Thực hiện từ tháng 1-2006 đến tháng 6-2006 tại 24 quận huyện trong TP Hồ Chí Minh, chi tiết xin xem thêm trong bản báo cáo riêng: Phụ bản 4.
- Nhóm thực hiện gồm BS cố vấn (PGS TS Lê Hoàng Ninh, GĐ viện VSDT), các BS và NV lo về tổ chức (BS Hòa, các SV khoa y TT ĐT & BD CBYT TP HCM, các BS và NV phòng y tế quận huyện và phường xã), các BS khám lâm sàng (BS khoa Lồng ngực - mạch máu BV Bình Dân, BS Bộ môn Ngoại TQ và SV khoa Y TT ĐT & BD CBYT TP HCM), BS chẩn đoán hình ảnh (BS TT CĐ
MEDIC TP HCM, BS khoa chẩn đoán hình ảnh BV Bình Dân), Chỉ đạo thực hiện và giám sát PGS Văn Tần (BV Bình Dân), BS Phan Thanh Hải (TT CĐ
Medic).
- Thực hiện điều tra: 32 lần đi điều tra, mỗi lần đi có 30 người (2 xe 15 chỗ
ngồi). Toàn nhóm điều tra đến trụ sở y tế quận huyện rồi CB Y tế sở tại hướng dẫn về phường xã đến tổ dân phố hay ấp đã chọn ngẫu nhiên từ trước. Sáng điều tra 1 cụm ở 1 ấp hay khu phố gần quận huyện, chiều điều tra 1 ấp hay khu phố
xa. Mỗi cụm điều tra > 100 người. Vấn đề cần điều tra: 1. ĐK ĐMC bụng dưới thận;
2. Tỷ lệ người bị phình ĐMC dưới ĐM thận.
Dựa theo định nghĩa ĐK ĐMC > 1.5 ĐK bình thường là phình (giả dụĐK ĐMC dưới ĐM thận ở nam là 18mm, ở nữ là 16mm; như vậy ở nam, ĐK ĐMC > 27mm và ở nữ, ĐK ĐMC > 24mm là phình.
Số người > 50 tuổi được điều tra: 4807, trong đó nam là 2552 (53.1%), nữ là 2255 (46.9%). Tuổi trung bình: 62. Kết quả cho thấy:
- ĐK ĐMC ĐMC bụng dưới ĐM thận trung bình trong nhóm người được điều tra là: 15.30mm. Độ lệch chuẩn 2.925, nam lớn hơn nữ 1.07mm (p < 0.001). Các yếu tố liên quan đến ĐK ĐMC bụng dưới ĐM thận là ĐK tăng theo tuổi (p < 0.05) và tăng theo BMI (p < 0,02).
- Tần suất bệnh phình ĐMC bụng dưới ĐM thận ở người > 50 tuổi trong nhóm người được điều tra là 0.85%, trong đó nam là 1.33% và nữ là 0.31%.
Các yếu tố liên quan làm cho phình ĐMC dưới thận tăng cao có ý nghĩa trong nhóm người được điều tra là nam, tuổi > 60, hút thuốc lá, HA cao, COPD, xơ
Bàn luận:
- Số người được điều tra gấp đôi số người dự kiến (2400). Điều tra được hướng dẫn đúng phương pháp. Tỷ lệ nam nữ 53/46, độ chênh của tỷ lệ nam/nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).
- So với các điều tra cơ bản trước đây tại TP HCM và trên thế giới, ĐK ngang trung bình ĐMC dưới ĐM thận (15.83mm: nam + 1.07 = 17mm, nữ - 1.07 = 15mm), nhỏ hơn ĐK ngang trung bình ĐMC dưới ĐM thận 1mm (nam 18mm, nữ 16mm) mà TS Cao Văn Thịnh [10], đã điều tra trước đây ở những BN đến khám và điều trị tại BV Bình Dân (2000-2001). Các trị sốđiều tra của chúng tôi tương đương với đường kính ĐMC bụng dưới ĐM thận ở người Ấn [33] và nhỏ
hơn ở người phương Tây 3mm, (nam 20mm, nữ 18mm) [31]
- Tỷ lệ phình ĐMC dưới ĐM thận của nhóm người > 50 tuổi được điều tra tại TP Hồ Chí Minh là 0.85% (nam 1.33, nữ 0.31), thấp hơn phình ĐMC dưới ĐM thận của người phương Tây là 2% (nam 2.6, nữ 1.0) [7][11][37]
Theo định luật Poiseuille, khi ĐK túi phình > 2.5 ĐK bình thường thì túi phình có thể vỡ nên cần điều chỉnh ngưỡng ĐK túi phình phải mổở người Việt Nam là 15mm x 2.5 = 37.5mm ở nữ và 17 x 2,5 = 42.5 mm ở nam.
Trong phương pháp nghiên cứu, vì chưa có sốđo chính xác, chúng tôi chỉ định mổ cho những túi phình có ĐK ngang > 45mm ở nam và > 40mm ở nữ là hợp lý, do đo trên SA có sai số 3mm.