Tác động từ hoạt động chuyển giá của các TNC ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam (Trang 63)

2.1.2.1 Tác động tích cực

Doanh nghiệp chuyển giá về Việt Nam do có mức thuế thu nhập thấp hơn nước mà doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất và xuất khẩu và có tiềm năng về tiêu thụ sản phẩm, thì Việt Nam sẽ thu về được phần thuế đúng mức. Bên cạnh đó, các TNC có thể gia tăng đầu tư vào Việt Nam, bằng chứng là rất nhiều doanh nghiệp lớn có mức lợi nhuận thấp hoặc báo lỗ nhưng vẫn duy trì hoặc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, với hiện tượng chuyển giá, trong ngắn hạn, người tiêu dùng được hưởng lợi khi mua hàng giá rẻ vì các doanh nghiệp TNC trong giai đoạn

57

đầu có thể hạ giá để giành thị phần. Nhưng về lâu dài, khi họ thành công và chiếm lĩnh thị trường và thị phần, người tiêu dùng sẽ buộc phải tuân theo luật chơi, mà chính xác hơn là sẽ phụ thuộc vào sản phẩm, vào giá cả cao mà các TNC này đưa ra.

2.1.2.2 Tác động tiêu cực

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, hành vi chuyển giá giữa các doanh nghiệp sẽ nảy sinh cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệp khác, làm giảm nguồn thu thuế của nhà nước cũng như ảnh hưởng đến giá cả đầu vào và đầu ra. Vì vậy đây là hành vi bị cấm. Có thể phân tích cụ thể ảnh hưởng xấu của chuyển giá đến Việt Nam như sau:

a. Thất thu ngân sách nhà nước từ thuế TNDN và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Như phân tích ở trên, cùng với hoạt động chuyển giá, một phần lợi nhuận của các TNC bị chuyển ra nước ngoài dẫn tới thất thu ngân sách Nhà nước. Năm 2009, có 760/1.358 (tương đương 56%) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động kinh doanh ở Việt Nam kê khai lỗ. Trong số đó có rất nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất trong năm 2010 và 2011. Với rất nhiều trường hợp nghi ngờ chuyển giá của các doang nghiệp lớn trong nhiều năm liên tiếp, có thể thấy được khoản thất thu trong ngân sách nhà nước là rất lớn.

b. Tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh

Chuyển giá tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa TNC với doanh nghiệp nội địa Việt Nam. Do môi trường kinh doanh không minh bạch, hầu hết các công ty chuyển giá sẽ có lợi thế hơn về lợi nhuận và vốn so với các công ty chỉ sản xuất các sản phẩm trong nước. Như vậy TNC đó sẽ có nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá. Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm

58

túc hơn nên ít nhiều sẽ thua thiệt với TNC. Ví dụ cùng một mặt hàng nhưng TNC có công nghệ sản xuất tiên tiến hơn với một mức giá hợp lý hơn và phương thức nghiên cứu tiếp cận thị trường chuyên nghiệp hơn sẽ thu hút người tiêu dùng hơn so với các sản phẩm nội địa.

Hơn nữa, không ít trường hợp các doanh nghiệp liên doanh có vốn FDI liên tục thua lỗ (do chuyển giá) đã khiến cho phần vốn góp của phía Việt Nam (chủ yếu là góp vốn bằng quyền sử dụng đất) bị hao hụt, thậm chí mất hẳn, buộc phía Việt Nam phải nhượng lại phần vốn góp do không chịu nổi thua lỗ, biến doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ còn có có thể gây ra “giá trị ảo” cho các tài sản cố định cũng như làm sai lệch giá trị thực của nguồn vốn FDI. Thêm vào đó, các TNC còn có thể tiến hành nhập những máy móc cũ và lạc hậu nhằm tăng tỷ lệ khấu hao và gây khó khăn trong kiểm định giá trị thực. Điều này vô hình chung còn gây ra nguy cơ biến Việt Nam thành mục tiêu của những công nghệ cũ, lạc hậu, gây những tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, xét cả 3 giai đoạn (2000 – 2006, 2006 – 2011 và 2000 – 2011), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động kém hiệu quả nhất về mặt sử dụng vốn. Trong cả giai đoạn 2000 – 2011, để tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm, khu vực này phải bỏ ra 10,13 đồng vốn. Xét trong giai đoạn 2006 – 2011, giá trị này phải là 17,42 đồng mới có được 1 đồng giá trị tăng thêm.

c. Tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam

Đóng góp của các TNC vào thương mại xuất khẩu của Việt Nam là không thể phủ nhận. Các doangh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp phần rất tích cực vào mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng khả năng xuất khẩu với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 150-160%GDP, thuộc nhóm nước xuất

59

khẩu hàng đầu một số mặt hàng như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, hàng may mặc, giày dép, v.v.

Tuy nhiên, dù kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh song kim ngạch nhập khẩu cũng tăng nhanh không kém và kết quả là nếu loại trừ yếu tố dầu thô thì khu vực FDI cũng nhập siêu với qui mô lớn, tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam.

Ngoài nguyên nhân cơ bản là hạn chế trong khả năng cung cấp sản phẩm trong nước thì thâm hụt thương mại lớn của khu vực FDI còn có nguyên nhân từ chuyển giá. Khi các công ty con tiến hành nâng khống giá nguyên vật liệu hay các yếu tố đầu vào khác được nhập khẩu từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, chuyển giá còn làm cho thặng dư tài khoản vốn (một phần nhờ dòng vốn FDI vào) trở nên thiếu bền vững, vì không thể xác định đúng giá trị của cá khoản đầu tư FDI, kéo theo tính thiếu bền vững của cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối. Như vậy, các biện pháp chống chuyển giá cần đồng bộ với các biện pháp giảm thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân vãng lai, kiểm soát tài khoản vốn, quản lý cán cân thanh toán cũng như quản lý ngoại hối và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái.

Hơn nữa, do sức hấp dẫn của lợi nhuận thu được từ chuyển giá nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể không quan tâm khai thác các yếu tố đầu vào từ thị trường trong nước thay vì nhập khẩu, do đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó có cơ hội tiếp cận với những công nghệ tiên tiến cũng như nguồn vốn đầu tư.

Tóm lại, một vài lợi ích của chuyển giá không bù đắp được những thiệt hại kinh tế tài chính to lớn mà chuyển giá gây ra cho nước nhận FDI. Chính vì vậy, chống chuyển giá là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư FDI.

60

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam (Trang 63)