Phân biệt yêu cầu hình thức với yêu cầu công chứng, chứng thực và yêu cầu đăng ký

Một phần của tài liệu Hình thức của hợp đồng - một số vấn đề và những kiến nghị, phương hướng hoàn thiện (Trang 46 - 50)

yêu cầu đăng ký

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận của các bên về việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Kể từ thời điểm giao kết hợp đồng, các bên phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung cam kết. Các bên không thể từ chối hay vi phạm nghĩa vụ đã cam kết mà không phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi (buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thƣờng thiệt hại về vật chất và tinh thần…). Cơ sở pháp lý để buộc bên vi phạm chịu trách nhiệm dân sự chính là hợp đồng. Hình thức hợp đồng nói chung và hình thức văn bản nói riêng là phƣơng thức biểu hiện sự tồn tại thực tế thoả thuận về quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Do đó, nó tồn tại một cách khách quan. Hợp đồng có tồn tại tức là nó phải đƣợc thể hiện dƣới một hình thức nhất định. Ghi nhận các hình thức hợp đồng không phải là sáng kiến lập pháp mà là sự thừa nhận mang tính pháp lý đối với giao dịch hợp đồng. Sự thừa nhận này không chỉ nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể dân sự mà còn nhằm mục đích quản lý xã hội bằng pháp luật. Yêu cầu hợp đồng đƣợc lập bằng văn bản chỉ đƣợc đặt ra đối với một số loại hợp đồng nhất định có nội dung phức tạp, giá

trị lớn, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đối kháng với lợi ích của bên thứ ba. Đối với những hợp đồng này, nếu các bên không thực hiện quy định lập thành văn bản thì hợp đồng vô hiệu, mỗi bên phải tự gánh chịu hậu quả mà không đƣợc pháp luật bảo vệ lợi ích hợp pháp. Chỉ khi nào một bản hợp đồng bằng văn bản đƣợc xuất trình trƣớc Tòa nhƣ một chứng cứ thì Toà án mới có cơ sở xác định trách nhiệm dân sự của các bên. Một hợp đồng bằng văn bản không chỉ có giá trị chứng minh sự tự nguyện ràng buộc vào một quan hệ nghĩa vụ của các bên mà còn là cơ sở xác định trách nhiệm khi có vi phạm. Tuy nhiên, tồn tại không ít quan niệm đồng nhất vấn đề hình thức hợp đồng với những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc phải tuân thủ đối với một số hợp đồng nhất định. Đó là những quy định về việc công chứng, chứng thực hay đăng ký hợp đồng. Đây là một vấn đề cơ bản có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Toà án. Bởi vậy, cần phân biệt rõ những vấn đề mang tính lý luận về hình thức văn bản của hợp đồng và yêu cầu công chứng, chứng thực hay đăng ký hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 75 ngày 8 tháng 12 năm 2000 về công chứng, chứng thực:

“Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác…

Chứng thực là việc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của Nghị định này.”

Nhƣ vậy, công chứng, chứng thực là việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công chứng, chứng thực thực hiện hành vi xác nhận thoả thuận hợp đồng đích thực do các bên lập. Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng

thực là bằng chứng không thể chối cãi trƣớc Toà án về ý chí của các bên trong việc giao kết hợp đồng. Theo quy định tại Điều 80 khoản 1 điểm c Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 “Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản được công chứng, chứng thực hợp pháp” không phải chứng minh. Giá trị chứng minh của hình thức hợp đồng này vì thế, cao hơn hẳn so với hình thức văn bản thông thƣờng. Và cũng vì lý do đó, hoạt động công chứng, chứng thực đƣợc xem là hoạt động bổ trợ tƣ pháp. Tuy nhiên, sự thống nhất ý chí của các bên là yếu tố quyết định sự tồn tại của hợp đồng và nó cũng phản ánh bản chất quan hệ hợp đồng. Đây là một dạng quan hệ nghĩa vụ do các bên tự nguyện gánh vác với mục đích đạt đƣợc lợi ích nhất định. Mặt khác, sự thống nhất ý chí phải dựa trên cơ sở sự tự nguyện của mỗi chủ thể. Thiếu sự tự nguyện, hợp đồng hoàn toàn không có hiệu lực. Hợp đồng bằng văn bản là phƣơng thức thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên ra bên ngoài một cách rõ ràng và cụ thể. Bởi vậy, nó cũng là hình thức hợp đồng có giá trị chứng minh cao nhất so với hợp đồng bằng lời nói hay bằng hành vi. Mặt khác, đối với nội dung hợp đồng, từng bên phải chịu trách nhiệm một cách độc lập trong phạm vi cam kết của mình. Tính xác thực của hợp đồng đƣợc chứng nhận bởi cơ quan công chứng, chứng thực chỉ có thể giới hạn trong phạm vi đánh giá sự thể hiện ý chí của các bên biểu hiện qua việc xác nhận chữ ký của từng bên trong văn bản (ngƣời ký vào hợp đồng đích thực có phải là các bên tham gia giao kết hợp đồng hay không, chữ ký do chính các bên trực tiếp ký, các chủ thể ký kết hợp đồng trong tình trạng đầy đủ năng lực hành vi). Điều này hoàn toàn không đóng vai trò quyết định hiệu lực của bản hợp đồng, càng không có giá trị quyết định đến khả năng thể hiện ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Cho dù một bản hợp đồng không đƣợc công chứng, chứng thực nhƣng đƣợc lập một cách rõ ràng, cụ thể bằng văn bản, trong đó ý chí của các bên đƣợc thể hiện đầy đủ thì nó vẫn có giá trị chứng minh cho sự tồn

tại của một hợp đồng.

Đăng ký hợp đồng là việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ghi nhận lại những gì các bên đã thống nhất trong hợp đồng. Dạng hợp đồng điển hình mà pháp luật quy định các bên phải đăng ký là hợp đồng chuyển giao công nghệ và hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tại điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ. Thủ tục đăng ký đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ vẫn đƣợc tiếp tục quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, dạng hợp đồng phải đăng ký theo luật này chỉ còn áp dụng đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc nhóm công nghệ hạn chế chuyển giao (danh mục nhóm các công nghệ này sẽ đƣợc Chính phủ quy định cụ thể). Ý nghĩa của quy định thủ tục đăng ký hợp đồng trƣớc hết là nhằm cung cấp thông tin cho bên thứ ba, sau đó là nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý nhà nƣớc trong một số lĩnh vực cụ thể. Đối với dạng hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, việc một bên biết đƣợc các thông tin về hợp đồng này qua hệ thống đăng ký sẽ giúp họ (bên thứ ba) có đƣợc cơ hội tiếp cận các đối tƣợng sở hữu công nghiệp hay đàm phán với chủ sở hữu để đƣợc sử dụng các đối tƣợng này. Đồng thời, nguồn dữ liệu đăng ký hợp đồng cũng là kho thông tin giúp bên thứ ba tra cứu và đánh giá mức độ khai thác, sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp, điển hình là sáng chế, tìm kiếm cơ hội xin sử dụng theo hình thức li-xăng bắt buộc. Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ, tuy pháp luật có thu hẹp lại các dạng hợp đồng này phải đăng ký nhƣng việc đăng ký này vẫn mang ý nghĩa nhất định trong công tác hoạch định chính sách quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này. Khi trình độ công nghệ ở nƣớc ta đang ở mức thấp thì vai trò quản lý, điều tiết của nhà nƣớc (ở tầm vĩ mô) đối với việc nhập khẩu công nghệ, phổ biến công nghệ vẫn cần đƣợc đặt ra.

nào thì bản chất cũng mang ý nghĩa khác, không liên quan đến “hiệu lực” của hợp đồng. Nếu gắn “hiệu lực hợp đồng” với thủ tục đăng ký hợp đồng để định rằng: hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi đƣợc đăng ký thì rõ ràng mang tính khiên cƣỡng. Sử dụng một quy định mang nặng tính quản lý hành chính nhà nƣớc cho giao dịch dân sự là không phù hợp và không đảm bảo đƣợc nguyên tắc tự do hợp đồng và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể dân sự.

Một phần của tài liệu Hình thức của hợp đồng - một số vấn đề và những kiến nghị, phương hướng hoàn thiện (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)