Quản lý khai thác nguồn thu ngân sách xã

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu chi ngân sách Nhà nước tại chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn hiện nay (Trang 43)

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi có nguồn thu hạn hẹp chưa tự cân đối được ngân sách, hàng năm còn phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương gần 34% trên tổng chi NSĐP. Lâm Đồng hiện có 12 huyện, thành phố nhưng trong đó chỉ có 3 đơn vị tự cân đối được ngân sách từ nguồn thu trên địa bàn, còn lại 9 đơn vị phải nhận trợ cấp từ ngân sách tỉnh. Trong 148 xã, phường, thị trấn của tỉnh thì chỉ có 17 đơn vị tự cân đối được ngân sách, các đơn vị này chủ yếu là các phường, thị trấn khu vực trung tâm của các huyện, thành phố, số đơn vị còn lại hàng năm đều phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp huyện, thành phố.

Thực trạng quản lý thu NS xã tại tỉnh Lâm Đồng trong thời gian từ năm 2007 đến nay như sau:

Bảng 2.1 – Thu ngân sách xã giai đoạn 2007-2011 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Thu NS xã 2007 Thu NS xã 2008 Thu NS xã 2009 Thu NS xã 2010 Thu NS xã 2011 2011 so 2007 (lần) TỔNG SỐ THU 213.000 261.560 284.610 345.390 534.450 2,51

A THU CÂN ĐỐI NS 193.830 225.140 256.340 313.240 477.323 2,46

1 Các khoản thu hưởng

100% và hưởng theo tỷ lệ 47.920 60.880 45.950 48.220 61.771 1,29

Trong đó:

- Thu hưởng 100% 11.243 11.533 15.438 16.462 19.297 1,72

- Thu hưởng theo tỷ lệ 36.677 49.347 30.512 31.758 42.474 1,16

2

Thu kết dư ngân sách năm

trước 15.740 22.360 24.850 22.280 25.271 1,61

3 Thu chuyển nguồn từ NS

năm trước chuyển sang 950 3.250 4.700 1.970 5.681 5,98 4 Thu bổ sung từ ngân sách

cấp trên 129.240 138.650 180.840 240.770 384.600 2,98

- Thu bổ sung cân đối 112.520 115.400 126.300 124.740 235.728 2,09

- Bổ sung có mục tiêu 16.720 23.250 54.540 116.030 148.872 8,90

B

THU QUẢN LÝ QUA

QUỸ NGÂN SÁCH 16.450 32.280 23.970 25.980 48.960 2,98 1 Các khoản thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng 14.250 30.720 23.530 24.410 39.948 2,80 2 Nguồn thu phí, lệ phí và

thu khác được để lại 610 1.240 0 0 14.942 24,50

3

Thu huy động đóng góp

khác 1.580 320 450 1.580 8.998 5,69

C THU CHƯA ĐƯA VÀO

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 2.720 4.140 4.290 6.160 8.167 3,00 1 Thu phạt vi phạm an toàn

giao thông 2.720 4.140 4.290 6.160 8.167 3,00

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu ngân sách 2007-2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Số liệu qua biểu đồ cho thấy quy mô thu NS xã ngày càng tăng, từ năm 2007 đến năm 2011 tổng thu NS xã đã tăng 2,5 lần. Trong đó các khoản thu NS xã hưởng 100% tăng 1,72 lần; các khoản thu điều tiết tăng 1,16 lần; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên tăng 2,09 lần, riêng thu chuyển nguồn tăng đến

5,98 lần và đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Các khoản thu quản lý qua ngân sách và thu chưa đưa vào cân đối ngân sách tăng xấp xỉ 3 lần.

Trong giai đoạn 2007-2010, mức thu ngân sách bình quân một xã khoảng 1.894 triệu đồng/năm.Trong giai đoạn 2011-2015, năm đầu giai đoạn (năm 2011) mức thu ngân sách bình quân một xã khoảng 3.686 triệu đồng/năm. Nếu xét ở qui mô thu NS xã từng địa phương thì hiện nay xã có số thu cân đối cao nhất là Thị trấn Liên Nghĩa - Huyện Đức Trọng với số thu 7.038 triệu đồng, xã có số thu thấp nhất là Xã Đạ Pal - Huyện Đạ Tẻh với số thu là 109 triệu đồng (bằng 1,5% so với xã có số thu lớn nhất), điều này cho thấy sự cách biệt về quy mô thu giữa các xã là rất lớn.

2.2.2.2 - Tỷ trọng thu ngân sách xã

- Tỷ trọng thu NS xã trên tổng thu NSNN: Năm 2007 NS xã chiếm tỷ trọng 4,9 % trên tổng thu NSNN , năm 2011 NS xã chiếm tỷ trọng 5,2 % trên tổng thu NSNN.

-Cơ cấu tỷ trọng các khoản thu ngân sách xã : Bảng 2.2 – Tỷ trọng các khoản thu ngân sách xã

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Thu ngân

sách xã 2007

Thu ngân sách xã 2011

TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 193.830 477.323

1 Thu phân chia theo tỷ lệ 36.677 42.474

Tỷ trọng 18,9% 8,9%

2 Thu hưởng 100% 27.933 50.249

Tỷ trọng 14,4% 10,5%

3 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 129.240 384.600

Tỷ trọng 66,7% 80,6%

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu ngân sách 2007-2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

thu hưởng 100% về quy mô đều tăng. Tuy nhiên tính trên tổng thu NS xã thì tỷ trọng hai khoản thu này lại giảm trong khi tỷ trọng nguồn thu bổ sung lại tăng. Điều này cho thấy tốc độ tăng thu NS xã không kịp đáp ứng với nhu cầu tăng chi NS xã, dẫn đến phải tăng thêm nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên mới đủ chi.

Qua biểu đồ cho thấy thu ngân sách cấp xã theo các lĩnh vực như sau:

a- Thu NS xã hưởng 100%: Về nguyên tắc thì nguồn thu NS xã hưởng

100% phải giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu thu NS xã và đảm bảo được nhiệm vụ chi của xã, đặc biệt là phải đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên. Tuy nhiên cho đến nay mặc dù Luật NSNN quy định cho HĐND cấp tỉnh được quyền thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp chính quyền địa phương để tạo quyền chủ động trong điều hành ngân sách của các cấp, đặc biệt là cấp xã, nhưng nguồn thu này mới chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn trong tổng thu NS xã (năm 2007 là 14,4 %, đáp ứng được 17% nhu cầu chi thường xuyên; năm 2011 bằng 10,5%, đáp ứng được 17% nhu cầu chi

Biểu đồ 2.3 – Tỷ trọng các khoản thu năm 2011 so với năm 2007

thường xuyên).

b- Thu phân chia theo tỷ lệ điều tiết: theo Luật NSNN, đối với các

khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế môn bài (bậc 1-3), lệ phí trước bạ nhà đất được áp dụng chung một tỷ lệ phân chia cho ngân sách xã, thị trấn là 70%. Ngoài ra theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm đồng thì ngoài những nguồn thu phân chia nói trên còn bổ sung thêm nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thuế thu nhập cá nhân để phân chia cho các xã thuộc thành phố theo tỷ lệ là 5% và các xã thuộc huyện là 20% .

c- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Các khoản thu bổ sung từ ngân

sách cấp trên được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu được phân cấp. Thu bổ sung ngân sách nhằm đảm bảo cân đối thu – chi ngay từ khâu dự toán. Nguồn thu bổ sung cân đối cho NS xã được xác định ngay từ năm đầu thời kỳ ổn định. Từ năm 2007 đến năm 2008, số thu bổ sung được cấp bằng lệnh chi tiền. Kể từ năm 2009 đến nay, nguồn thu này được thực hiện bằng hình thức rút dự toán, điều này làm tăng tính chủ động cho NS xã và phục vụ cho việc quản lý điều hành ngân sách của chính quyền cấp xã được thuận lợi và kịp thời hơn.

Hiện nay nguồn thu của NS xã hầu như phụ thuộc vào nguồn bổ sung của ngân sách cấp trên và tỷ trọng khoản thu này có chiều hướng gia tăng qua các năm. Từ đó cho thấy NS xã vẫn còn nặng là một đơn vị thụ hưởng ngân sách nhiều hơn là một cấp ngân sách thực thụ.

2.2.2.3 - Các khoản thu ngân sách xã

Đối với các xã, thị trấn: Các khoản thu trong từng thời kỳ cũng có sự thay đổi. Đối với khoản thu phân chia, ngoài các khoản thu Luật NSNN quy định thì trong giai đoạn 2007-2010 UBND tỉnh còn phân cấp thêm thuế giá trị

gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp; trong giai đoạn 2011-2015 được phân cấp thêm nguồn thu thuế thu nhập cá nhân.

Đối với các phường: NS phường không được hưởng các khoản thu phân chia nên nguồn thu nhìn chung là còn hạn hẹp. Nguồn thu chủ yếu là các khoản thu hưởng 100% như: thuế môn bài bậc 4 đến bậc 6 , thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động giải trí, bài lá, vàng mã phát sinh trên địa bàn; phí, lệ phí và thu khác ngân sách. Riêng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp có số phát sinh lớn trên địa bàn phường nhưng ngân sách phường không được điều tiết 2 khoản thu này.

2.2.2.4 - Cơ cấu từng nguồn thu

Trong từng thời kỳ cơ cấu nguồn thu NS xã cũng có sự thay đổi. Bảng 2.3- Cơ cấu nguồn thu ngân sách xã

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Tỷ

trọng Năm 2011

Tỷ trọng

Các khoản thu của xã, thị trấn 43.435 100% 54.657 100%

Trong đó:

Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 7.751 17,8% 18.036 33,0%

Lệ phí trước bạ 12.193 28,1% 9.761 17,9%

Phí, lệ phí 6.763 15,6% 9.652 17,7%

Thuế nhà đất 4.339 10,0% 10.316 18,9%

Chuyển quyền sử dụng đất 11.993 27,6% 14 0,03%

Thuế thu nhập cá nhân 5.784 10,6%

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu ngân sách 2007-2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Trong năm đầu giai đoạn ổn định 2007-2010, nguồn thu thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ chiếm tỷ trọng cao (từ 27- 28%) trong thu NS xã do trong thời kỳ này thị trường bất động sản đang sôi động, việc mua bán chuyển nhượng đất đai diễn ra phổ biến với quy mô và giá trị lớn đã

mang lại nguồn thu quan trọng cho NS xã. Tuy nhiên nguồn thu này không phải là nguồn thu ổn định và bền vững, trong khi đó khoản thu quan trọng phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương là thu từ khu vực ngoài quốc doanh lại chiếm tỷ trọng không cao (17,8%).

Đến giai đoạn ổn định 2011-2015, cùng với sự tăng cường phân cấp nguồn thu cho NS xã thì khoản thu từ khu vực ngoài quốc doanh đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng các khoản thu tại xã (33%), khoản thu thuế nhà đất cũng có sự tiến triển với tỷ trọng được nâng từ 10% lên 18,9% trong khi tỷ trọng khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất (sau này là thuế thu nhập cá nhân) và lệ phí trước bạ và giảm đi. Điều này phản ánh cơ cấu nguồn thu NS xã đã ổn định và bền vững hơn.

Đánh giá chung thì thu bổ sung từ ngân sách cấp trên vẫn là khoản thu chủ yếu của NS xã ; điều này đặt ra vấn đề cần quan tâm hơn về cơ chế, chính sách, để tăng dần tỷ lệ các xã tự cân đối ngân sách, giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên (đối với các xã chưa cân đối được ngân sách).

2.2.2.5 - Phân cấp thu ngân sách cấp xã

Căn cứ vào quy định của Luật NSNN và tình hình thực tế của địa phương, HĐND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 57/2006/NQ- HĐND ngày 08/12/2006 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân sách địa phương tỉnh Lâm Đồng áp dụng trong giai đoạn 2007- 2010; Nghị quyết số 157/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thugiữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2015; Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh thì nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã được phân cấp như sau:

- Thuế môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh từ bậc 4 đến bậc 6;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động giải trí, bài lá, vàng mã phát sinh trên địa bàn huyện, thành phố.

- Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị cấp xã tổ chức thu (trừ lệ phí trước bạ nhà đất và các loại phí, lệ phí có qui định riêng).

- Thu sự nghiệp phần nộp NS xã theo quy định của pháp luật của các đơn vị các cơ quan cấp xã nộp.

- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác của cấp xã; - Thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho NS xã.

- Thu từ huy động của các tổ chức, cá nhân để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cho NS xã theo quy định của pháp luật;

- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho NS xã theo quy định của pháp luật;

- Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu do cơ quan, đơn vị thuộc xã quản lý nộp ngân sách theo quy định của pháp luật;

- Thu bán tài sản Nhà nước do cấp xã ra quyết định xử lý; thu tiền bán hàng hoá vật tư dự trữ của Nhà nước; thu tiền bán tài sản khác do cấp xã quản lý và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật nộp vào NS xã;

- Thu kết dư NS xã;

- Thu chuyển nguồn của NS xã năm trước sang năm sau theo quy định của pháp luật;

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện.

+ Giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và NS xã (không bao gồm phường và thị trấn)

Bảng 2.4- Tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách xã Nguồn thu Ngân

sách cấp trên Ngân sách xã xã thuộc thành phố xã thuộc huyện -Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế GTGT hàng

hóa nhập khẩu) của các đơn vị DNNN, DN đầu tư nước ngoài, DN ngoài quốc doanh

95% 05%

80% 20%

-Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế TNDN hàng hóa nhập khẩu) các đơn vị DNNN, DN đầu tư nước ngoài, DN ngoài quốc doanh.

95% 05%

80% 20%

-Thuế thu nhập cá nhân (áp dụng cho giai đoạn từ

2011-2015)

95% 05%

80% 20%

(Nguồn: Nghị quyết của HĐND tỉnh Lâm Đồng)

+ Nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách xã, thị trấn (không bao gồm phường)

Bảng 2.5 - Tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách xã, ngân sách thị trấn Nguồn thu Ngân sách

huyện

Ngân sách xã (1) Thuế thuế chuyển quyền sử dụng đất;

(áp dụng cho giai đoạn 2007-2010)

30% 70%

(2) Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; 30% 70%

(3) Thuế nhà đất; 30% 70%

(4) Thuế môn bài (bậc 1-3); 30% 70% (5) Lệ phí trước bạ nhà, đất; 30% 70%

(Nguồn: Nghị quyết của HĐND tỉnh Lâm Đồng)

Trong những năm qua, việc phân cấp nguồn thu cho NS xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách, từ đó đã tạo cho nhiều địa phương chủ động nguồn thu để không những đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên mà còn có nguồn để chi đầu tư xây dựng cơ sở

Nhưng mặt khác cũng tạo ra một số vấn đề bất cập:

Một là - Theo phương thức phân cấp trên, nguồn thu ngân sách phường

nhìn chung là hạn hẹp. Vì ngân sách phường không được điều tiết các khoản thu phân chia theo tỷ lệ, chỉ có nguồn thu hưởng 100% mà nguồn thu này không đủ cân đối ngân sách vì chủ yếu là các khoản phí, lệ phí và thu phạt.

Bảng 2.6 : Thu ngân sách cấp xã năm 2011 trên địa bàn TP Bảo Lộc

Đơn vị : Triệu đồng

STT NỘI DUNG Phường

1 Phường 2 Phường Lộc Sơn Xã Lộc Nga

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 10.784 25.115 12.114 5.462 TỔNG THU NGÂN SÁCH XÃ 3.005 3.899 3.734 2.269 Trong đó: THU CÂN ĐỐI NS XÃ 2.485 2.793 2.884 1.921 1 Các khoản thu hưởng 100% 331 309 471 111 2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ 1.252 3 Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên 2.154 2.484 2.413 558

Tỷ trọng trên thu cân đối 87% 89% 84% 29% (Nguồn: Báo cáo quyết toán của UBND TP Bảo Lộc)

Qua biểu đồ cho thấy, 3 phường trung tâm của TP Bảo Lộc có số thu NSNN trên địa bàn chiếm đến 42% tổng thu toàn thành phố (48.013 /113.615 triệu đồng) nhưng nguồn thu phân cấp cho ngân sách phường được hưởng lại không đáng kể, vì thực tế số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên tại các phường này đều chiếm từ 84% trở lên trên tổng thu cân đối. Trong khi tại xã Lộc Nga tỷ lệ này chỉ là 29%.

Như vậy vấn đề bất cập là: địa bàn phường là nơi phát sinh số thu

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu chi ngân sách Nhà nước tại chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn hiện nay (Trang 43)