Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để cùng thực hiện một loạt các mục tiêu như: Hoàn thiện khung pháp lý về chống chuyển giá; tuyên truyền mạnh hơn về chống chuyển giá; xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ phát hiện cũng như xử lý các vấn đề về chuyển giá; xây dựng bộ cơ sở dữ liệu so sánh giá với các nước xung quanh.
Cơ quan thuế cần xây dựng một bộ phận chuyên trách quản lí thuế đối với hoạt động chuyển giá. Ngoài ra, để áp dụng những phương pháp mới và
81
phức tạp để phát hiện và chống chuyển giá của các TNC đòi hỏi cán bộ thuế chuyên trách phải được nâng cao trình độ. Do hiện tượng chuyển giá đã diễn ra ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn, nên ngành Thuế cần chuẩn bị bổ sung lực lượng công chức thuế có năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học làm công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại tất cả các cấp. Tăng cường đào tạo cho đội ngũ này về kỹ năng quản lý giá chuyển nhượng, kèm theo các bài tập tình huống gắn với thực tế, mở các lớp đào tạo chuyên sâu, trang bị kiến thức về kinh tế ngành, tổ chức các hội nghị, hội thảo để các cục thuế trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.
Về vấn đề xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, cần hoàn thiện thông tin dữ liệu bằng việc bổ sung thêm các thông tin cần thiết cho việc phân tích, so sánh và định giá chuyển giao. Ngoài ra, cơ quan thuế nên phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng cơ sở dữ liệu chung để các doanh nghiệp có thể truy cập và cung cấp thông tin, phục vụ cho việc xác định giá chuyển nhượng. Bên cạnh đó, không chỉ đơn thuần tìm kiếm các dữ liệu trong nước mà còn cần bổ sung dữ liệu của các quốc gia trong khu vực nhằm phục vụ cho quá trình so sánh và phân tích.
Trong ngắn hạn, Tổng cục Thuế cần thống kê phân loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động: quốc tịch của chủ doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, thời gian thực tế đầu tư, tổng số lỗ, số tiền đã hoàn thuế... từ đó áp dụng các giải pháp phòng và chống chuyển giá thích hợp. tập trung thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng đối với các tập đoàn có nhiều doanh nghiệp thành viên; các ngành nghề có dấu hiệu rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá của doanh nghiệp liên kết như gia công, thực phẩm, may… các doanh nghiệp đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế. Xây dựng quy trình triển khai thực hiện và các kỹ năng dành riêng cho nghiệp vụ thanh tra đối với hoạt động chuyển giá cũng
82
như xây dựng bộ tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn doanh nghiệp thanh tra giá chuyển nhượng để áp dụng chung thống nhất trên toàn quốc.
Đối với doanh nghiệp mới đầu tư, ngay năm đầu và năm thứ hai đã phát sinh lỗ hoặc có phát sinh hoàn thuế phải tập trung giám sát, kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp giải trình nguyên nhân lỗ, xem xét kỹ về hoàn thuế đối với các doanh nghiệp này.
Đối với các doanh nghiệp lỗ nhiều năm và lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu cần phải rà soát lại một cách toàn diện, chuẩn bị thu thập thông tin, xây dựng phương án để thanh tra doanh nghiệp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xem xét không cấp quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với các dự án mở rộng hoặc đầu tư mới của chủ doanh nghiệp đang kinh doanh tại Việt Nam có số lỗ vượt vốn chủ sở hữu. Đây được coi là biện pháp răn đe và kiểm soát hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp.
Bộ Công an cần chỉ đạo tổ chức điều tra làm rõ sai phạm đối với các trường hợp chuyển giá do cơ quan thuế chuyển sang theo quy định của pháp luật đồng thời đưa ra những hình thức xử phạt thích đáng đối với các trường hợp phát hiện chuyển giá, để răn đe các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá ở Việt Nam.
83
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều biến động và khó khăn như hiện nay, việc tranh thủ thu hút được nguồn vốn FDI phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực khi tiếp nhận vốn FDI, đặc biệt là từ hoạt động chuyển giá, Chính phủ, cơ quan thuế và các bộ ngành liên quan cần liên kết để đưa ra những giải pháp thích hợp cả trong hệ thống văn bản pháp luật cũng như trong quá trình thực hiện thanh kiểm tra các doanh nghiệp nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn hoạt động chuyển giá.
Bên cạnh đó, việc xem xét giảm thuế TNDN là cần thiết để có thể vừa đảm bảo gia tăng mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam đối với các nhà đầu tư nói chung và các TNC nói riêng, vừa hạn chế được hoạt động chuyển giá khi mà mức thuế TNDN của Việt Nam được hạ xuống đạt mức cân bằng hoặc thấp hơn so với mặt bằng chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Luận văn nhìn chung đã phần nào thực hiện được các mục tiêu đã đề ra trong việc nghiên cứu thực trạng hoạt động chuyển giá của các TNC ở Việt Nam để tìm ra một số giải pháp nhằm hạn chế hoạt động này, qua đó hạn chế tác động tiêu cực của nó tới nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cũng không tránh khỏi những thiếu sót do trong quá trình thực hiện luận văn còn hạn chế về thời gian và đặc biệt là nguồn thông tin thực tiễn. Do đó, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các nhà nghiên cứu, các thầy cô và các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 117/2005/TT-BTC ngày 19/02/2005
hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
2. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
3. Bộ tài chính (2012), Thời báo tài chính Việt Nam số ra ngày
09/04/2012.
4. Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011
5. Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tổng quan về
dòng FDI Việt Nam (1988 – 2006)
6. Phan Thị Thành Dương (2010), Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở
Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
7. Kim Ngọc (2005), Triển vọng kinh tế thế giới 2020, Nxb Lý luận chính trị, HN.
8. Huỳnh Thiên Phú (2009), Chuyển giá của các công ty đa quốc gia
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại
học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
9. Quốc hội khóa XII (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12
10. Quốc hội khóa XI (2003), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11
85
11. Nguyễn Thiết Sơn (2005), Các công ty xuyên quốc gia, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
12. Tổng cục thống kê (2003 – 2011), Quyết toán và dự toán ngân sách nhà nước 2003 – 2011.
13. Tổng cục Thuế (2010), Báo cáo đánh giá về hoạt động chuyển giá giai
đoạn 2006 – 2010.
14. Đoàn Văn Trường (2008), Các phương pháp định giá công nghệ và giá
chuyển giao bên trong các công ty đa quốc gia, Nxb Khoa học và kỹ thuật, HN.
15. Viện nghiên cứu tài chính (2001), Định giá chuyển giao và chuyển giá
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh,
Nxb tài chính, TP HCM.
Tiếng Anh
16. CFO newspaper, 01/09/2009.
17. Deloitte (2012),Corporate tax rate 2012.
18. Ernst & Young (2009), International Transfer pricing 2009. 19. EuropeAid (2011), Transfer Pricing and developing countries.
20. Financing for Development Office (2012), Transfer pricing in
developing country final report 2012.
21. Global Times newspaper, 31/7/2009.
22. KPMG International (2011), Corporate and Indirect Tax Rate Survey 2011.
23. OECD (2012), Dealing Effectively with the Challenges of Transfer
Pricing.
24. OECD (2010), OECD Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administrations.
86
25. PricewaterhouseCoopers (PwC) (2011), International Transfer pricing
2011.
26. UNCTAD (1999), Transfer Pricing.
Trang web 27. http://baodautu.vn 28. http://cfis.ueb.vnu.edu.vn 29. http://vneconomy.vn 30. http://www.gdt.gov.vn 31. http://www.gso.gov.vn 32. http://www.mof.gov.vn 33. http://www.mpi.gov.vn 34. http://www.oecd.org 35. http://www.pwc.com/vn 36. http://www.taichinhvietnam.com 37. http://www.transferpricing.com 38. http://vanban.chinhphu.vn