Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bằng văn bản

Một phần của tài liệu Hình thức của hợp đồng - một số vấn đề và những kiến nghị, phương hướng hoàn thiện (Trang 50 - 53)

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bằng văn bản đƣợc xác định theo thời điểm giao kết hợp đồng. Theo quy định tại Điều 404 khoản 4 BLDS năm 2005:

Thời điểm giao kết của hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.”

Đối với hình thức văn bản, luật yêu cầu sự thể hiện ý chí của các bên phải đƣợc thể hiện đầy đủ và rõ ràng trên văn bản, chữ ký của các bên chính là sự thể hiện ý chí một cách cụ thể. Đối với những hợp đồng đƣợc giao kết dƣới hình thức thông điệp dữ liệu, thời điểm giao kết cũng đƣợc xác định theo nguyên tắc này. Nhƣ vậy, đối với hình thức văn bản, toàn bộ nội dung đƣợc xác lập trong hợp đồng nếu không đƣợc từng bên trực tiếp ký xác nhận thì hoàn toàn không có giá trị, do đó, không tồn tại thoả thuận hợp đồng. Rõ ràng, chữ ký của một cá nhân có ý nghĩa pháp lý quan trọng và đƣợc luật pháp thừa nhận nhƣ một phƣơng thức biểu thị ý chí của chủ thể.

Tuy nhiên, đối với một số hợp đồng bắt buộc lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, hoặc phải đăng ký, cần phải có quan điểm rõ ràng trong việc xác nhận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Mặc dù pháp luật quy định một số hợp đồng phải đƣợc công chứng, chứng thực và có quan điểm đồng nhất yêu cầu hình thức văn bản của hợp đồng với yêu cầu công chứng, chứng thực nhƣng trong BLDS không có quy định nào chỉ rõ ràng: hợp đồng bằng

văn bản phải có công chứng, chứng thực chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đƣợc công chứng, chứng thực. Đây là điểm cần đƣợc nhận thức rõ ràng, nhất là trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Toà án.

Tuy nhiên, một số loại hợp đồng phải đƣợc lập thành văn bản, có đăng ký thì thời điểm có hiệu lực không đƣợc xác định theo quy định tại Điều 404 khoản 4 BLDS năm 2005. Điều 401 khoản 2 BLDS nêu rõ:

“Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Theo quy định của BLDS sửa đổi năm 2005, thời điểm có hiệu lực của các hợp đồng sau đây mới đƣợc xác định theo thời điểm thực hiện đăng ký hợp đồng:

 Hợp đồng tặng cho động sản hay bất động sản mà pháp luật quy định động sản, bất động sản đó phải đăng ký quyền sở hữu có hiệu lực từ thời điểm đăng ký (Điều 466, Điều 467).

 Đặc biệt, đối với hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, nếu hợp đồng chƣa đƣợc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì không có giá trị pháp lý đối với ngƣời thứ ba (Điều 753 khoản 4 BLDS).

Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho động sản hay bất động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu có điểm không hợp lý. Hợp đồng tặng cho tài sản là dạng hợp đồng thực tế, thời điểm có hiệu lực của nó chỉ đƣợc xác lập khi bên đƣợc tặng cho nhận tài sản. Cơ chế đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản và một số động sản khác (tàu thuỷ, thuyền, canô, xà lan…) ra đời từ nhu cầu quản lý nhà nƣớc đối với các tài sản đặc biệt này. Việc đăng ký ở đây phải đƣợc hiểu là đăng ký lại

quyền sở hữu đã đƣợc xác lập dựa trên cơ sở đăng ký tài sản ban đầu chứ không phải là đăng ký hợp đồng. Trong trƣờng hợp hợp đồng đã đƣợc ký kết mà một bên cố tình không thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu lại đối với tài sản thì bên đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Việc quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định tại điều 466 và khoản 2 điều 467 BLDS năm 2005 là hoàn toàn không thống nhất và phù hợp với bản chất pháp lý cũng nhƣ hình thức văn bản của hợp đồng này.

Tuy nhiên, so với quy định của BLDS năm 1995, điều 401 BLDS năm 2005 có ghi nhận “Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm

về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” đã thể hiện quan

điểm mới và hoàn toàn khác về vấn đề hiệu lực hợp đồng với hình thức hợp đồng, thể hiện rõ nét hơn quan điểm đề cao quyền tự do hợp đồng, bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể hơn trong giao lƣu dân sự.

Một phần của tài liệu Hình thức của hợp đồng - một số vấn đề và những kiến nghị, phương hướng hoàn thiện (Trang 50 - 53)