2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.774 km2, chiếm gần 3% diện tích tự nhiên của cả nước; địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời có những thung lũng nhỏ bằng phẳng tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, động thực vật ...
Toàn tỉnh có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, diện tích sản xuất rau, hoa khoảng 23.783 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà; Chè, cà phê, rau, hoa Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại có giá trị phẩm cấp cao. [10]
2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng
2.1.2.1- Về kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) tăng bình quân hàng năm 13,5%. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách Nhà nước bình quân đạt 15,4%, thu ngân sách năm sau đều tăng khá so với năm trước, đã cơ bản đáp ứng được các nhu cầu chi thiết yếu của địa phương. Cơ cấu kinh tế bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2007 tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ là 42,8 % thì đến năm 2011 tăng lên 53,6% [10]. Tuy nhiên với tỷ trọng ngành nông
nghiệp chiếm 46,4% cho thấy nền kinh tế Lâm Đồng vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu . Lĩnh vực công nghiệp từng bước được củng cố, nhưng hầu hết các doanh nghiệp thuộc quy mô vừa và nhỏ. Trong những năm qua, trong điều kiện lạm phát đang tăng cao, diễn biến xấu và tác động mạnh của kinh tế thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn do vốn ít và tiếp cận vốn tín dụng khó, lạm phát tăng làm nguyên liệu, vận tải dịch vụ đều tăng nhanh dẫn đến chi phí tăng, giá thành tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm. Bên cạnh đó còn có khó khăn về năng lực quản lý, điều hành của Doanh nghiệp khi chưa theo kịp kinh tế thị trường, sản phẩm sản xuất còn nhỏ lẻ, giá thành cao, chất lượng thấp và chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường nên gặp bế tắc trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
2.1.2.2 -Về hành chính, xã hội
Lâm Đồng có 148 xã, phường, thị trấn thuộc 2 thành phố là Đà Lạt, Bảo Lộc và 10 huyện; trong đó 100 xã có đồng bào dân tộc ít người sinh sống (21 xã có trên 60% là đồng bào dân tộc ít người). Dân số Lâm Đồng gồm nhiều dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm khoản 19% (chủ yếu là người Mạ, Cơ Ho, MNông, Chu Ru, Rắc Lây...), người kinh chiếm đa số khoảng 81%. Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2011 là 1.218,8 ngàn người. Mật độ dân số bình quân là 125 người/km2, tuy nhiên sự phân bố thực tế giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể (Ở thành phố Bảo Lộc là 125 người/km2 trong khi ở huyện Lạc Dương chỉ có 16 người/km2), điều này tạo nên sự khác biệt lớn về kinh tế, xã hội. Lực lượng lao động của tỉnh hiện có trên 665 ngàn người, chủ yếu là lao động nông nghiệp (chiếm 66,4%). Chất lượng lao động không đồng đều giữa các vùng. Lao động kỹ thuật và có trình độ cao mới chiếm khoảng 15% tổng số lao động. [10]
Quá trình phát triển KT-XH của Lâm Đồng còn gặp nhiều khó khăn là: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương; cơ cấu nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chưa phát huy tốt lợi thế so sánh trong từng ngành, từng địa bàn. Nền kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững, thu không đủ chi.
- Sản xuất nông nghiệp hầu hết còn ở quy mô nhỏ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chưa phát triển toàn diện và còn mang tính tự phát; hiệu quả sản xuất kinh doanh từ nghề rừng thấp.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ; chủ yếu là sơ chế nông sản, thiết bị và công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế, chất lượng sản phẩm thấp nên khó cạnh tranh trên thị trường.
- Du lịch là thế mạnh nhưng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, nguồn lực đầu tư cho du lịch hạn hẹp. Mạng lưới thương mại chưa mở rộng đến vùng sâu, vùng xa; việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hóa có lợi thế so sánh của tỉnh còn nhiều hạn chế.
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 2.2.1. Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý NS xã 2.2.1. Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý NS xã
Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý NS xã được thực hiện trên cơ sở các chính sách chế độ về NS xã và thông qua các công cụ quản lý NS xã.
2.2.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã
-Tổ chức bộ máy quản lý NS xã được thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 115/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 28/11/2003 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND các cấp; Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính. Tại Lâm Đồng bộ máy quản lý NS xã được tổ
chức như sau: Tại Sở Tài chính có bộ phận quản lý NS xã thuộc phòng Ngân sách, ở phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện có tổ chuyên quản NS xã, ở cấp xã có Ban Tài chính thuộc UBND cấp xã.
- Về bộ máy tài chính kế toán cấp xã: Thông tư 60/2003/TT-BTC quy định bộ phận quản lý NS xã là Ban Tài chính cấp xã; trong đó Trưởng ban Tài chính cấp xã là uỷ viên UBND cấp xã phụ trách công tác tài chính, có nhiệm vụ giúp Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện công tác quản lý NS xã và các hoạt động tài chính khác ở xã. Tuy nhiên theo Nghị định số 192/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì trong các chức danh quy định không có chức danh Trưởng ban Tài chính xã. Do vậy không được xếp vào thang bảng lương và hưởng các chế độ như cán bộ, công chức cấp xã. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức bộ máy tài chính ngân sách tại xã, tuy nhiên đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, điều chỉnh.
Về trình độ của cán bộ làm công tác tài chính cấp xã: Hiện nay đang có sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của chủ tài khoản ngân sách, kế toán ngân sách giữa các vùng
Biểu đồ cho thấy nếu tại Đà Lạt chủ tài khoản ngân sách đã tốt nghiệp trung học phổ thông với tỷ lệ là 100% thì tại huyện Đạ Huoai tỷ lệ này giảm
Biểu đồ 2.1 - Trình độ học vấn của chủ tài khoản ngân sách
xuống 88% và tại huyện Lạc Dương thì chỉ còn 33%. Với trình độ văn hóa chưa tốt nghiệp trung học phổ thông thì không đủ điều kiện để đi đào tạo tại các trường từ trung cấp trở lên, mặt khác do trình độ văn hóa hạn chế nên việc việc bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành cho chủ tài khoản cũng gặp khó khăn và hiệu quả không cao.
Biểu đồ số 2.2- Trình độ chuyên môn của kế toán ngân sách xã
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng
Biểu đồ cho thấy nếu tại Đà Lạt số kế toán ngân sách đã tốt nghiệp đại học chiếm tỷ lệ là 60% thì tại huyện Đạ Huoai tỷ lệ này giảm xuống 33% và tại huyện Lạc Dương chỉ còn 17%. Sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của chủ tài khoản ngân sách, kế toán ngân sách đã tạo ra sự khác biệt về hiệu quả quản lý điều hành NS xã tại mỗi địa phương. Thực tế cho thấy những hạn chế sai phạm trong quản lý điều hành ngân sách thường xảy ra tại những xã mà trình độ của chủ tài khoản, kế toán còn hạn chế.
2.2.1.2. Về cơ chế quản lý NS xã
a. Các chính sách chế độ:
Tại Lâm Đồng, cơ chế quản lý thu chi NS xã được thực hiện trên cơ sở Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách, các Luật
và văn bản pháp quy khác có liên quan của Trung ương và địa phương. Cơ chế quản lý thu chi NS xã được thực hiện theo Thông tư số 60/2003/TT-BTC; chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã thực hiện theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC và Thông tư số 146/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính; chế độ chính sách đối với cán bộ xã theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP; cơ chế phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân sách địa phương theo các Nghị quyết số 57/2006/NQ-HĐND và 157/2010/NQ-HĐND, định mức phân bổ dự toán chi ngân sách theo Nghị quyết 58/2006/NQ-HĐND và Nghị quyết 156/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng; các nội dung cụ thể khác về NS xã theo các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn của trung ương và của HĐND, UBND tỉnh.
b. Các công cụ quản lý ngân sách xã:
+ Đối với cơ chế tự kiểm tra: Được thực hiện qua công tác tự kiểm tra của UBND xã, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã, Ban giám sát cộng đồng và Ban Thanh tra nhân dân xã. Hoạt động này giúp cho UBND xã kịp thời phát hiện sớm những sai sót trong quản lý điều hành NS xã để kịp thời điều chỉnh, có biện pháp khắc phục.
Tuy nhiên, việc tự kiểm tra của UBND xã chưa được thực hiện thường xuyên và toàn diện, chủ yếu do Ban Thanh tra nhân dân kiểm tra việc sử dụng kinh phí của các ban ngành đoàn thể trong xã, không kiểm tra toàn diện các nội dung thu chi ngân sách và hoạt động tài chính của xã. Ban giám sát cộng đồng chỉ thực hiện giám sát các công trình nhà nước và nhân dân cùng làm ở giác độ nhỏ lẻ, các phần việc đơn giản dễ nhận biết, chưa giám sát được cả quy trình xây dựng cơ bản từ khi bắt đầu lập hồ sơ đến khi hoàn thành công trình, nghiệm thu đưa vào sử dụng.
+ Đối với cơ chế kiểm tra, thanh tra: Do cơ quan tài chính cấp trên là Phòng Tài chính Kế hoạch trực tiếp thực hiện kiểm tra thường xuyên theo định
kỳ và kiểm tra đột xuất, bên cạnh đó còn có các cuộc kiểm tra của thanh tra Sở Tài chính, thanh tra nhà nước cấp huyện, cấp tỉnh và Kiểm toán nhà nước. Trong những năm qua, hoạt động kiểm tra, thanh tra đã giúp kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, từ đó nâng cao vai trò trách nhiệm của UBND xã, giúp cho công tác quản lý thu chi NS xã dần đi vào nề nếp, thực hiện đúng chính sách chế độ và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN tại xã. Tuy nhiên việc kiểm tra, thanh tra thường tập trung vào các địa bàn có quy mô thu chi ngân sách lớn ở khu vực trung tâm huyện, tần suất được kiểm tra thanh tra trong một năm cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của UBND cấp xã. Riêng các xã có quy mô thu chi ngân sách nhỏ, các xã vùng sâu vùng xa thì ít được kiểm tra thanh tra, do vậy dễ dẫn đến những sai sót kéo dài không được kịp thời phát hiện và hướng dẫn khắc phục.
2.2.2. Quản lý khai thác nguồn thu ngân sách xã
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi có nguồn thu hạn hẹp chưa tự cân đối được ngân sách, hàng năm còn phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương gần 34% trên tổng chi NSĐP. Lâm Đồng hiện có 12 huyện, thành phố nhưng trong đó chỉ có 3 đơn vị tự cân đối được ngân sách từ nguồn thu trên địa bàn, còn lại 9 đơn vị phải nhận trợ cấp từ ngân sách tỉnh. Trong 148 xã, phường, thị trấn của tỉnh thì chỉ có 17 đơn vị tự cân đối được ngân sách, các đơn vị này chủ yếu là các phường, thị trấn khu vực trung tâm của các huyện, thành phố, số đơn vị còn lại hàng năm đều phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp huyện, thành phố.
Thực trạng quản lý thu NS xã tại tỉnh Lâm Đồng trong thời gian từ năm 2007 đến nay như sau:
Bảng 2.1 – Thu ngân sách xã giai đoạn 2007-2011 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Thu NS xã 2007 Thu NS xã 2008 Thu NS xã 2009 Thu NS xã 2010 Thu NS xã 2011 2011 so 2007 (lần) TỔNG SỐ THU 213.000 261.560 284.610 345.390 534.450 2,51
A THU CÂN ĐỐI NS 193.830 225.140 256.340 313.240 477.323 2,46
1 Các khoản thu hưởng
100% và hưởng theo tỷ lệ 47.920 60.880 45.950 48.220 61.771 1,29
Trong đó:
- Thu hưởng 100% 11.243 11.533 15.438 16.462 19.297 1,72
- Thu hưởng theo tỷ lệ 36.677 49.347 30.512 31.758 42.474 1,16
2
Thu kết dư ngân sách năm
trước 15.740 22.360 24.850 22.280 25.271 1,61
3 Thu chuyển nguồn từ NS
năm trước chuyển sang 950 3.250 4.700 1.970 5.681 5,98 4 Thu bổ sung từ ngân sách
cấp trên 129.240 138.650 180.840 240.770 384.600 2,98
- Thu bổ sung cân đối 112.520 115.400 126.300 124.740 235.728 2,09
- Bổ sung có mục tiêu 16.720 23.250 54.540 116.030 148.872 8,90
B
THU QUẢN LÝ QUA
QUỸ NGÂN SÁCH 16.450 32.280 23.970 25.980 48.960 2,98 1 Các khoản thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng 14.250 30.720 23.530 24.410 39.948 2,80 2 Nguồn thu phí, lệ phí và
thu khác được để lại 610 1.240 0 0 14.942 24,50
3
Thu huy động đóng góp
khác 1.580 320 450 1.580 8.998 5,69
C THU CHƯA ĐƯA VÀO
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 2.720 4.140 4.290 6.160 8.167 3,00 1 Thu phạt vi phạm an toàn
giao thông 2.720 4.140 4.290 6.160 8.167 3,00
(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu ngân sách 2007-2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Số liệu qua biểu đồ cho thấy quy mô thu NS xã ngày càng tăng, từ năm 2007 đến năm 2011 tổng thu NS xã đã tăng 2,5 lần. Trong đó các khoản thu NS xã hưởng 100% tăng 1,72 lần; các khoản thu điều tiết tăng 1,16 lần; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên tăng 2,09 lần, riêng thu chuyển nguồn tăng đến
5,98 lần và đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Các khoản thu quản lý qua ngân sách và thu chưa đưa vào cân đối ngân sách tăng xấp xỉ 3 lần.
Trong giai đoạn 2007-2010, mức thu ngân sách bình quân một xã khoảng 1.894 triệu đồng/năm.Trong giai đoạn 2011-2015, năm đầu giai đoạn (năm 2011) mức thu ngân sách bình quân một xã khoảng 3.686 triệu đồng/năm. Nếu xét ở qui mô thu NS xã từng địa phương thì hiện nay xã có số thu cân đối cao nhất là Thị trấn Liên Nghĩa - Huyện Đức Trọng với số thu 7.038 triệu đồng, xã có số thu thấp nhất là Xã Đạ Pal - Huyện Đạ Tẻh với số thu là 109 triệu đồng (bằng 1,5% so với xã có số thu lớn nhất), điều này cho thấy sự cách biệt về quy mô thu giữa các xã là rất lớn.
2.2.2.2 - Tỷ trọng thu ngân sách xã
- Tỷ trọng thu NS xã trên tổng thu NSNN: Năm 2007 NS xã chiếm tỷ trọng 4,9 % trên tổng thu NSNN , năm 2011 NS xã chiếm tỷ trọng 5,2 % trên tổng thu NSNN.
-Cơ cấu tỷ trọng các khoản thu ngân sách xã : Bảng 2.2 – Tỷ trọng các khoản thu ngân sách xã