Thực tiễn của hoạt động chống chuyển giá của TNC ở một số quốc

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam (Trang 41)

quốc gia

Sự chênh lệch lớn về thuế giữa các quốc gia cùng với tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn của các TNC đã khiến chuyển giá trở thành vấn nạn của các quốc gia trên thế giới. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu sau:

35

- Các quốc gia làm nơi trú ẩn thuế chiếm 1,2% dân số thế giới nhưng tập trung tới 26% tài sản và 31% lợi nhuận ròng của các tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ (Hines và Rice, 1994). Mỗi năm có khoảng 200.000 công ty mới được thành lập tại đây và con số tích lũy lên đến hơn 3 triệu công ty (Baker, 2005).

- Khoảng 3.600 công ty lớn của Hoa Kỳ đặt nơi trú ẩn tại quần đảo Virgin và Barbados (Rugman, 2000, pp. 22-23).

- Thống kê liên bang ước tính rằng, giữa năm 1990 và năm 1995, lên đến 400 tỷ vốn có thể đã được đưa ra khỏi Nga vào Hoa Kỳ, Anh, Cyprus, Thụy Sĩ, Hà Lan và Đan Mạch (Tikhomirov, 1997).

- Người ta ước tính rằng 11.500 tỷ USD tài sản ra nước ngoài cư trú tại nơi trú ẩn thuế (The Observer, ngày 27 Tháng Ba năm 2005).

- Nghiên cứu của Christain Aid tháng 5/2008 cho thấy rằng 60 tỷ USD tiền thuế đã biến mất từ việc chuyển giao tiền và hàng hóa .

Từ những số liệu trên đã cho ta thấy thiệt hại lớn do hoạt động chuyển giá gây ra cho các quốc gia. Vậy nên, việc ban hành các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách của nhiều quốc gia.

Đến nay, hầu hết các nước phát triển như Canada, Mexico, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc… đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống chuyển giá. Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống quan điểm chủ yếu về chuyển giá là của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và của Hoa Kỳ. Hai hệ thống này tương tự như nhau ở những nội dung chính như khái niệm, phương pháp xác định giá, yêu cầu về thông tin, chứng từ lưu giữ của đối tượng nộp thuế… Hoa Kỳ có xu hướng sáng tạo ra các phương pháp xác định giá mới, đưa ra hướng dẫn riêng cho hàng hoá hữu hình và vô hình bởi Hoa Kỳ là nước tiên phong trong phát triển sản phẩm sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hầu hết các nước hiện nay đều thừa nhận

36

quan điểm của OECD trong xử lý về giá chuyển giao vì nó có tính trung lập và tương đồng trong khả năng quản lý. Hiện nay, cơ chế thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế (Advance Pricing Arragements (APA)) như là một biện pháp hiệu quả giúp cơ quan thuế đối phó với tình trạng chuyển giá. Hiện nay, một số nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng và phát triển thành công chương trình APA; các tổ chức quốc tế như Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC), Hiệp hội các nhà quản lý thuế Thái Bình Dương (PATA) đều có Hướng dẫn về chuyển giá trong đó khuyến khích áp dụng cơ chế APA.

Để phân tích rõ hơn về kinh nghiệm chống chuyển giá của các TNC. Ta sẽ đi sâu phân tích hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong đó, Hoa Kỳ đại diện cho các nước phát triển; Trung Quốc đại diện cho những nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)