Chính sách về nguồn nhân lực trong ngành Du lịch

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 60)

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những cố gắng nhất định trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, hình thành đội ngũ cán bộ, quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch. Quy mô tuyển sinh đối với ngành du lịch ngày càng tăng, đáp ứng tốt hơn với yêu cầu thực tế. Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (khoảng gần 40

53

trường), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (hơn 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển nhanh, đang được định hướng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được nâng cấp, xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên - nhân tố quyết định sự nghiệp và chất lượng đào tạo - tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng từng bước được chuẩn hóa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành; nguồn lực trong nước đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được tăng cường; nguồn lực bên ngoài được thu hút ngày một tăng, đến nay đã thu hút được trên 30 triệu USD cho phát triển nguồn nhân lực du lịch và sử dụng ngày một hiệu quả.

Việc tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch thông qua hoạt động hợp tác quốc tế đã được thực hiện. Ngành du lịch đã chú trọng liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch của nước ngoài, đặc biệt là tham gia vào mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APETIT) do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) thành lập năm 1997. Đến nay, Việt Nam đã có 18 cơ sở đào tạo du lịch, khách sạn trở thành thành viên chính thức của APETIT. Thông qua việc tham gia các hoạt động của APETIT, nhiều cơ sở đào tạo du lịch của Việt Nam đã tranh thủ được sự hỗ trợ, tư vấn của ESCAP, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý của các trường quốc tế thành viên trong quản lý giáo dục, đào tạo về du lịch, khách sạn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.[9]

2.1.6. Tác động của việc đổi mới môi trƣờng đầu tƣ đối với việc tạo sức hấp dẫn cho ĐTTTNN trong lĩnh vực du lịch.

Cùng với sự hình thành Luật Đầu tư 2005 và các luật khác theo đúng lộ trình thực hiện các cam kết với WTO, Việt Nam đã tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài một sức hấp dẫn mới trên ba mặt thị trường, chi phí sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư.

54

Một là sức hấp dẫn về thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Với quy mô dân số khoảng 86 triệu dân, tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Việc gia nhập WTO của Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực tới tâm lý tiêu dùng và sức mua của người dân. Việc thực hiện tự do hóa thương mại, dỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ tác động đến hàng hóa theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.

Cụ thể, các quốc gia thành viên WTO có thể thực hiện tự do hóa thương mại, tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác, nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ hơn trên cơ sở bốn nguyên tắc cơ bản của WTO bao gồm: Không phân biệt đối xử; Tính minh bạch; Tự do hóa thương mại và Cạnh tranh công bằng.

Hai là sức hấp dẫn về chi phí.

Việc áp dụng các nguyên tắc của WTO ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến cả bốn loại chi phí được các nhà đầu tư quan tâm là chi phí lao động; chi phí phân phối, tiêu thụ sản phẩm; chi phí thông tin liên lạc và chi phí sản xuất kinh doanh.

Chi phí lao động: Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có trình độ và giá nhân công tương đối rẻ so với các quốc gia trong khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam

Chi phí phân phối, tiêu thụ sản phẩm: Theo nguyên tắc cạnh tranh công bẳng, Việt Nam đang dần dỡ bỏ các quy định và hạn chế trước đây và xác lập quyền kinh doanh, quyền phân phối và tỷ lệ nội địa hóa… Điều này sẽ làm giảm các chi phí trung gian, chi phí phân phối sản phẩm của các FIEs và làm tăng sức hấp dẫn về chi phí.

Chi phí về thông tin liên lạc: Mở cửa thị trường viễn thông cho các FIES sẽ tạo sức ép về cạnh tranh trên thị trường vẫn được bảo hộ này. Qua đó làm tăng sức hấp dẫn về chi phí do các doanh nghiệp được sử dụng dịch vụ tốt hơn với chi phí thấp hơn.

Chi phí sản xuất kinh doanh: Loại chi phí này có thể gây ra tác động trái ngược nhau cho FIEs. Tự do hóa thương mại đồng nghĩa với dỡ bỏ hàng rào thuế

55

quan và phi thuế quan, ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất kinh doanh của FIEs, ví dụ: Đối với một số ngành, hàng được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan đang có FIEs tham gia thì nếu thực hiện cam kết WTO, những lợi ích không còn nữa và điều đó ảnh hưởng tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Một số FIEs chỉ nhằm vào lợi ích của chính sách bảo hộ có thể cân nhắc, thậm chí thay đổi quyết định tiếp tục đầu tư hoặc thay vì đầu tư trực tiếp, các FIEs sẽ bán sản phẩm trực tiếp vào Việt Nam.

Ba là sức hấp dẫn về môi trường đầu tư.

Thứ nhất, nguyên tắc tự do hóa và minh bạch thị trường của WTO vừa yêu cầu, vừa tạo động lực cho Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong quá trình chuyển đổi. Tư cách thành viên của WTO yêu cầu Việt Nam cũng phải điều chỉnh luật lệ theo thông lệ quốc tế, qua đó tạo cơ sở cho các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam.

Thứ hai, các nguyên tắc không phân biệt đối xử và cạnh tranh công bằng còn đảm bảo quá trình tái cơ cấu kinh tế được thực hiện một cách liên tục thông quan việc mở cửa các khu vực đang được bảo hộ (như tài chính hay ngành sản xuất thay thế nhập khẩu…) cho cạnh tranh trong nước và quốc tế. Quá trình tái cơ cấu diễn ra một cách khách quan hơn, nguồn lực được phân bổ hiệu quả hơn trong cơ chế cạnh tranh bình đẳng. Kết quả là các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn do việc dự đoán các biến động của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường dễ dàng hơn là trong nền kinh tế vận hành theo mệnh lệnh hành chính.

Thứ ba, thực hiện các nguyên tắc của WTO tạo sức ép đối với Việt Nam về cải thiện, điều chỉnh hệ thống pháp luật về đầu tư, tiếp tục cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư. Nguyên tắc không phân biệt đối xử và cạnh tranh công bằng trong WTO có tác động hạn chế tối đa sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước hay giữa các nhóm ngành với nhau, qua đó làm tăng sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

56

Đối với ngành du lịch, sự thay đổi của chính sách đầu tư theo hướng thông thoáng hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế có thể giúp Việt Nam thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn vào ngành có nhiều tiềm năng phát triển này.

2.2. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào dịch vụ du lịch ở Việt Nam. 2.2.1. Du lịch Việt Nam đạt kết quả cao trong bối cảnh đất nƣớc phát triển

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã phát triển và duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá, bình quân 6,94%/năm thời kỳ 1996 – 2000; 7,51% thời kỳ 2001 – 2005 và 7,08% thời kỳ 2006 – 2010. Đến 31/12/2010 Việt Nam có thu nhập bình quân (GDP) đầu người là 1.168 USD, xếp loại nước có thu nhập trung bình của thế giới. Hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, cầu, cảng, sân bay, điện, nước, bưu chính viễn thông vv... được tăng cường. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên vv.... Tình hình trên là nền tảng vững chắc cho du lịch Việt Nam phát triển mạnh trong những năm vừa qua.

Cụ thể, trong những năm vừa qua, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như sau:

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 1995-2008 không ngừng tăng lên, hầu như năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, Việt Nam đón 4,236 triệu lượt khách quốc tế, gần gấp 2 lần số khách năm 2000 và gấp hơn 3 lần khách năm 1995. Năm 2010, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt trên 5 triệu lượt khách, tăng 34,8% so với năm trước. Đây là những con số rất ấn tượng trong bối cảnh thế giới vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng và suy thoái kinh tế.

57

Bảng số 2.2: Số khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1998-2010

Đơn vị: Nghìn lượt người

Năm TỔNG

Phân loại theo mục đích

Du lịch Thương mại Thăm

thân Mục đích khác 1998 1520,1 598,9 291,9 301,0 328,3 1999 1781,8 837,6 266,0 337,1 341,1 2000 2140,1 1138,9 419,6 400,0 181,6 2001 2330,8 1222,1 401,1 390,4 317,2 2002 2628,2 1462,0 445,9 425,4 294,9 2003 2429,6 1238,5 468,4 392,2 330,5 2004 2927,9 1584,0 521,7 467,4 354,8 2005 3477,5 2038,5 495,6 508,2 435,2 2006 3583,5 2068,9 575,8 560,9 377,9 2007 4229,3 2605,7 673,8 601,0 348,8 2008 4235,8 2612,9 844,3 510,5 268,1 2009 3747,4 2240,9 742,1 517,8 246,6 2010 5049,9 3110,4 1023,6 574,1 341,7

Nguồn: Niên giám thống kê 2010 [22]

Bên cạnh đó, mặc dù chỉ là phân chia một cách tương đối do khách quốc tế đến Việt Nam thường kết hợp nhiều mục đích khác nhau, nhưng số liệu về khách đến với mục đích thương mại cũng tăng dần qua các năm cho thấy nhu cầu tìm hiểu về môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng tăng lên. Đây là cơ hội thu hút vốn FDI cho ngành du lịch Việt Nam

Cùng với nhu cầu du lịch cũng đang ngày càng gia tăng trong nước, ngành du lịch Việt Nam cũng đạt được doanh thu đáng kể. Doanh thu của ngành du lịch giai đoạn 1998-2010 đã không ngừng tăng lên, riêng giai đoạn từ 2005-2010 tăng trưởng vượt bậc, gấp 2-4 lần năm 2000 và gấp hàng chục lần những năm 1990.

58

Nguồn: Tổng cục Thống kê [22]

Hình 2.1: Doanh thu của ngành Du lịch tính đến năm 2009

Riêng trong lĩnh vực lưu trú và lữ hành, doanh thu của ngành du lịch được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của ngành Du lịch

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Doanh thu (tỷ đồng)

Doanh thu của các cơ sở lưu trú 9.932,1 11.427,3 14.568,1 18.335,8

Doanh thu của các cơ sở lữ hành 4.761,2 5.304,7 7.712,0 8.409,6

Số lƣợt khách Khách do các cơ sở lƣu trú phục vụ (nghìn lƣợt ngƣời) 26.905,1 28.107,3 35.058,9 40.351,9 Khách trong nước 21.578,5 22.263,3 27.023,1 33.618,6 Khách quốc tế 5.326,6 5.844,1 8.035,8 6.733,3 Khách do các cơ sở lữ hành phục vụ (nghìn lƣợt ngƣời) 5.433,9 4.897,0 4.804,3 4.997,3 Khách trong nước 3.287,0 2.591,7 2.559,8 2.589,0 Khách quốc tế 1.776,3 1.902,3 1.883,7 2.032,2

Khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài 370,6 403,0 360,8 376,1

Nguồn: Niên giám thống kê 2009 [22]

Có thể thấy, doanh thu trong lĩnh vực lưu trú và lĩnh vực lữ hành tăng dần qua các năm và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của ngành du lịch. Năm 2008, doanh thu trong lĩnh vực lưu trú chiếm khoảng 28,6% và doanh thu trong

0 10 20 30 40 50 60 70 80 1990 1993 1996 1999 2002 2005 2008 Nghìn tỷ đồng

59

lĩnh vực lữ hành chiếm 13,14% tổng doanh thu du lịch. Các nguồn thu khác đến từ các dịch vụ phụ trợ trong ngành du lịch như vui chơi giải trí, mua sắm hàng hóa, thư giãn vv…

Doanh thu du lịch tăng trưởng mạnh hàng năm cho thấy tiềm năng phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Đây chính là lực hút hấp dẫn đối với các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành này.

2.2.2. Quy mô và nhịp độ đầu tƣ của các dự án FDI vào các dịch vụ du lịch

FDI trong ngành du lịch là một bộ phận của FDI toàn nền kinh tế. Do vậy, trước tiên cần xem xét đến FDI của toàn nền kinh tế để có cái nhìn tổng thể về việc thu hút và sử dụng vốn FDI nói chung.

Tính đến hết năm 2010, Việt Nam đã thu hút được 13.812 dự án đầu tư trực tiếp vào toàn nền kinh tế với số dự án tăng dần qua các năm, phần lớn là năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, số vốn đăng ký và vốn thực hiện lại tăng không đều và quy mô vốn trung bình của các dự án biến đổi qua các năm. Cụ thể, năm 1996, Việt Nam thu hút được 372 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 10,164 tỷ USD (bình quân 27,3 triệu USD/dự án) thì năm 2004, Việt Nam thu hút được tới 811 dự án nhưng vốn đăng ký chỉ đạt 4547,6 triệu USD (bình quân 5,6 triệu USD/dự án).

60

Bảng 2.4: Đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép toàn nền kinh tế thời kỳ 1988 – 2010

Năm Số dự án Vốn đăng ký ( *) (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ lệ vốn thực hiện/đăng ký (%) Tổng số 13.812 1988 37 341,7 - - 1989 67 525,5 - - 1990 107 735,0 - - 1991 152 1.291,5 328,8 25,46 1992 196 2.208,5 574,9 26,03 1993 274 3.037,4 1.017,5 33,50 1994 372 4.188,4 2.040,6 48,72 1995 415 6.937,2 2.556,0 36,84 1996 372 10.164,1 2.714,0 26,70 1997 349 5.590,7 3.115,0 55,72 1998 285 5.099,9 2.367,4 46,42 1999 327 2.565,4 2.334,9 91,02 2000 391 2.838,9 2.413,5 85,02 2001 555 3.142,8 2.450,5 77,97 2002 808 2.998,8 2.591,0 86,40 2003 791 3.191,2 2.650,0 83,04 2004 811 4.547,6 2.852,5 62,73 2005 970 6.839,8 3.308,8 48,38 2006 987 12.004,0 4.100,1 34,16 2007 1.544 21.347,8 8.030,0 37,62 2008 1.557 71.726,0 11.500,0 16,03 2009 1.208 23.107,3 10.000,0 43,28 2010 1.237 19.886.0 11.000,0 55,31

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. Nguồn: Niên giám thống kê 2010 và Cục đầu tư nước ngoài [22]

Tương tự, tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký trong các năm không đồng đều mà tăng giảm thất thường. Giai đoạn 1999-2004, Việt Nam thu hút được bình quân 3,2 triệu USD vốn đăng ký/dự án, tỷ lệ vốn thực hiện đạt tới trên 81%. Giai đoạn 2005-2009, Việt Nam thu hút được bình quân 23,3 triệu USD vốn đăng ký/dự án nhưng tỷ lệ vốn thực hiện chỉ đạt 35,9%.

61

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành nghề

Đơn vị: triệu USD

Số dự án Vốn đăng ký

(Triệu USD) (*)

Tổng số 12.575 194.429,5

Nông nghiệp và lâm nghiệp 575 3.837,7

Thủy sản 163 541,4

Công nghiệp khai thác mỏ 130 10.980,4

Công nghiệp chế biến 7.475 88.579,5

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 72 2.231,4

Xây dựng 521 7.964,4

Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô,

xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 322 1.041,6

Khách sạn và nhà hàng 379 19.402,8

Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 554 8.435,3

Tài chính, tín dụng 69 1.103,7

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và

dịch vụ tư vấn 1.867 45.505,7

Giáo dục và đào tạo 128 275,8

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 73 1.033,3

HĐ văn hóa và thể thao 129 2.838,0

HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 118 658,3

(*)

Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 60)