Trung Quốc là nước đang phát triển, đứng đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ các TNC. Với mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% và nhiều chính sách ưu đãi, Trung Quốc thu hút được rất nhiều công ty xuyên quốc gia. Tuy nhiên song song với việc phát triển nền kinh tế thông qua nhận vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, Trung Quốc cũng phải chịu sự thất thu về thuế TNDN do các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng thủ thuật chuyển giá.
Theo Cục Thống kê Trung Quốc, vào năm 2003: gần 2/3 doanh nghiệp nước ngoài thua lỗ. Rõ ràng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cố tình báo cáo sai sự thật và đã sử dụng thủ thuật chuyển giá để tránh nộp 30 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng 4,39 tỷ USD) trong lĩnh vực thuế [16]. Do đó chính phủ Trung Quốc cũng đã tăng cường các quy định xác định giá chuyển giao và tích cực hơn trong điều tra và kiểm soát hành vi chuyển giá. Hiện nay Trung Quốc đang áp dụng các quy định chủ yếu theo các luật sau: Luật Thuế TNDN (2007); Thực hiện Quy phạm pháp luật thuế TNDN (2007); Thông tư Guoshuifa số 2 (2009).
Đầu tiên, doanh nghiệp nộp thuế được yêu cầu nộp các tài liệu liên quan về giao dịch với các bên liên kết từ giá cả, phương pháp xác định chi phí cho đến phương pháp tính toán. Cụ thể Luật thuế TNDN qui định như sau: các doanh nghiệp có các giao dịch tài sản hữu hình liên quan đến các bên liên kết có giá trị hằng năm trên 200 triệu Nhân Dân Tệ hoặc có các giao dịch giữa các bên liên kết trên 40 triệu Nhân Dân Tệ phải chuẩn bị tài liệu giải trình khi được cơ quan kiểm toán yêu cầu.
41
Các qui định chống chuyển giá của Trung Quốc cũng xây dựng dựa trên sự hướng dẫn của OECD, tuy nhiên do Trung Quốc là nước nhận đầu tư nên luật chống chuyển giá của Trung Quốc lại có nhiều điểm khác với Hoa Kỳ. Cụ thể:
Trước năm 2008, Trung Quốc duy trì song song hai hệ thống thuế, một cho doanh nghiệp trong nước và một cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, chính sách này tạo ra một sự chênh lệch về thuế suất (gần 10%) giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này đã thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhận thấy hành vi chuyển giá đem lại nhiều thất thu về thuế cũng như tạo sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nên Quốc hội Trung Quốc đã ban hành Luật thuế TNDN mới, thống nhất một mức thế suất chung cho hai hệ thống này là 25% (có hiệu lực từ ngày 01/01/2008).
Ở Trung Quốc, mỗi địa phương có một chính sách thuế khác nhau. Điều này giúp Trung Quốc linh hoạt điểu chỉnh chính sách để dễ dàng kiểm soát thao tác chuyển giá đồng thời vẫn thu hút vốn đầu tư từ TNC tại các địa phương thông qua việc thắt chặt hoặc nới lỏng việc kiểm soát hoạt động chuyển giá.
Nếu bị xác định là có hành vi chuyển giá, thì phương pháp định giá chuyển giao được cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra và áp dụng cho tất cả các loại thuế có liên quan như: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu… chứ không chỉ đơn thuần là thuế TNDN như ở Hoa Kỳ.
Để tránh tình trạng các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá, Trung Quốc cũng đưa ra Thỏa thuận xác định giá trước (APA), tuy nhiên thỏa thuận này lại được nới lỏng một số quy định; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dễ dàng tham gia đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Khi đó, bằng việc ký kết
42
một thỏa thuận xác định giá trước, cơ quan thuế Trung Quốc dễ dàng kiểm soát hoạt động kinh doanh, đặc biệt là chính sách giá chuyển giao của doanh nghiệp. Theo qui định của thỏa thuận, các công ty muốn trở thành ứng viên cho APA thì phải có tổng giá trị các giao dịch hàng năm lớn hơn 40 triệu nhân dân tệ.
Các thông tin thanh tra từ cơ quan thuế được giữ bí mật. Điều này giúp Trung Quốc có thể giải quyết gọn gàng và nhanh chóng những trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển giá mà không ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp này tại thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc đưa ra khuyến cáo cho những doanh nghiệp không tuân thủ quy định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp nộp thuế sẽ bị đưa vào danh sách thanh tra về vấn đề định giá chuyển giao từ cơ quan thuế. Và doanh nghiệp nộp thuế sẽ không được chấp nhận tham gia vào Thỏa thuận định giá trước. Việc đưa ra khuyến cáo này, giúp Trung Quốc có thể hạn chế các quyết định thực hiện thủ thuật chuyển giá của doanh nghiệp.
Theo một nghiên cứu về chuyển giá tại Trung Quốc cho thấy, trong giai đoạn 2005-2010, các trường hợp bị phát hiện và yêu cầu điều chỉnh giá chuyển giao ở Trung Quốc không ngừng ra tăng, cho thấy hiệu quả trong phương thức quản lý của cơ quan chức năng thuế của Trung Quốc [Bảng 1.2]
Bảng 1.2: Các trường hợp chuyển giá được phát hiện ở Trung Quốc
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Số trường hợp 361 257 192 152 167 178
Số thuế TNND phải
nộp bổ sung (NDT) 4,2 tỷ 5,8 tỷ 9,0 tỷ 15,8 tỷ 16,1 tỷ 16,5 tỷ
Nguồn: Financing for Development Office (2012) – “Transfer pricing in developing country final report 2012”
43
Trung Quốc đồng thời cũng đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể đối với hành vi chuyển giá. Điều 60-73 của Luật quản lí thuế quy định rằng hành vi vi phạm luật có thể bị phạt tiền, và những vi phạm nghiêm trọng như trốn thuế, gian lận thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra luật Thuế của Trung Quốc cũng qui định: từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2008 các khoản thuế trả thiếu liên quan đến hoạt động giao dịch giữa các bên liên kết sẽ phải chịu một khoản phí lãi vay bằng lãi suất cho vay Nhân dân tệ cơ bản Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc là 5% tổng mức thuế nộp thiếu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cung cấp được các tài liệu và thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh theo quy định thì 5% phụ phí này có thể được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn.
Trong năm 2009, cơ quan Thuế Trung Quốc đã đặc biệt tập trung vào các chủ thể, công ty có giao dịch với các khu vực có luật thuế thấp hoặc có giao dịch với các thiên đường thuế. Ngoài ra, các phòng thuế tại các thành phố thuộc Bắc Kinh và Thượng Hải và tại các tỉnh ven biển cũng đã rất tích cực trong việc thực hiện hoạt động kiểm toán giá chuyển nhượng, các giao dịch liên quan đến tiền bản quyền và phí dịch vụ lao động cũng được kiểm soát chặt chẽ (kết quả khảo sát chuyển giá toàn cầu, Ernst & Young, 2009). Cũng theo nguồn này công bố, trong những năm qua, cơ quan thuế đã tập trung vào các ngành may mặc, điện tử và viễn thông, thực phẩm và nước giải khát, bán lẻ, công nghiệp, ô tô, dược phẩm, và các ngành công nghiệp dịch vụ, cũng như về các vấn đề tài chính liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng và các công ty có vốn đầu tư ra bên ngoài.
Hiện nay, các phòng thuế cũng tăng cường các công cụ như công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu để hỗ trợ cho công tác chống tránh thuế. Phòng thuế cũng đang gia tăng huấn luyện cho các chuyên gia chống trốn thuế bao gồm cả đào tạo ngắn hạn và dài hạn, cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài.
44
Ngoài ra, các sở thuế cũng đã tuyển dụng thêm sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành liên quan để bổ sung thêm vào lực lượng chống trốn thuế.