Đánh giá tình hình kiểm soát sử dụng vốn vay ODA

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sử dụng vốn vay ODA ở Việt Nam (Trang 82)

- Nội dung đánh giá thực hiện dự án Có thể trên các mặt sau:

Đánh giá tình hình kiểm soát sử dụng vốn vay ODA

Sau một thời gian dài từ năm 1993 đến năm 2000, công tác kiểm soát việc sử dụng vốn vay ODA bị buông lỏng, tr-ớc năm 1998 chỉ có 15% cơ quan thực hiện, nên những v-ớng mắc ách tắc về cơ chế, quá trình thực hiện vốn vay ODA không đ-ợc giải quyết kịp thời làm cho hiệu quả dự án và hiệu quả quản lý vốn vay ODA rất thấp. Nghị định 17/2001/NĐ-CP đ-ợc ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát và theo dõi việc sử dụng vốn vay

ODA b-ớc đầu nó đã phát huy hiệu quả. Hiện nay, đã có 70 đến 80% cơ quan (Ban quản lý dự án) gửi báo cáo đúng hẹn, có tác dụng phát hiện giải quyết kịp thời những ách tắc, v-ớng mắc trong sử dụng vốn vay ODA. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số vấn đề cần đổi mới và hoàn thiện. [14]

- Trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ quản lý dự án hoặc t- vấn giám sát còn ch-a cao nên hiệu quả giám sát quá trình thực hiện dự án vốn vay ODA của các nhà thầu còn kém. Làm ảnh h-ởng tới chất l-ợng công trình. Mặt khác, cũng làm cho chất l-ợng của các báo cáo do Ban quản lý dự án đ-a ra ch-a sát với thực tế.

- Ch-a có chế tài xử lý và những chế độ khen th-ởng cụ thể đối với các Ban quản lý dự án và các cơ quan Nhà n-ớc tham gia kiểm soát thực hiện đúng quy định về thời gian và đảm bảo chất l-ợng cao của các báo cáo kiểm soát. nên tình trạng vi phạm chế độ báo cáo còn xảy ra phổ biến, làm ách tắc thông tin phản hồi, gây chậm trễ trong quá trình thực hiện vốn vay ODA.

- Chất l-ợng công tác kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà n-ớc bị phụ thuộc vào chất l-ợng các bản báo cáo của các ban quản lý dự án. Trong khi ch-a quy định rõ cơ chế kiểm soát trực tiếp, thẩm định lại chất l-ợng của các bản báo cáo thực hiện cũng nh- hệ thống thông tin trực tuyến từ cơ sở (các dự án đang thực hiện, đang vận hành, khai thác) đến các cơ quan Nhà n-ớc về vốn vay ODA.

2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay ODA

Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn vay ODA là một khâu quan trọng trong quản lý, tuy nhiên trong những năm vừa qua công tác này không đ-ợc quan tâm, bị buông lỏng cả về cơ sở pháp lý lẫn tổ chức thực hiện đánh giá

thực tế. Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 đ-ợc ban hành b-ớc đầu tạo ra cơ sở, hành lang pháp lý cho công tác đánh giá. Theo Nghị định này quy định thì các cơ quan liên quan đến đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn vay ODA.

Đánh giá đầu kỳ: Ban quản lý dự án, chủ đầu t- chịu trách nhiệm thực hiện công việc đánh giá ban đầu. Tiến hành ngay sau khi bắt đầu thực hiện ch-ơng trình dự án nhằm xem xét tình hình thực tế của dự án so với văn kiện đ-ợc ký kết để tìm ra giải pháp cho khâu thiết kế kỹ thuật và lập kế hoạch thực hiện chi tiết.

Đánh giá giữa kỳ: Tiến hành vào giữa thời gian thực hiện dự án nhằm xem xét quá trình thực hiện từ khi bắt đầu và đề xuất các điều chỉnh cần thiết.

Đánh giá kết thúc: Ban quản lý dự án, chủ đầu t- và cơ quan chủ quản có nhiệm vụ đánh giá kết thúc; tiến hành ngay sau khi kết thúc dự án nh- xem xét các kết quả đạt đ-ợc và tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện, rút ra các kinh nghiệm cần thiết làm cơ sở lập báo cáo kết thúc.

- Bộ Kế hoạch và Đầu t- chủ trì kết hợp với Bộ Tài chính, Cơ quan chủ quản tiến hành nhiệm vụ đánh giá vận hành (đánh giá hoạt động): tiến hành vào thời điểm thích hợp trong vòng 5 năm, với các vấn đề: đánh giá về các mặt tổ chức, quản lý và điều hành dự án. Đánh giá những ảnh h-ởng trực tiếp, gián tiếp của dự án tới những ng-ời h-ởng lợi, tới môi tr-ờng (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội môi tr-ờng sống) xung quanh dự án.

Với cơ sở pháp lý đ-a ra nh-ng trên thực tế hiện nay công tác đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay ODA bị buông lỏng và ch-a thực hiện đúng hoặc có thực hiện ở cấp Ban quản lý dự án chủ đầu t- và cơ quan chủ quản thì mang

tính chất qua loa, lấy lệ và chất l-ợng không cao và mang tính chất đơn lẻ, phạm vi ở một dự án còn việc đánh giá tổng thể các dự án trên một ngành, một vùng hoặc trên bình diện quốc gia trong một thời gian nhất định thì ch-a thực hiện đ-ợc. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do:

- Do thiếu sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa ph-ơng về công tác đánh giá nên không coi nó là nhiệm vụ th-ờng xuyên và phải đ-a vào kế hoạch quản lý hàng năm. Mặt khác, do thực tế ở Việt Nam các dự án đầu t- từ nguồn vốn ngân sách cấp đều không thực hiện nhiệm vụ đánh giá trong và sau khi hoàn thành nên nó cũng ảnh h-ởng tới công tác đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay ODA.

- Do kiến thức của cán bộ về chuyên môn phân tích và đánh dự án còn hạn chế, cán bộ ch-a có điều kiện thuận lợi để học tập, bồi d-ỡng và đ-ợc đào tạo lại về kiến thức này ở trong cũng nh- ngoài n-ớc. Trong khi đó, các trung tâm t- vấn về đánh giá tác động của dự án ở Việt Nam ch-a phát triển hoặc có các trung tâm của n-ớc ngoài có thể thực hiện nh-ng chi phí quá cao.

- Kinh phí phục vụ công tác đánh giá mới đ-ợc đ-a ra trên văn bản nh-ng cơ chế tạo lập quỹ, vận hành và sử dụng cho công tác đánh giá đặc biệt là đánh giá giai đoạn vận hành là ch-a ban hành, h-ớng dẫn nên việc đánh giá có muốn cũng khó thực hiện.

- Với hệ thống thông tin trực tuyến từ cơ sở đến Trung -ơng về quản lý việc sử dụng vốn vay ch-a đ-ợc xây dựng hoàn chỉnh và hệ thống thông tin kinh tế, xã hội văn hoá, chính trị của ngành, địa ph-ơng và của đất n-ớc ch-a đ-ợc quản lý thống nhất và có sự chia sẻ hợp lý nên việc đánh giá đúng, chính xác hiệu quả sử dụng vốn vay ODA trên bình diện từng dự án và tổng thể là khó khăn. [7]

ch-ơng 3:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sử dụng vốn vay ODA ở Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)