.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu chi ngân sách Nhà nước tại chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn hiện nay (Trang 89)

Thực tế hiện nay việc quản lý điều hành còn mang nặng yếu tố cảm tính, chủ yếu giải quyết công việc dựa trên những thông tin có sẵn như tình hình tồn quỹ ngân sách tại kho bạc, tồn quỹ tiền mặt tại xã, số bổ sung ngân sách còn được rút... Còn việc tổng hợp tất cả các thông tin cần thiết về tình hình tài chính ngân sách để trên cơ sở đó phân tích, dự báo và đưa ra các quyết định quản lý điều hành ngân sách cho phù hợp và hiệu quả thì còn rất hạn chế và ít địa phương làm được điều này. Để nâng cao kỹ năng này, có thể mở lớp đào tạo mời các giảng viên tài chính ngân sách có kinh nghiệm về truyền đạt kiến thức, có thể mời các chủ tịch những địa bàn làm tốt về nói chuyện, hoặc tổ chức tọa đàm giữa các địa phương để trao đổi học hỏi rút kinh nghiệm.

3.2.5 .Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân sách xã ngân sách xã

3.2.5.1 - Đối với Ban Thanh tra nhân dân cấp xã

Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của nhân dân trong việc lựa chọn những người xứng đáng, có năng lực bầu vào Ban Thanh tra nhân dân cấp xã; bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về công tác thanh tra để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ trên địa bàn xã. Để phát huy được vai trò này, các cơ quan chức năng như Phòng Tài chính Kế hoạch và Thanh tra nhà nước huyện cần hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, trong đó phải xác định cụ thể những nội dung: thanh tra đối tượng nào, nội dung gì; thạm vi và thời gian thanh tra; quá trình thanh tra cần phối kết hợp như thế nào; khi phát sinh các trường hợp khiếu nại, tố cáo thì quy trình giải quyết, xử lý như thế nào...

Bên cạnh đó cần tăng cường mối quan hệ phối hợp hoạt động của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc với UBND cấp xã nhằm tạo điều kiện cho Ban thanh tra

nhân dân cấp xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

3.2.5.2 - Đối với Ban Giám sát cộng đồng

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ giám sát cho các thành viên của Ban Giám sát cộng đồng để có đủ khả năng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát của cộng đồng. Đây cũng chính là việc thực hiện chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Do các thành viên Ban giám sát được bầu chọn chủ yếu từ cán bộ của xã và từ cộng đồng dân cư không có chuyên môn về lĩnh vực này, nên để thực hiện được vai trò giám sát phải được tập huấn về kỹ năng giám sát trên cơ sở những điều căn bản nhất, cụ thể nhất; hướng dẫn thực hiện giám sát đối tượng nào, giám sát những vấn đề gì và giám sát như thế nào... Thực tế Ban Giám sát cộng đồng có khả năng thực hiện giám sát những công trình có quy mô vốn không lớn, kỹ thuật đơn giản; giám sát những khâu có thể lượng hóa, kiểm tra về chất lượng số lượng như giám sát về vật tư, ngày công, giám sát khối lượng nghiệm thu thanh toán...

3.2.5.3 - Đối với HĐND cấp xã

Tăng cường giám sát tình hình phân bổ dự toán ngân sách, thực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách cấp xã hàng năm theo quy định của Luật NSNN. Hàng nămHội đồng nhân dân xã cần phải xây dựng kế hoạch giám sát về tài chính ngân sách xã, kế hoạch này cần phải cụ thể, xác định nội dung và phạm vi kiểm tra. Khi tiến hành có thể mời Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát cộng đồng phối hợp tham gia giám sát một số nội dung cụ thể.

Do các đại biểu hội HĐND xã chủ yếu là kiêm nhiệm và không có nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực tài chính ngân sách, vì vậy để thực hiện được vai trò giám sát thì các đại biểu cần phải được tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về tài chính ngân sách. Những kiến thức này phải giúp cho đại biểu HĐND xã biết mình giám sát khâu nào, phạm vi nào, theo cách nào

trong cả chu trình ngân sách. Có như vậy thì việc HĐND quyết định dự toán, giám sát thực hiện dự toán, phê chuẩn quyết toán NS xã mới đạt hiệu quả.

3.2.5.4 - Đối với UBND cấp xã

Phải thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra, UBND cấp xã phải chỉ đạo bộ phận tài chính kế toán thực hiện công tác tự kiểm tra theo định kỳ hàng tháng, quý trước khi khóa sổ để đảm bảo toàn bộ các khoản thu chi ngân sách đã được tập hợp, cập nhật và phản ánh vào ngân sách; đồng thời có thể tổ chức tự kiểm tra những nội dung có liên quan khi có các trường hợp đột biến như thay đổi nhân sự, có các vụ việc liên quan đến khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài chính ngân sách tại xã, các trường hợp cần thiết khác

3.2.5.5 - Đối với Phòng Tài chính Kế hoạch

Cần tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ chuyên quản cấp xã tại PhòngTài chính Kế hoạch cấp huyện. Do quản lý ngân sách xã là lĩnh vực phức tạp; địa bàn quản lý rộng; đối tượng quản lý đa dạng, trình độ khác nhau, độ tuổi chênh lệch lớn nên cần có cán bộ quản lý được chuyên môn hóa, có khả năng và kinh nghiệm, nhất là có đủ uy tín để có thể bày tỏ quan điểm của mình trong quá trình kiểm tra, làm việc với cấp ủy, HĐND, UBND xã. Muốn vậy cần phải bố trí đủ số cán bộ cần thiết (từ 1 đến 2 cán bộ chuyên quản) hạn chế và khắc phục tình trạng bố trí cán bộ kiêm nhiệm. Cán bộ chuyên quản cần bố trí ổn định nhiệm vụ công tác trong thời gian lâu dài, hạn chế việc điều động luân chuyển. Mặt khác phải tăng cường đào tạo bồi dưỡng thêm cho đội ngũ này về chuyên môn như: nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ quản lý ngân sách, nghiệp vụ kiểm tra, trình độ tin học và kỹ năng sử dụng khai thác phần mềm kế toán ngân sách xã ... Có như vậy đội ngũ này mới có đủ điều kiện năng lực thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giúp đỡ cấp xã trong công tác lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách theo quy định.

3.2.6. Đẩy mạnh và tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhànước

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu chi ngân sách Nhà nước tại chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn hiện nay (Trang 89)