Đối với hành lang pháp lý của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam (Trang 86)

Thứ nhất, cần bổ sung điều luật về chống chuyển giá vào Luật Quản lý

thuế, về dài hạn nên ban hành Luật Chống chuyển giá – đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên... điều luật về chống chuyển giá cần được bổ sung theo hướng tạo khung pháp lý mạnh hơn để quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá. Cụ thể:

- Bổ sung cho phép cơ quan thuế được thực hiện cơ chế APA đối với doanh nghiệp để đảm bảo kiểm soát được hoạt động chuyển giá mà không tốn nguồn lực cho việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

- Quy định thời hạn thanh tra đối với hoạt động chuyển giá dài hơn so với thời hạn thanh tra thông thường để phù hợp theo tính chất phức tạp của hoạt động này.

- Bổ sung quyền điều tra cho cơ quan thuế để đảm bảo việc thu thập thông tin và giá trị của các thông tin khi xử lý đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về chuyển giá.

80

- Bổ sung thêm quy định về ngưỡng kê khai thông tin giao dịch liên kết để đơn giản hoá cho doanh nghiệp trong việc kê khai và giảm bớt sức ép về nguồn nhân lực cho cơ quan thuế.

- Xây dựng chế tài xử phạt đủ mạnh đảm bảo tính răn đe đối với các trường hợp cố tình vi phạm

Thứ hai, cần có những quy định pháp lý cụ thể đối với các khoản chi từ

ngân sách nhà nước cho hoạt động thanh, kiểm tra chống chuyển giá.

Thứ ba, cần hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan có chức năng liên quan, đặc biệt là các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.

Thứ tư, điều quan trọng nhất là cần xem xét giảm mức thuế TNDN

xuống thấp hơn còn 20-22% như thay vì 25% như hiện tại. Giảm thuế TNDN có thể khiến nguồn thu ngân sách bị giảm trong ngắn hạn, nhưng xét về dài hạn, việc giảm thuế TNDN là phù hợp với định hướng chung trong việc thu hút vốn FDI của Việt Nam, theo đó cần gia tăng các ưu đãi về thuế nhằm thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn đầu tư, đồng thời tập trung vào mục tiêu là các TNC hàng đầu sở hữu công nghệ nguồn. Hơn nữa, khi thuế TNDN của Việt Nam giảm thấp hơn mặt bằng chung trong khu vực, Việt Nam có thể hạn chế được hoạt động chuyển giá của các TNC, hoặc thậm chí là tận dụng được lợi thế từ hoạt động chuyển giá ngược và làm gia tăng ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam (Trang 86)