Tuy đã tiến hành thanh, kiểm tra và thu được một số kết quả nhất định, nhưng số lượng doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá vẫn còn rất lớn. Số thuế truy thu được cũng còn khá khiêm tốn. Điều này xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động chống chuyển giá tại Việt Nam. Cụ thể:
3.1.2.1 Khuôn khổ pháp lý chưa đủ mạnh
Xét ở cấp độ văn bản luật thì quy định về chuyển giá và chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Như đã phân tích trên, mới chỉ có Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế quy định một nội dung có liên quan có thể được vận dụng làm cơ sở để đấu tranh chống chuyển giá. Ngoài ra, các quy định về định giá chuyển giao chỉ mới dừng ở cấp thông tư nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Hiện nay cũng chưa có quy định rõ ràng về các khoản chi ngân sách phục vụ chống chuyển giá (chi phí để mua thông tin, chi phí điều tra, xác minh...). Chưa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (công an, tham tán kinh tế) để giúp ngành Thuế thu thập thông tin phục vụ công tác chống chuyển giá..
Thứ hai, Thông tư 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính không đề cập đến vấn đề thỏa thuận xác định giá trước APA. “Thỏa thuận xác định giá trước” là thỏa thuận được ký kết bởi doanh nghiệp nộp thuế và cơ quan thuế. “Thỏa thuận xác định giá trước” thiết lập chính sách giá (hoặc khung lợi nhuận) áp dụng cho các giao dịch liên kết, được thống nhất ý kiến trước giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp nộp thuế. Do đó sẽ làm tiêu tốn thêm chi phí, thời gian, nhân lực… nhằm tuân thủ yêu cầu về việc chuẩn bị và cập nhật chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định giá chuyển giao.
73
Mặc dù thông tư 117/2005/TT-BTC đã ghi khác chi tiết và đầy đủ về vấn đề xác định giá chuyển giao song các cơ quan tài chính vẫn không áp dụng thông tư này một cách đầy đủ và chi tiết. Đặc biệt, chúng ta không dùng “Phương pháp chuyển giao lợi nhuận ròng” để xác định giá chuyển giao, điều này làm giới hạn việc điều tra so sánh.
3.1.2.2 Thiếu công cụ để chống chuyển giá hiệu quả
Để giảm thiểu hành vi chuyển giá nhưng vẫn thu hút được vốn đầu tư từ TNC, Trung Quốc ký kết Thỏa thuận xác định giá trước (Advanced Pricing Agreements hay APA). Hiện nay, cũng có rất nhiều nước khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đưa “thỏa thuận xác định giá trước” vào luật chống chuyển giá của mình, ví dụ như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, Sing-ga-po… Ở Việt Nam, không có qui định về việc áp dụng “thoả thuận xác định giá trước” mà mới chỉ đang dự thảo đưa "Thỏa thuận xác định giá trước" vào Luật trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, những quy định của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khía cạnh cung ứng nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ đầu vào đầu ra, mà chưa có quy định liên quan tới vay hoặc cho vay
3.1.2.3 Hạn chế nguồn lực
Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn nhân lực và cơ sở dữ liệu.
Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyên trách trong công tác kiểm soát và kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn thiếu. Điều này không những giảm hiệu quả trong công tác điều tra mà còn có thể dẫn tới tình trạng tham nhũng. Khi các TNC thực hiện các biện pháp vận động hành lang nhằm che giấu hành vi chuyển giá của mình.
Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về các đơn vị liên kết của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như về các giao dịch độc lập để so sánh còn rất hạn chế. Đặc biệt trong những lĩnh vực hay sản phẩm đặc trưng, độc
74
quyền. Gây ra hạn chế trong việc xác định giá thị trường để so sánh với giá chuyển giao của các TNC.
Hiện tại các nguồn thông tin đang được cơ quan thuế thường xuyên sử dụng (từ cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ kê khai thuế của các doanh nghiệp và báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán) còn nhiều hạn chế, cụ thể: Thông tin cung cấp từ giấy chứng nhận đầu tư thường bị hạn chế do chỉ cung cấp được thông tin về các bên liên kết không thể hiện được các giao dịch trong kỳ phát sinh đối với các bên liên kết. Thông tin từ báo cáo tự kê khai thông tin giao dịch liên kết của doanh nghiệp bị hạn chế do phụ thuộc vào tính trung thực khi kê khai của doanh nghiệp. Đối với báo cáo kiểm toán, các thông tin cung cấp mang tính độc lập, trung thực cao và theo chuẩn mực kiểm toán và kế toán yêu cầu phải trình bày và thể hiện đầy đủ thông tin quan hệ giao dịch liên kết trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chế độ báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp không mang lại đầy đủ thông tin như yêu cầu, còn nhiều doanh nghiệp né tránh không phản ảnh thông tin giao dịch liên kết. Hiệu quả của việc kiểm toán độc lập còn hạn chế.
Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, song kho dữ liệu này còn khá nghèo nàn do nguồn thông tin có được chủ yếu từ lịch sử chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế và từ quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, chưa có được nguồn thông tin đa dạng và cập nhật kịp thời từ các cơ quan quản lý nhà nước và các nguồn cung cấp thông tin khác.
3.1.2.4 Nên áp dụng các phương pháp chống chuyển giá triệt để
hay không
Ngoài ra, trong bối cảnh hiện tại, khi Việt Nam vẫn là nước đang phát triển với nền công nghệ nghèo nàn lạc hậu thì nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý từ các TNC là những yếu tố vô cùng quan trọng cho quá trình
75
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta. Chính vì thế, Việt Nam đang đứng giữa câu hỏi khó có lời giải đáp, đó là nên áp dụng các phương pháp chống chuyển giá triệt để hay định hướng ưu tiên đối với nguồn đầu tư từ TNC. Đây là bài toán khá hóc búa mà các nhà hoạch định chính sách đang phân vân. Và cũng chính vì lý do này, các TNC có thể tiến hành đàm phán hoặc gây sức ép đối với cơ quan thuế khi các trường hợp chuyển giá bị phát hiện.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, sai phạm trong vấn đề chuyển giá liên qua đến 3 khâu: Việc định giá doanh nghiệp để góp vốn liên doanh liên kết; việc định giá các tài sản trí tuệ, các phát minh sáng chế; việc khai gian giá vật tư đầu vào, đầu ra trong suốt quá trình kinh doanh.
Theo nhiều phân tích, khó khăn lớn nhất trong chống chuyển giá, là làm sao xác định được giá thị trường, giá giao dịch độc lập. Ông Colin Clavey, chuyên gia của OECD cho biết, một trong những nguyên tắc hàng đầu là phải xác định được giá độc lập. Tuy nhiên trên thực tế, cũng giống như giá thị trường, đã được quy định tại Thông tư 66/2010/BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, song xác định được thế nào là giá độc lập là không đơn giản.