Điều kiện để các TNC thực hiện chuyển giá

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam (Trang 30)

1.1.3.1 Sự khác biệt về mức thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia nhận đầu tư

Khi phát hiện ra thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa hai quốc gia có sự khác biệt lớn, với mục tiêu luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình các TNC sẽ tiến hành thực hiện hành vi chuyển giá nhằm mục đích giảm thiểu tối đa khoản thuế mà TNC này phải nộp cũng như là tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của TNC. Thủ thuật chuyển giá mà các TNC thường sử dụng đó là nâng giá mua đầu vào các nguyên, vật liệu, hàng hóa và hạ giá bán ra hay giá xuất khẩu tại các công ty con đóng trên các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao. Như vậy, bằng cách thực hiện này thì TNC đã chuyển một phần lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao sang quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp và như vậy mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đã được thực hiện.

Hiện nay, mức thuế TNDN của các quốc gia có sự chênh lệnh rất lớn. Các nước phát triển với mức thuế TNDN trung bình khoảng từ 30-40% trong khi đó các nước đang phát triển và nước nghèo có mức thuế thấp hơn [Bảng 1.1]. Nguyên nhân chính xuất phát từ nhu cầu thu hút vốn đầu tư và công nghệ, nên một số nước đang phát triển và kém phát triển lựa chọn việc duy trì mức thuế suất rất ưu đãi. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho TNC thực hiện thủ thuật chuyển giá, điển hình là ở các quốc gia được mệnh danh là “thiên đường thuế” như Bahamas, Bermuda với mức thuế TNDN ở mức tối thiểu.

24

Bảng 1.1: Thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước (2011)

Trung Quốc 25% Anh 28% Bahamas 0%

Thai Lan 30% Hoa Kỳ 40% Bahrain 0%

Singapo 17% Pháp 33,33% Bermuda 0%

Nhật Bản 40,69% Đức 29,37% Cayman Islands 0%

Nguồn: KPMG International (2011) – “Corporate and Indirect Tax Rate Survey 2011”

Thực hiện khai thuế tại những nơi có mức thuế thấp nhất để hưởng lợi nhờ chênh lệch mức thuế. Các công ty thường khai thuế theo cơ sở hạch toán tối đa lợi nhuận tại nơi nào có mức thuế thấp nhất trong số các quốc gia có trụ sở, chi nhánh hoặc nơi bán hàng của công ty. Với mục đích đó, nhiều công ty xuyên quốc gia còn mở chuỗi văn phòng để chuyển lợi nhuận tới các thiên đường thuế khắp thế giới, như Ailen, Hà Lan, Luxembourg, British Virgin Islands.

Bên cạnh đó, luật pháp ở hầu hết các nước đều cho phép các công ty có hoạt động bán hàng trực tuyến được lựa chọn đóng thuế ở nơi nào họ muốn. Vì vậy, doanh nghiệp thường chọn khai thuế ở những nơi có mức thuế suất thấp nhất, dù đó không phải là nơi tiêu thụ chính đối với hàng hoá, dịch vụ của công ty.

1.1.3.2 Chính sách về thuế đối với các công ty xuyên quốc gia

Đối với các nước đang phát triển, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một mục tiêu vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ góp phần mở rộng lưu thông thương mại, nâng cao nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp chủ chốt, giải quyết vấn đề nguồn nhân lực mà còn giúp các nước này tiếp cận dễ dàng hơn với nền công nghệ tiên tiến thông qua chuyển giao công nghệ. Chính vì vậy mà chính sách về thuế đối với TNC ở các nước

25

này cũng có nhiều ưu đãi hơn. Điều này đã tạo điều kiện cho TNC dễ dàng hơn trong việc thực hiện hành vi chuyển giá.

Có thể lấy Trung Quốc là một ví dụ, mặc dù hiện nay Trung Quốc đã thắt chặt hơn chính sách thuế của mình, song đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, TNC nói riêng thì các chính sách này được điều chỉnh linh hoạt. Cụ thể, các tài liệu liên quan đến hoạt động chuyển giá của TNC được cơ quan kiểm toán Trung Quốc giữ bí mật. Điều này giúp cho TNC có cơ hội giải quyết dễ dàng với cơ quan thuế nếu bị phát hiện có hành vi chuyển giá mà không ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của mình. Không chỉ ở Trung Quốc, mà tại hầu hết các nền kinh tế đang phát triển khác, lợi dụng nhu cầu về vốn đầu tư của địa phương sở tại và năng lực tài chính dồi dào của mình, các TNC có thể gây sức ép lên cơ quan thuế và chính quyền để thực hiện những cuộc đàm phán khi hành vi chuyển giá bị xem xét, phát hiện. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ không công khai thông tin về vi phạm của TNC, ngược lại TNC cũng phải thực hiện hạn theo các điều khoản trong đàm phán như hạn chế mức độ chuyển giá.v.v.

1.1.3.3 Quyền sở hữu toàn bộ và sự quyết định chuyển lợi nhuận

Các doanh nghiệp có thể áp dụng thủ thuật chuyển giá thông qua 2 loại hình là: sở hữu toàn bộ và liên doanh nhằm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, thao tác chuyển giá trong công ty liên doanh khó khăn hơn công ty sở hữu toàn bộ. Bởi khi thực hiện chuyển giá, xung đột lợi ích giữa các đối tác liên kết sẽ xuất hiện. Trong khi đó, công ty có sở hữu toàn bộ như TNC lại dễ dàng thực hiện chuyển giá hơn, bởi các lí do sau:

Thứ nhất, doanh thu của chi nhánh được sở hữu toàn bộ bởi một công

ty mẹ sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với tổng doanh thu của toàn bộ công ty. Bản chất của chuyển giá chính là nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho toàn bộ công ty.

26

Chính vì thế, nếu doanh nghiệp hoạt động theo mô hình sở hữu toàn bộ thì sẽ không phải gặp vấn đề về thương lượng lợi nhuận đối với các đối tác liên kết.

Thứ hai, vì cấu trúc của TNC là mô hình công ty mẹ con, hoạt động

một cách đồng nhất về chiến lược kinh doanh nên quá trình chuyển giao giá nội bộ sẽ không gặp phải sự phản đối của các bên liên quan. Đồng thời, chi nhánh con sẽ dễ dàng thay đổi thao tác chuyển giá của mình trước mức thuế tại nước ngoài dưới sự quyết định của công ty mẹ.

1.1.3.4 Lợi thế về công nghệ của các TNC

TNC thường là các doanh nghiệp sở hữu những công nghệ tiên tiến nhất với chi phí R&D (Nghiên cứu & Phát triển) cao; nên các doanh nghiệp này dễ dàng thoát khỏi sự kiểm soát của kiểm toán viên thuế. Bởi những lí do sau:

Thứ nhất, TNC với công nghệ cao thường có xu hướng tự thực hiện

thao tác định giá chuyển nhượng do các sản phẩm của họ rất khó để thiết lập được giá thị trường bởi tính chất đặc thù của sản phẩm. Bên cạnh đó, các hoạt động công nghệ cao có liên quan đến thanh toán tiền bản quyền vì thế rất khó để tính toán mức giá tiêu chuẩn.

Thứ hai, Như đã phân tích ở trên, nhằm thu hút vốn dành cho R&D và

nhu cầu tiếp cận với công nghệ tiên tiến của các quốc gia nhận đầu tư nên chính sách về thuế đối với doanh nghiệp có R&D cao thường có sự ưu tiên hơn các doanh nghiệp có R&D thấp.

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)