Tình hình chuyển giá của các TNC ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam (Trang 52)

Chuyển giá đã và đang được các tập đoàn đa quốc gia sử dụng như một công cụ hữu hiệu để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, là một trong các cách tăng lợi nhuận chung của tập đoàn trên toàn cầu với chi phí ít tốn kém nhất. Với chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, các dự án đầu tư đã không ngừng tăng lên cả về số lượng và quy mô, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế đất nước tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và các TNC nói riêng cũng có đóng góp lớn trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngân sách tăng dần từng năm. [Bảng 2.1]

Bảng 2.1: Đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong NSNN

Năm

Thu ngân sách của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài (Tỷ đồng)

Tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong

ngân sách (%) 2002 7.276 5,87 2003 9.942 6,53 2004 15.109 7,91 2005 19.081 8,36 2006 25.838 9,25 2007 31.388 9,94 2008 43.848 10,52 2009 50.659 11,45 2010 62.821 11,26

46

Tuy nhiên, xét trên phương diện quản lý thuế, cơ quan thuế đang phải đối mặt với tình hình kê khai thua lỗ kéo dài của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng các công ty này vẫn tiếp tục duy trì sản xuất và gia tăng đầu tư mở rộng thị trường tại Việt Nam. Đây chính là dấu hiệu của hoạt động chuyển giá của các TNC với các bên liên kết để tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế TNDN. Điển hình tại một số địa phương như: Bình Dương, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu; tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, tỷ lệ số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kê khai lỗ lần lượt là 60% và 52,2%.

Một số doanh nghiệp lỗ liên tục nhiều năm liền như: Công ty Coca Cola Việt Nam liên tục khai báo lỗ từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, có năm số lỗ chiếm gần bằng 1/3 doanh thu.

Công ty B.A.T Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh sản xuất ra thuốc lá 555, liên tục khai báo lỗ từ năm 2004, có số lỗ rất lớn. Cá biệt, có năm số lỗ chiếm đến 90% doanh thu. Một doanh nghiệp khác là Metro Cash&Carry Việt Nam (siêu thị Metro) cũng lỗ nhiều năm liền. Mặc dù doanh số bán của Metro Cash mỗi năm lên đến 10.000 tỷ đồng nhưng vẫn... khai lỗ.

Năm 2009, cả nước có đến 760/1.358 (56%) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam kê khai lỗ, trong đó hầu hết các doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong ba năm liên tiếp 2007-2009. Tính riêng TP Hồ Chí Minh có khoảng 3500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong nhiều năm qua, 500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn Thành phố báo lỗ trong năm 2009, năm 2008 là 50% và năm 2007 là 70%.Tỉnh Lâm Đồng có tận 104/111 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo lỗ từ 2006-2010.Tỉnh Bình Dương cũng có đến 50% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo lỗ từ 2006-2010.

47

Trên đây là những dấu hiệu của chuyển giá và thực tiễn hoạt động này diễn ra tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam (Trang 52)