Nguyên nhân của các hạn chế trong thu hút và triển khai các dự án FDI vào phát

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 94)

FDI vào phát triển các dịch vụ du lịch ở Việt Nam những năm qua.

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan.

Một là, mặc dù Việt Nam có nhiều lợi thế về du lịch cũng như thu hút đầu tư FDI vào du lịch như đã phân tích ở trên nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong cuộc cạnh tranh nguồn vốn này với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore vv… khi cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện, điện, nước và các yếu tố khác phục vụ cho phát triển du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng cao của nền kinh tế nói chung, của ngành du lịch nói riêng, do vậy không tạo được lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Đặc biệt, Trung Quốc sau khi trở thành thành viên WTO, với thị trường rộng lớn trên 1,3 tỷ dân, môi trường du lịch phát triển mạnh với nhiều địa điểm du lịch gắn với lịch sử, văn hóa lâu dài

87

của Trung Quốc, cùng với chính sách thông thoáng đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Sự cạnh tranh về thu hút ĐTNN giữa các nước trong khu vực đang diễn ra ngày càng gay gắt. Hơn nữa, dòng vốn FDI ngày càng thông minh hơn và sẽ chỉ tìm đến những nơi có hiệu quả đầu tư cao nhất.

Hai là nền kinh tế thế giới trong những năm vừa qua tồn tại nhiều bất ổn. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới năm 2008-2009 có tác động không nhỏ tới dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây. Thứ nhất là làm giảm sút nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới do kinh tế khó khăn, các nhà đầu tư thu hẹp diện đầu tư tránh rủi ro. Thứ hai là ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư của các công ty mẹ ở những nước này do đó khả năng đầu tư mới và bổ sung vốn của các dự án vào Việt Nam cũng bị hạn chế, việc thực hiện rót vốn đầu tư đã cam kết cũng gặp khó khăn. Đây chính là nguyên nhân một số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung, dự án vào lĩnh vực du lịch nói riêng không thể hoàn thành như kế hoạch ban đầu. Khủng hoảng cũng tác động đến nhu cầu tiêu dùng và sử dụng dịch vụ du lịch, số khách đi du lịch nước ngoài giảm khiến thị trường dịch vụ du lịch bị thu hẹp và do đó tác động xấu đến khả năng xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm và dịch vụ du lịch của các dự án FDI.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan.

Bên cạnh những yếu tố khách quan như trên sự giảm sút các dự án FDI vào ngành du lịch còn có nguyên nhân do những hạn chế của chính môi trường kinh doanh tại Việt Nam, những bất cập trong một số cơ chế, chính sách nói chung, trong đó có những cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư vào ngành du lịch.

Một là, thiếu quy hoạch mang tính tổng thể và có tính chiến lược dài hạn trong thu hút đầu tư nước ngoài nói chung, thu hút đầu tư vào ngành du lịch nói riêng.

Công tác lập quy hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực nhất định. Đối với ngành du lịch, Việt Nam đã có quy hoạch phát triển cho giai đoạn 1995-2010. Tuy nhiên, quy hoạch này mới chỉ

88

tập trung vào việc phát triển các ngành, các vùng du lịch nói chung, chưa có những khuyến khích cụ thể đối với việc nguồn vốn FDI. Việt Nam thiếu một chiến lược thu hút FDI phù hợp với bối cảnh hội nhập và nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Hiện nay, các quy hoạch đã có phần lớn là chắp vá, manh mún, ngắn hạn và hầu như mang tính tự phát của các vùng, các địa phương. Từ năm 2005, Việt Nam sửa đổi Luật đầu tư bằng việc thống nhất Luật ĐTNN và Luật Đầu tư trong nước và thực hiện phân cấp cấp giấy phép ĐTNN về địa phương. Tuy nhiên, việc phân cấp đầu tư mạnh, nhiều khi không phù hợp với năng lực của cán bộ các địa phương dẫn đến việc thẩm đinh, phê duyệt và cấp phép các dự án đầu tư còn thiếu chính xác, nhiều dự án được cấp phép nhưng không thể thực hiện do nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính như đã cam kết. Nhiều địa phương vì thu hút vốn FDI đã thực hiện “trải thảm đỏ” với các ưu đãi quá mức để thu hút được dự án dẫn đến tình trạng các dự án du lịch được thực hiện tràn lan, không theo quy hoạch chung, công tác quản lý hậu cấp phép lại không đồng bộ và lỏng lẻo. Từ đó, không ít chỗ dự án đầu tư khó triển khai hoặc triển khai chậm trễ do gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng (vì chưa được quy hoạch). Ngoài ra, việc vốn đầu tư nước ngoài nói chung, vốn FDI vào du lịch nói riêng chỉ tập trung vào các địa phương có điều kiện thuận lợi ngoài yếu tố phù hợp với việc phát triển dự án du lịch ở địa phương đó thì đây cũng là những địa phương có quy hoạch cụ thể, rõ ràng, xác định được lượng vốn đầu tư và lĩnh vực cần thu hút, từ đó tạo được sức hấp dẫn với nhà đầu tư.

Hai là do khó khăn trong tuyển dụng lao động có trình độ cao, phù hợp với các dự án FDI du lịch.

Trong nhiều năm qua, một trong những yếu tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là nguồn lao động dồi dào, trẻ và chi phí thấp hơn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, du lịch là ngành có những yêu cầu khắt khe về chất lượng lao động, đặc biệt là lao động có năng lực nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ để đáp ứng các yêu cầu của việc triển khai các dự án du lịch, nhất là hầu hết các dự án đều hướng tới đối tượng khách du lịch có thu nhập cao, đặc biệt là người nước ngoài. Hiện nay, tỷ lệ lao động đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển chọn của các

89

nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực du lịch thường rất thấp, đặc biệt là những vị trí cần người có năng lực cao như quản lý, giám đốc điều hành. Điều này làm giảm phần nào sức hấp dẫn đối với việc thu hút vốn FDI vào phát triển du lịch ở Việt Nam. Khó khăn này bắt nguồn từ hệ thống đào tạo nghề về du lịch ở Việt Nam còn chưa phù hợp và đáp ứng được thực tế phát triển của ngành.

Hiện nay, Việt Nam đã có khoảng 42 cơ sở đào tạo nghề cho ngành du lịch, với khoảng 700 giáo viên dạy các chuyên ngành về du lịch ở các cấp học, trong đó khối cao đẳng và trung học chiếm 61,2%, dạy nghề chiếm 11,4%, đại học chiếm 27,4%. Trong các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay, tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên chiếm khoảng từ 20 đến 30/1. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới đào tạo, phát triển nhân lực du lịch trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng, đội ngũ nhà giáo và công chức quản lý đào tạo du lịch còn nhiều bất cập.

Đội ngũ giáo viên, giảng viên hạn chế về số lượng và chất lượng. Phần lớn các giáo viên, giảng viên được đào tạo trong cơ chế bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ sở đều phải đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu mới. Số giáo viên, giảng viên trẻ (dưới 30 tuổi) chiếm khoảng 45%, được đào tạo cơ bản, nhưng kinh nghiệm thực tế chưa nhiều. Nhìn chung kiến thức chuyên sâu về du lịch và phương pháp giảng dạy của giáo viên còn mang nặng tính lý thuyết, số giáo viên sử dụng thông thạo ngoại ngữ không nhiều. Do đó, hầu hết các sinh viên ra trường không thể đáp ứng được với yêu cầu của nhà đầu tư. Các doanh nghiệp có vốn FDI sau khi tuyển dụng phải tổ chức đầu tư đào tạo lại toàn bộ đội ngũ nhân viên mới có thể làm việc phục vụ cho khách du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài những khó khăn cho các nhà tuyển dụng lao động, việc hạn chế về trình độ chuyên môn của những người phục vụ trong lĩnh vực du lịch cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch.

Ba là, công tác vận động xúc tiến đầu tư được chú ý quan tâm hơn nhưng hoạt động chưa tốt, mang nặng đánh trống ghi tên.

90

Công tác xúc tiến đầu tư nói chung của ngành Du lịch Việt Nam trong nhiều năm qua thực hiện chưa tốt. Hiện nay, ngành Du lịch mới chỉ chú trọng vào xúc tiến quảng bá cho ngành Du lịch để thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan, nhưng lại chưa chú trọng hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch còn thấp, mang tính dàn trải, chưa hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt, các điều kiện cần thiết cho phát triển du lịch như điện, nước, vệ sinh, an ninh nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu của đầu tư. Việt Nam cũng chưa có những giải pháp quan trọng, đồng bộ thu hút các dự án FDI để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm phục vụ cho nhu cầu của những khách du lịch đó.

Công tác xúc tiến, thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở các địa phương còn hời hợt. Nhiều địa phương mời gọi nhà đầu tư nhưng thiếu sự hỗ trợ cho các dự án đang triển khai, công tác xúc tiến thương mại bị gián đoạn, không xuyên suốt trong quá trình xây dựng dự án, chưa giải quyết chưa tốt, thiếu kịp thời những vấn đề phát sinh trong đầu tư và hoạt động của các dự án FDI, khiến dự án triển khai chậm, nhà đầu tư nản lòng.

Bốn là chi phí đầu tư cao.

Theo đánh giá của tổ chức JETRO, Việt Nam là nơi có chi phí cao hơn rất nhiều nước trong khu vực về thuê văn phòng, thuê nhà, cước viễn thông, điện, vận chuyển container… Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư vào dịch vụ lưu trú và khu vui chơi giải trí là những dự án cần có mặt bằng rộng so với ngành kinh tế khác, nhưng việc giải phóng mặt bằng và chi phí đền bù còn quá cao, các thủ tục giao nhận mặt bằng để triển khai dự án chậm, từ đó làm cho chi phí đầu tư tăng cao, giảm thấp lợi nhuận thu được của nhà đầu tư. Chi phí kinh doanh cao là bất lợi đầu tiên trong việc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả so sánh giữa giá thuê văn phòng bình quân hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh là 28,05 USD/m2, cao hàng thứ 5 trên thế giới, tính theo chênh lệch về GDP theo đầu người, GDP đầu người của Việt Nam ước tính thấp hơn Nhật Bản hơn 15 lần,

91

theo đó giá thuê văn phòng sẽ là 28,05 USD x 15 lần = 420,75 USD/m2

, cao hơn Tokyo hiện đang đứng đầu thế giới với giá thuê văn phòng là 102,75 USD/m2.

Năm là môi trường đầu tư và môi trường du lịch chưa thật sự thuận lợi Về cơ chế chính sách: Mặc dù đã tiến hành cải cách hành chính ở cả trung ương và địa phương nhưng việc thực hiện lại diễn ra chậm, nhà đầu tư vẫn mất nhiều thời gian và kinh phí cho việc xin cấp phép. Đây chính là trở ngại lớn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việc thực thi các đạo luật và quy định của nhà nước có phần quá cứng nhắc và chưa có giải pháp một cách thích hợp. Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, yếu tố hấp dẫn giới tính (sex) là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách để đáp ứng sự thỏa mãn về nhu cầu sinh lý. Tuy nhiên, đường lối chính sách Việt Nam không chủ trương và cấm nghiêm ngặt việc kinh doanh sex dưới mọi hình thức. Đây là chủ trương đúng đắn và Việt Nam sẽ không đi theo con đường của Thái Lan trong việc xây dựng các thiên đường về “sex-tour” để phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng chỉ có thể làm chậm đi chứ không sao ngăn chặn được hoàn toàn tình trạng sex diễn ra ở một số cơ sở lưu trú. Việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội là đúng đắn, tuy nhiên khi thực thi nên có những cách làm tế nhị, kín đáo để không ảnh hưởng đến uy tín của khách du lịch, từ đó làm nhà đầu tư thiếu an tâm khi đầu tư vào Việt Nam.

Môi trường du lịch vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự thông thoáng, đặc biệt là môi trường xã hội nhân văn. Tình trạng lộn xộn tại các điểm du lịch như tình trạng theo đuôi, chào mời khách du lịch mua vẫn còn diễn ra phổ biến, tình trạng phân biệt khách du lịch từ đó lấy giá dịch vụ cao hơn bình thường cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của khách du lịch, từ đó tác động không tốt đến tâm lý của nhà đầu tư khi có dự định đầu tư vào phát triển dịch vụ du lịch.

Về công tác quản lý điều hành hoạt động đầu tư du lịch: Công tác quản lý điều hành đầu tư du lịch hiện nay do sở Kế hoạch đầu tư và Sở du lịch các tỉnh cùng phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, sự phối hợp hoạt động giữa các đơn vị này nhiều khi vẫn thiếu nhịp nhàng, linh hoạt. Sự hạn chế về năng lực cán bộ, ý thức đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ còn thấp, dẫn đến

92

chất lượng các dự án đầu tư chưa cao, cả về lượng vốn đầu tư và việc triển khai thực hiện. Công tác quản lý điều hành du lịch các cấp chưa đồng bộ và chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các cấp. Công tác kiểm soát các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch chưa được chặt chẽ, nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú do chạy theo lợi nhuận, nhằm thu hút đông khách nên đã tự nâng hạng sao cho khách sạn, mặc dù trên thực tế chất lượng dịch vụ không đảm bảo khiến khách du lịch mất lòng tin vào Việt Nam, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài vào sự phát triển của du lịch Việt Nam.

93

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT HIỆU QUẢ FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 94)