Về phương thức thực hiện hoạt động chuyển giá của các TNC tại Việt Nam có thể chia thành một số phương thức chính như sau: Chuyển giá thông qua nâng giá trị vốn góp; chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình; chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất.
2.1.1.1 Chuyển giá thông qua nâng giá trị vốn góp
Việc định giá cao thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho TNC chuyển một lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và thông qua chi phí khấu hao hàng năm sẽ làm cho nhà nước thất thu thuế.
Chuyển giá thông qua góp vốn đầu tư bằng tài sản để lợi dụng chính sách thông thoáng về thu hút đầu tư của Việt Nam theo hướng phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên, thiên nhiên, đất đai và nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời nắm bắt được hạn chế của Việt Nam về nguồn lực tài chính và khả năng thẩm định giá trị tài sản, các TNC đầu tư vào Việt Nam thông qua việc góp vốn bằng dây chuyền máy móc, thiết bị, nguyên liệu đặc thù được định giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế. Việc nâng khống giá trị tài sản góp vốn sẽ đem đến một số lợi ích kinh tế cho TNC như:
- TNC có thể chuyển một phần lợi ích kinh tế ngược trở lại cho mình thông qua việc trích khấu khao tài sản cố định, phân chia lợi nhuận trên tỷ lệ vốn góp gây thất thu thuế TNDN cho Nhà nước và thiệt hại cho bên liên doanh Việt Nam.
- TNC chiếm được tỷ trọng vốn cao hơn so với bên liên doanh Việt Nam, từ đó nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp theo mục đích của mình
48
Điển hình như, một khách sạn liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và Vina Group đã xác định giá trị đưa vào góp vốn của Vina Group là 4,34 triệu USD. Theo sự thẩm định giá của công ty giám định giá Quốc Tế thì giá trị tài sản góp vốn của Vina Group có giá trị là 2,99 triệu USD. Như vậy trong nghiệp vụ định giá giá trị góp vốn liên doanh này phía Việt Nam đã bị thiệt 1,35 triệu USD tương đương 45.2%.
Do nâng giá trị tài sản góp vốn nên tỷ lệ vốn cao hơn phía Việt Nam, vì vậy bên đối tác nước ngoài thường sẽ nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Đối tác nước ngoài sẽ điều hành công ty theo mục đích của họ để cho tình hình thua lỗ kéo dài và bên liên doanh Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động. Khi đó, liên doanh sẽ trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Có thể xét trường hợp của P&G Việt Nam. P&G Việt Nam là một công ty liên doanh giữa Công ty Proter & Gamble Far Earst với Công ty Phương Đông, được thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1994.
Tổng số vốn đầu tư ban đầu của liên doanh này là 14,3 triệu USD và đến năm 1996 tăng lên là 367 triệu USD. Trong đó Việt Nam góp 30% và phía đối tác chiếm 70%. Sau hai năm hoạt động (năm 1995 và 1996) liên doanh này đã lỗ 311 tỷ VND. Số tiền lỗ này tương đương với ¾ giá trị vốn góp của cả liên doanh. Trong con số thua lỗ 311 tỷ này thì năm 1995 lỗ 123,7 tỷ VND và năm 1996 lỗ 187,5 tỷ VND.
Do thời điểm hai năm 1995 và 1996 đây là gia đoạn mới vào Việt Nam nên P&G muốn xây dựng thương hiệu tại Việt Nam và muốn các sản phẩm của mình đều được người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Với mục đích chiếm lĩnh thị trường, trong hai năm 1995 và 1996, P&G đã chi cho quảng cáo một số tiền rất lớn: 65,8 tỷ đồng. Đây là một con số quá lớn đối với quảng cáo tại Việt Nam vào thời điểm đó. Trong thời điểm này hầu như các kênh truyền
49
hình đài phát thanh và báo chí đều có sự xuất hiện quảng cáo của các sản phẩm của công ty P&G như Safeguard, Lux, Pantene, Header & Shouder, Rejoice… Tổng các chi phí quảng cáo này chiếm đến 35% doanh thu thuần của công ty và đã vượt xa mức cho phép của luật thuế là không quá 5% trên tổng chi phí.
Ngoài các khoản quảng cáo này thì các khoản chi phí khác cũng vượt xa so với dự kiến ban đầu. Quỹ lương năm đầu tiên được xây dựng là 1 triệu USD nhưng thực tế đã chi 3,4 triệu USD, tức là gấp 3,4 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do P&G đã sử dụng 16 chuyên gia là người nước ngoài trong khi trong kế hoạch đầu tư chỉ đưa ra từ 5 đến 6 người.
Ngoài hai chi phí trên thì các chi phí khác cũng phát sinh lớn hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu như chi phí cho chuyên gia xây dựng cơ bản ban đầu là 7 tỷ VND, chi phí tư vấn pháp lý hết 7,6 tỷ VND và chi phí thanh lý hết 20 tỷ VND… Ngoài ra một nguyên nhân khác dẫn đến việc thua lỗ lớn trong năm đầu tiên là do doanh số thực tế năm chỉ đạt 54% kế hoạch và phải gánh chịu chi phí tăng cao, dẫn đến kết quả năm đầu tiên hoạt động thua lỗ 123,7 tỷ VND.
Tình hình này lại tiếp tục lặp lại vào năm thứ hai, kết quả năm thứ hai tiếp tục thua lỗ thêm 187,5 tỷ VND với con số thua lỗ lũy kế hai năm đến 311,2 tỷ VND. Đến tháng 7 năm 1997 thì tổng giám đốc của P&G đã đầu tư quá giấy phép là 6 triệu USD, công ty phải tiến hành vay tiền mặt để trả tiền lương cho nhân viên. Đứng trước tình thế thua lỗ nặng nề và để tiếp tục kinh doanh thì bên phía đối tác nước ngoài đề nghị tăng vốn thêm 60 triệuUSD.
Như vậy phía Việt Nam cần phải tăng theo tỷ lệ vốn góp 30% (18 triệu USD). Vì bên phía Việt Nam không có đủ tiềm lực tài chính nên cuối cùng đã phải bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho đối tác nước ngoài. Như vậy
50
công ty P&G Việt Nam từ hình thức công ty liên doanh đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.
Sau khi kiểm soát toàn bộ công ty, P&G tiếp tục tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất và tính tới nay số vốn đầu tư của P&G đã cao gấp ba lần so với ban đầu.
Tình trạng nâng giá tài sản góp vốn trên mang lại sự thiệt hại cho cả 3 đối tượng là phía liên doanh góp vốn Việt Nam, chính phủ Việt Nam và cả người tiêu dùng Việt Nam. Bên liên doanh Việt Nam bị thiệt trong phần vốn góp, làm cho tỷ lệ góp vốn nhỏ lại; Chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế; còn người tiêu dùng Việt Nam phải tiêu dùng sản phẩm với giá cả đắt hơn giá trị thực tế của sản phẩm.
2.1.1.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình
Hình thức này thường diễn ra trong trường hợp công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền. Việc định giá đối với loại tài sản vô hình mang tính đặc thù này thường rất khó khăn.Lợi dụng đặc tính này, doanh nghiệp liên kết ở nước ngoài thường tính phí bản quyền rất cao đối với công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khiến cho chi phí đầu vào bị đẩy lên cao, kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, bên liên doanh Việt Nam chịu thiệt hại, còn phí bản quyền vẫn được trả cho bên nước ngoài.
Một ví dụ điển hình cho việc chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ đó là tại Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam. Hai đối tác liên doanh là Công ty Thực phẩm II tại thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Heneiken International Behler (Hà Lan). Đến năm 1994 thì giấy phép liên doanh này được chuyển nhượng sang giấy phép số 287/GPDCI ngày 27/10/1994 liên doanh với Asia Pacific Breweries PTE.LTD (Singapore).
51
Tổng số vốn đầu tư là 49,5 triệu USD và vốn pháp định là 17 triệu USD. Bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và bên liên doanh Singapore chiếm 60% vốn, ngành nghề sản xuất của liên doanh là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng kinh doanh của công ty bị thua lỗ kéo dài qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm. Trong tình hình công ty liên doanh thường xuyên thua lỗ, phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước ngoài vẫn không bị tác động vì vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu.
Trường hợp khác, trong ngành sản xuất xe ô tô, đó là công ty Mitsubishi Motor Corporation (Nhật Bản) trong liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao đòi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 61 triệu USD. Sau khi đàm phán lại thì giảm xuống còn 4,4 triệu USD; tức giảm đi gần 15 lần. Một trường hợp nữa là khi thành lập công ty mía đường Việt – Đài, công ty mía đường Đài Loan đòi phí bản quyền 54 triệu USD nhưng sau khi đàm phán, phí bản quyền chỉ còn là 6 triệu USD, giảm 9 lần.
2.1.1.3 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất
a. Chênh lệch thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT
Vào thời điểm mà giá bán một két bia Foster’s được công ty bia Foster’s Việt Nam bán cho các đại lý là 240.000 VND/két với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho bia chai là 75% thì mỗi két bia phải đóng thuế tiêu thu đặc biệt là:
Giá tính TTTĐB = (Giá bán đã có TTTĐB)/(1+thuế suất) = 137.143 VND
Như vậy với giá bán một két bia là 240.000 VND thì công ty bia Foster’s Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho nhà nước là
52
102.857 VND. Với một số thuế nộp lớn như vậy thì chủ đầu tư của Foster’s Việt Nam đã tìm cách để lách thuế và nộp số thuế nhỏ hơn. Chủ đầu tư Foster’s tại Việt Nam đã quyết định thành lập thêm một công ty TNHH Poster’s Việt Nam. Công ty này có nhiệm vụ chuyên thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm do hai nhà máy bia Foster’s sản xuất ra. Giá bán một két bia Foster’s của hai nhà máy bia cho công ty TNHH Foster’s Việt Nam chỉ là 137.500 VND. Với giá bán như vậy thì thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cho mỗi két bia sẽ là:
[137.500/(1+75%)] x 75% = 58.929 VND
Công ty TNHH Foster’s Việt Nam bán bia ra thị trường thì công ty này phải nộp thêm thuế giá trị gia tăng là 5%. Giả sử giá bán một két bia không đổi vẫn là 240.000 VND/két thì tổng cộng số thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng mà chủ đầu tư phải nộp trong trường hợp chủ đầu tư thành lập thêm công ty TNHH Foster’s Việt Nam cho mỗi két bia là
58.929 VND + 11.429 VND = 70.358 VND
Nếu chúng ta đem so sánh tổng số tiền thuế phải nộp của chủ đầu tư trước và sau khi thành lập công ty TNHH Foster’s Việt Nam thì chúng ta có thể thấy là chủ đầu tư đã tiết kiệm được một khoản tiền thuế phải nộp là 32.499 VND (31,60%). Với cách thực hiện này thì thuế TNDN mà chủ đầu tư phải nộp có thể là không thay đổi hoặc thay đổi theo hướng có lợi cho chủ đầu tư vì chủ đầu tư có thể đưa thêm các chi phí quản lý doanh nghiệp , chi phí khấu hao hay chi phí quảng cáo nhằm giảm số thuế TNDN phải nộp.
Công ty Foster’s Việt Nam đã dựa vào luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó chưa được chặt chẽ để né tránh và lách thuế nhằm giám đáng kể số thuế phải nộp.
b. Chênh lệch thuế TNDN giữa Việt Nam và các quốc gia nhận đầu tư khác
53
Việt Nam hiện đang duy trì mức thuế TNDN 25%, ở mức trung bình trong khu vực. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới như Sing-ga-po, Cam-pu-chia, Canada, Đức, hay các quốc gia được mệnh danh là “thiên đường thuế” với mức thuế TNDN rất thấp hoặc bằng 0 như Ba-ha-mát thì mức thuế TNDN của Việt Nam vẫn tương đối cao, đó chính là nguyên nhân khiến Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ cao trong vấn đề chuyển giá nhằm tối thiểu thuế TNDN phải nộp của các TNC. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, khi có nhiều quốc gia có các điều chỉnh giảm trong thuế TNDN. Ví dụ như Thái Lan, chính thức giảm thuế TNDN từ 30% xuống còn 23% từ 1/1/2012.
Bảng 2.2: Thuế TNDN của Việt Nam và một số nước (2012)
Việt Nam 25% Trung Quốc 25% Ca-na-da 15%
Lào 28% Nhật Bản 25,5% Đức 15%
Cam-pu-chia 20% Hàn Quốc 22% Nga 20%
Sing-ga-po 17% Ấn Độ 40% Ba-ha-mát 0%
Thái Lan 23% Hoa Kỳ 35% Béc-mu-da 0%
Nguồn: Deloitte (2012) – “Corporate tax rate 2012”
Xét một trường hợp cụ thể:
TNC “A” có chi nhánh ở Việt Nam và Đức. Trước chuyển giá, doanh thu từ chi nhánh tại Việt Nam là 10 triệu USD, chi phí là 8 triệu USD; doanh thu tại Đức là 20 triệu USD, chi phí là 12 triệu USD. Thuế TNDN ở Việt Nam và Đức lần lượt là 25% và 15%. Khi đó thu nhập chịu thuế của A tại 2 quốc gia lần lượt như sau:
Chi nhánh ở Việt Nam: - Doanh thu: 10 triệu USD - Chi phí: 6 triệu USD
54
- Thuế TNDN phải nộp: 1 triệu USD
- Lợi nhuận sau thuế: 3 triệu USD Chi nhánh ở Đức:
- Doanh thu: 20 triệu USD - Chi phí: 10 triệu USD
- Lợi nhuận trước thuế: 10 triệu USD
- Thuế TNDN phải nộp: 1,5 triệu USD
- Lợi nhuận sau thuế: 8,5 triệu USD
Tổng lợi nhuận sau thuế thu được của A là 11,5 triệu USD.
Tuy nhiên, bằng một số hình thức chuyển giá nhằm chuyển 1 phần chi phí sang chi nhánh tại Việt Nam (tương đương 2 triệu USD). Sau khi chuyển giá, lợi nhuận của hai chi nhánh lần lượt thay đổi như sau:
Chi nhánh ở Việt Nam: - Doanh thu: 10 triệu USD - Chi phí: 8 triệu USD
- Lợi nhuận trước thuế: 2 triệu USD
- Thuế TNDN phải nộp: 0,5 triệu USD
- Lợi nhuận sau thuế: 1,5 triệu USD Chi nhánh ở Đức:
- Doanh thu: 20 triệu USD - Chi phí: 8 triệu USD
- Lợi nhuận trước thuế: 12 triệu USD
- Thuế TNDN phải nộp: 1,8 triệu USD
- Lợi nhuận sau thuế: 10,2 triệu USD
Tổng lợi nhuận sau thuế thu được của A là 11,7 triệu USD, tăng 0,2 triệu USD. Tương ứng với mức thất thu ngân sách của Việt Nam là 0,5 triệu USD.
55
Như vậy, thông qua hành động chuyển chi phí vào chi nhánh ở Việt Nam, công ty A có thể giữ nguyên tổng doanh thu mà vẫn giảm nghĩa vụ thuế và tăng lợi nhuận tổng thu được.
Các cách thức để tăng chi phí đầu vào rất đa dạng, bao gồm:
- Thông qua việc nâng giá nguyên vật liệu nhậptừ công ty mẹ hoặc
công ty liên kết tại các nước có thuế TNDN thấp hơn Việt Nam. Như trong trường hợp của Cocacola. Cocacola liên tục báo lỗ từ khi đầu tư vào Việt Nam. Số lỗ của Coca Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm trong vòng 10 năm qua, có năm gần bằng 1/3 doanh thu. Như năm 2006, doanh thu 800 tỷ đồng, lỗ 250 tỷ đồng; năm 2007, số lỗ trên doanh thu là 202/857 tỷ đồng; năm 2008 là 127/1.132 tỷ đồng…Nhưng vẫn liên tục có các kế hoạch tăng vốn đầu tư và tăng trưởng liên tục (doanh thu gia tăng từng năm). Nguyên nhân lỗ của Coca Cola khai báo là do tỷ lệ nguyên phụ liệu trên giá bán rất cao, mà nguyên vật liệu này lại do công ty mẹ ở nước ngoài độc quyền cung cấp, do đó giá hương liệu Coca Cola Việt Nam hạch toán vào giá thành chiếm tỷ trọng rất cao (từ 67% - 85% trên giá bán sản phẩm).
- Thông qua việc vay vốn từ các bên liên kết, chi phí tài chính từ các khoản vốn vay sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Có thể xét trong nghi vấn chuyển