiện đại, sự có mặt trực tiếp của các bên tại cùng một nơi khi giao kết hợp đồng trở nên không cần thiết. Các bên hoàn toàn có thể tiến hành trao đổi, ngã giá và đi đến việc giao kết hợp đồng bằng miệng thông qua điện thoại, máy bộ đàm… ở khoảng cách xa hàng nghìn cây số.

Nhƣ vậy, hợp đồng bằng lời nói đƣợc xác lập bằng một hành động cụ thể chứ không thể dƣới dạng không hành động. Im lặng không đƣợc coi là sự chấp nhận giao kết hợp đồng bởi con ngƣời không thể hiện ý chí của mình một cách rõ ràng thông qua trạng thái này. Tuy nhiên, luật cũng ghi nhận, im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu các bên đã có thoả thuận (Điều 404 khoản 2 BLDS sửa đổi năm 2005).

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận ý chí của các bên, nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ. Bởi vậy, hình thức hợp đồng có ý nghĩa rất lớn trong việc ghi nhận những nội dung cụ thể về quyền và nghĩa vụ của hợp đồng. Đặc biệt, trong những trƣờng hợp có sự vi phạm thoả thuận hợp đồng. Nói cách khác, đó là giá trị chứng minh của hình thức hợp đồng. Lời nói là một trong những hình thức hợp đồng đƣợc pháp luật ghi nhận và sử dụng rộng rãi trong đời sống dân sự. Nhƣng không phải bất kỳ sự trao đổi bằng miệng nào chứa đựng

yếu tố thoả thuận cũng là hợp đồng. Bởi vậy, cũng giống nhƣ các hình thức hợp đồng khác, hợp đồng bằng lời nói có những nguyên tắc xác lập nhất định. Đây là những nguyên tắc có tính đặc trƣng riêng có của hình thức này:

- Hình thức hợp đồng bằng lời nói đƣợc thể hiện bằng miệng, do đó, phải đƣợc các bên trực tiếp thể hiện. Trực tiếp thể hiện đƣợc hiểu là việc mỗi bên phải tự mình tham gia vào quá trình trao đổi thông tin và ngã giá, cũng nhƣ khẳng định đồng ý giao kết.

- Lời nói của các bên tham gia hợp đồng phải chứa đựng nội dung của hợp đồng. Đây là một nguyên tắc cơ bản, là cơ sở đánh giá sự tự nguyện ý chí của một cá nhân khi tham gia giao kết hợp đồng. Điều này xuất phát từ đặc trƣng của từng hình thức hợp đồng. Đối với hợp đồng bằng văn bản, nội dung các quyền và nghĩa vụ đƣợc ghi nhận cụ thể, không thể chối cãi bằng chữ viết và những con số. Ngƣợc lại, hình thức lời nói không đƣợc thể hiện dƣới một cách thức cụ thể và hữu hình nên không thể tái hiện lại một cách dễ dàng nội dung thoả thuận. Do đó, tại thời điểm giao kết hợp đồng, lời nói của các bên phải thể hiện rõ sự đồng ý cũng nhƣ những nội dung về quyền và nghĩa vụ của từng bên. Điều này chính là sự khác biệt cơ bản giữa một thoả thuận hợp đồng với những thoả thuận thông thƣờng hay sự đồng tình về một vấn đề nào đó. Thoả thuận bằng lời nói có chứa đựng nội dung về quyền và nghĩa vụ dân sự chính là hình thức lời nói của hợp đồng dân sự.

Một phần của tài liệu Hình thức của hợp đồng - một số vấn đề và những kiến nghị, phương hướng hoàn thiện (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)