Đánh giá công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu chi ngân sách Nhà nước tại chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn hiện nay (Trang 65)

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, các cấp ngân sách nói chung, cấp xã nói riêng triển khai thực hiện lập, chấp hành và quyết toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN. Đồng thời cùng với việc Quốc hội ban hành Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu… đã có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý tài chính - ngân sách. Hệ thống văn bản được ban hành thời gian qua đã xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác quản lý tài chính - ngân sách cấp xã, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả mọi khoản thu, chi và các khoản huy động, đóng góp của nhân dân, tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp; nâng cao vai trò và vị trí của công tác quản lý tài chính - ngân sách cấp xã.

Đồng thời, việc phát huy vai trò giám sát của HĐND các cấp, thực hiện công tác quản lý, điều hành sát sao của các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực tài chính - ngân sách đã giúp cho công tác quản lý NS xã có nhiều chuyển biến tích cực: kỷ luật tài chính được tăng cường, sự công khai, minh bạch và phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, điều hành NS cùng với việc thực hiện những chế tài nghiêm minh, đã góp phần làm lành mạnh hoạt động tài chính cấp cơ sở, làm gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và góp phần ổn định an ninh - trật tự ở địa phương. Là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách nhà nước, trong những năm qua NS xã đã phát huy nhiều ưu điểm và đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi phục vụ cho cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh và của từng huyện, từng xã.

- Luật ngân sách quy định HĐND tỉnh quyết định nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương đã là cơ sở cho các cấp chính quyền nói chung, chính quyền cấp xã nói riêng chủ động nguồn tài chính, tích cực khai thác nguồn thu, chủ động trong chi tiêu để đáp ứng cho nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn. Nhiều xã đã đạt chuẩn nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới như xã Tân Hội –huyện Đức Trọng, xã Tân Châu – huyện Di Linh, xã Lạc Lâm huyện Đơn Dương, xã Lộc An – huyện Bảo Lâm...

- Công tác quản lý NS xã ngày càng được củng cố và chặt chẽ hơn; Dự toán thu, chi NS xã đã bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Mọi khoản thu, chi NS xã được tính toán phân bổ theo mục lục NSNN và được tập trung phản ánh qua KBNN đã tạo cơ sở thuận lợi hơn cho công tác điều hành NS xã của chính quyền cơ sở và công tác kiểm soát thu, chi NS xã của KBNN, từ đó góp phần hạn chế và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực, tạo ra tư duy và cách làm mới mang tính khoa học hơn cho những người quản lý và thực hiện công tác ngân sách và tài chính xã.

- Các cơ quan quản lý nhà nước như: Tài chính, Thuế, KBNN các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát qúa trình lập, chấp hành và quyết toán thu chi NS xã. Các khoản thu chi NS xã được thực hiện, điều hành, quản lý theo dự toán, được kiểm tra, kiểm soát theo các quy định, tiêu chuẩn, định mức nên đảm bảo chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn.

- Chính quyền xã đã nhận thức được đầy đủ về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý, điều hành NS xã như một cấp NS hoàn chỉnh theo luật NSNN. Từ đó, chủ động trong việc quản lý, điều hành NS một cách có hiệu quả hơn.

kế toán NS xã mới giúp cho công tác kế toán NS xã ngày càng hoàn thiện và đi vào chuẩn mực, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán từng bước được thống nhất và chuẩn hoá từ khâu ghi chép, cập nhật phản ánh vào sổ sách đến khi thể hiện trên các biểu mẫu và báo cáo tài chính, kế toán. Đồng thời việc tin học hóa thông qua phần mềm kế toán KTXA của Cục Thống kê- Tin học thuộc Bộ Tài chính đã giúp cho công tác kế toán được thực hiện theo phương thức khoa học, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mặt khác, điều này còn có tác động buộc đội ngũ kế toán ngân sách và tài chính xã phải kịp thời nắm bắt, nâng cao trình độ tin học để đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Công tác thanh tra, kiểm tra NS xã ngày càng được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Toàn bộ các xã đã thành lập Ban thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng để thực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền cấp xã, trong đó việc kiểm tra giám sát các khoản thu chi NS xã, hoạt động đầu tư các công trình thuộc xã là nội dung quan trọng. Đồng thời công tác kiểm tra, thanh tra còn được các cơ quan chuyên môn như Phòng Tài chính Kế hoạch, Sở Tài chính, cơ quan Thanh tra nhà nước, Kiểm toán nhà nước tiến hành theo định kỳ hoặc đột xuất. Qua đó đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm chế độ, chính sách tài chính, tiêu cực trong thực hiện đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn xã; thu chi để ngoài sổ sách kế toán, hạch toán chứng từ khống để tham công quỹ, tiền đóng góp của nhân dân ...

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý NS xã trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế cơ bản như sau:

2.3.2.1 - Về phân cấp ngân sách: Việc phân cấp nguồn thu cho xã, thị

sách trên địa bàn; theo phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia các nguồn thu quy định của Luật NSNN đã tạo một khoảng cách khá xa trong việc hình thành nguồn thu để chủ động bố trí chi theo phân cấp hiện hành giữa xã và thị trấn, đồng thời ảnh hưởng đến ngân sách của cấp huyện.

Nguồn thu NS xã hưởng 100% phải là nguồn thu quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất nhằm đảm bảo được phần lớn nhu cầu chi thường xuyên. Tuy nhiên thực tế thu NS xã lại phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; nguồn thu bổ sung lại được xác định trên cơ sở chênh lệch thu, chi NS xã nên đã gây ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào ngân sách cấp trên, hiện tượng hạ thấp dự toán thu, nâng cao dự toán chi và tình trạng “trả giá” trong thảo luận dự toán ngân sách vẫn diễn ra phổ biến.

2.3.2.2 - Về tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách xã: Theo quy định

của Luật ngân sách, có 5 khoản thu ngân sách các xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%, trong đó các khoản thu chủ yếu là thuế nhà đất, thuế môn bài (bậc 1-3), lệ phí trước bạ nhà đất lại tập trung ở các xã, thị trấn khu vực trung tâm (là địa bàn có nhiều nguồn thu) đã dẫn đến trường hợp một số xã, thị trấn thừa nguồn nhưng UBND huyện không thể điều chuyển cho các xã khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến cân đối ngân sách huyện và NS xã.

2.3.2.3 - Về định mức phân bổ chi ngân sách: Khi phân loại xã thành

3 nhóm để áp dụng định mức phân bổ ngân sách thì mới chỉ đáp ứng được các

nhu cầu chung nhất, nhưng chưa tính hết tính chất đặc thù một số vùng, địa

phương, do vậy phần nào còn mang tính cào bằng, chưa phù hợp với thực tế làm cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn cấp xã gặp khó khăn.

2.3.3.4 - Về lập và phân bổ dự toán: Dự toán thu, chi ngân sách hàng

năm của cấp xã còn mang tính áp đặt, mang tính hình thức. Theo quy trình lập và phân bổ dự toán hiện nay, sau khi HĐND huyện phê duyệt dự toán NS

huyện và giao chỉ tiêu thu, chi ngân sách cho xã thì UBND xã mới xây dựng dự toán thu chi NS xã chi tiết theo từng nội dung, từng lĩnh vực để trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn. Như vậy, HĐND cấp xã chưa có thể phát huy hết vai trò là cơ quan quyết định và giám sát hoạt động của NS xã, việc quyết định dự toán và phân bổ NS xã của HĐND chỉ mang tính hình thức. Mặt khác do phải qua nhiều bước và nặng về thủ tục hành chính nên quy trình lập và phân bổ dự toán thu chi ngân sách xã hiện nay chậm, dự toán lập với chất lượng không cao nên trong năm phải điều chỉnh, bổ sung dự toán chi nhiều lần. Điều này đã gây khó khăn cho việc quản lý điều hành ngân sách của UBND xã, ảnh hưởng đến việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo dự toán của KBNN đối với NS xã và việc giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân xã.

2.3.3.5 - Về quản lý điều hành ngân sách: Chủ tịch UBND xã là chủ

tài khoản ngân sách giữ vai trò rất quan trọng trong việc quản lý điều hành thu chi NS xã, đòi hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên do đây là chức danh bầu cử nên sau mỗi nhiệm kỳ HĐND, UBND thường có sự thay đổi chức danh này nên việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính gần như phải bắt đầu lại từ đầu. Mặt khác sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của chủ tài khoản ngân sách giữa các vùng cũng gây ra những khó khăn trở ngại không nhỏ cho các cơ quan quản lý cấp trên trong việc chỉ đạo, hướng dẫn quản lý điều hành NS xã, đồng thời do trình độ hạn chế sẽ dễ dẫn đến những sai phạm trong quá trình thực hiện.

- Tình trạng vi phạm các quy định về quản lý tài chính ngân sách còn diễn ra ở những mức độ khác nhau; nhiều xã, thôn chưa thực hiện công khai, dân chủ trong hoạt động tài chính, ngân sách gây dư luận xấu trong nhân dân và ảnh hưởng đến lòng tin của dân vào chính quyền địa phương; có nơi để

xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp.

2.3.3.6 - Về báo cáo quyết toán: Khi tin học hóa công tác kế toán NS

xã, báo cáo quyết toán NS xã được thực hiện thống nhất bằng phần mềm kế toán của Bộ Tài chính, tuy nhiên các dữ liệu của phần mềm này lại chưa tương thích với phần mềm của cơ quan tài chính cấp trên, do vậy chưa tích hợp được vào báo cáo quyết toán thu chi ngân sách địa phương cấp huyện, mặt khác các chỉ tiêu thể hiện trong báo cáo quyết toán của phần mềm cũng không phù hợp các chỉ tiêu theo báo cáo quyết toán của KBNN, do vậy quá trình đối chiếu, xác nhận báo cáo quyết toán NS xã trước khi trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng bị ảnh hưởng.

2.3.3.7 - Về vai trò kiểm soát của KBNN: KBNN thể hiện vai trò kiểm

soát NS xã chủ yếu thông qua dự toán đã được phê duyệt và trên cơ sở chứng từ thanh toán do xã lập. Qua công tác kiểm soát, nhiều khoản chi của NS xã bị từ chối thanh toán do thanh toán vượt dự toán được duyệt, không đúng mục lục NSNN, chứng từ không hợp lệ, thiếu hồ sơ chứng từ… đã góp phần tăng cường nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại xã nhằm dần đưa công tác quản lý chi NS xã đi vào ổn định. Đối với UBND xã, những khoản chi nào KBNN cho thanh toán thì được xem là đã thực hiện đúng nguyên tắc chế độ. Tuy nhiên do khối lượng chứng từ thanh toán một kế toán Kho bạc phải kiểm tra, xử lý, nhập liệu hàng ngày là rất lớn, vì vậy KBNN chủ yếu chỉ mới dừng ở mức kiểm soát khoản chi có trong dự toán được duyệt và có chứng từ được chuẩn chi kèm theo hay không, còn khoản chi đó thực tế có đảm bảo đúng tiêu chuẩn định mức, có hợp lý, chi đúng nhiệm vụ, đúng phân cấp hay không thì chưa kiểm soát hết được. Thực tế có nhiều khoản chi có đầy đủ chứng từ đã được KBNN chấp nhận thanh toán nhưng sau này khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán mới phát hiện ra sai phạm dẫn đến bị xuất toán, thu hồi. Chính việc quá đề cao vai trò kiểm soát của KBNN và xem nhẹ vai trò kiểm tra của cơ

quan tài chính và công tác tự kiểm soát của UBND xã đã tạo sự chủ quan trong điều hành chi NS xã, dẫn đến những sai sót hoặc vi phạm chế độ, chính sách tài chính.

2.3.3.8 - Về đội ngũ cán bộ kế toán cấp xã: Trình độ nghiệp vụ của

cán bộ tài chính và kế toán xã chưa thực sự nâng cao để tương xứng, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Việc tin học hóa công tác kế toán tuy mang lại những kết quả nhất định nhưng mặt khác lại làm cho kế toán chủ quan và thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm không cao, không nắm chắc số liệu. Kế toán mới chỉ dừng ở việc thực hiện cập nhật số liệu, in sổ sách và chạy các báo cáo kế toán mà chưa biết phân tích số liệu kế toán để tham mưu cho chủ tịch UBND xã đưa ra các quyết định trong quản lý điều hành ngân sách cho kịp thời, chính xác và hiệu quả.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý ngân sách xã.

2.3.3.1. Những nguyên nhân khách quan

a- Do tính chất lồng ghép của hệ thống NSNN hiện hành: Hệ thống

Ngân sách nhà nước hiện nay còn mang tính lồng ghép: ngân ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của cấp tỉnh và ngân sách của các huyện; ngân sách huyện bao gồm ngân sách của cấp huyện và ngân sách của các xã. Do tính lồng ghép nên thực tế còn có sự trùng lặp về thẩm quyền, do vậy dẫn đến sự hạn chế tính độc lập và quyền hạn của các cấp ngân sách; Vì nếu tuân thủ phương án phân bổ của ngân sách cấp trên thì việc quyết định dự toán của HĐND cấp dưới chỉ là sự phân bổ lại và mang tính hình thức, ngược lại nếu không tuân thủ thì dẫn đến quyết định dự toán của Quốc hội hoặc HĐND cấp trên không được cấp dưới tuân theo. Điều này đã ảnh hưởng đến quá trình cân

đối ngân sách các cấp ngân sách nói chung và NS xã nói riêng.

NSNN đang thực hiện theo chiều từ dưới lên và giao ngân sách thì theo chiều ngược lại. Với quy trình lập dự toán như trên làm cho các địa phương bị động trong việc đảm bảo về mặt thời gian theo đúng Luật Ngân sách khi tiến hành xây dựng, giao dự toán ngân sách hàng năm. Thời gian lập dự toán dài thì thời gian thẩm định dự toán ngân sách bị rút ngắn lại. Điều này đã làm tăng sức ép về tiến độ đối với các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước và dẫn đến những sai sót trong việc giao, phân bổ dự toán.

b- Nội dung phân cấp chưa sát tình hình thực tế tại các xã, thị trấn

+Về thu ngân sách xã: Thông tư 59/2003/TT-BTC quy định ngân sách

xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu chi ngân sách Nhà nước tại chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn hiện nay (Trang 65)