thành do nhiễm trùng thành mạch, chỗ vỡ nhỏ và máu chảy từ từ nên các mô chung quanh bao lại nhờ phản ứng viêm .
- Xử trí ở phòng cấp cứu: Là một cấp cứu nặng, BN phải được chẩn đoán, phải cần hồi sức tích cực bằng máu tươi, các yếu tốđông máu và phải mổ cấp cứu để
cầm máu ngay lập tức. Những yếu tố tăng nguy cơ TV là BN có bệnh tim, HA thấp lúc nhập viện, bệnh phổi mạn tính, suy thận, tiểu đường, kíp mổ thiếu kinh nghiệm.
Thời gian cần thiết để chẩn đoán tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Khi BN bị sốc với một khối u bụng đập theo nhịp tim xóa đi trong lúc bụng căng dần và đã biết có phình ĐMC bụng từ trước thì không cần phải làm thêm bất kỳ một xét nghiệm nào khác, BN phải được đưa ngay vào phòng mổđể vừa hồi sức vừa mở
bụng để cầm máu. Nếu BN bị sốc và chẩn đoán chưa rõ ràng thì nên SA bụng ngay tại khoa cấp cứu hay tại phòng mổ. BN béo phì có dấu hiệu sinh tồn bình thường, đau bụng, đau lưng hay hông lưng nhiều thì phải chụp CT scan cấp cứu.
Xử trí ở phòng mổ: Kíp mổ rửa tay, y cụ rửa thành bụng và sát trùng, trước khi gây mê. HA có thể xuống thấp sau gây mê do tác dụng của các thuốc dãn mạch nên cần cho máu và dịch truyền chảy nhanh qua 2 đường truyền. BS gây mê có thể luồn catheter có bóng qua ĐM quay vào ĐMC ngực xuống, khi bóng qua lỗ
cơ hoành thì bơm bóng căng và kép lên. Mổ bụng rộng qua phúc mạc, nếu có máu tự do trong ổ phúc mạc và tụ máu lớn sau phúc mạc, cần nhanh chóng đè, ép ĐMC trên ĐM thân tạng, ngay dưới cơ hoành, vào cột sống (H.32) hay dùng Foley 28 luồn qua chỗ vỡ túi phình đẩy lên trên lỗ cơ hoành, bơm bóng căng và kéo xuống (H.33, 34). Bằng những cách này, bác sĩ gây mê sẽ hồi sức BN tốt hơn. Mở nhỏ khối máu tụ sau phúc mạc ngay bên ngoài góc Treitz, dùng ngón tay bóc tách cẩn thận vào mặt sau ĐMC, ngay dưới tĩnh mạch thận trái rồi kẹp.