3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở Việt Nam.
Với những thuận lợi về vị trí địa lý, sự phong phú và đa dạng của tài nguyên về tự nhiên và nhân văn như đã trình bày ở phần 1.2, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hiện đang có sức hấp dẫn mạnh đối với du khách quốc tế như du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao vv… Tuy nhiên, do chưa được tổ chức tốt, du lịch Việt Nam vẫn thiếu các sản phẩm du lịch mang tính chuyên biệt và chưa tận dụng hết được tiềm năng vốn có. Cụ thể:
Du lịch thiên nhiên là loại hình du lịch không đòi hỏi quá nhiều về tiện nghi, nhưng yêu cầu óc sáng tạo và khả năng tổ chức của con người. Nhiều nước Đông Nam Á có ưu thế về rừng đã thu hút được nhiều du khách mua các tour đi bộ trong rừng, chinh phục vách đá, hang động, xem thú, tìm hiểu thảm động, thực vật… Việt Nam cũng có ưu thế về điều kiện tự nhiên với nhiều khu rừng Cát Tiên, Cúc Phương, Bạch Mã nhưng do chưa được tổ chức tốt, cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn thiếu thốn nên chưa hấp dẫn du khách nước ngoài. Chẳng hạn công viên Night Safari của Singapore không thể so sánh với Vườn quốc gia Cát Tiên về mặt cảnh quan thiên nhiên, quy mô, chủng loại thú, nhưng nhờ được tổ chức bài bản, quảng bá tốt mà thu hút được nhiều du khách từ các nước.
Du lịch thể thao cũng là loại hình được nhiều du khách ưa thích nhưng các trò chơi thể thao phục vụ khách du lịch ở nước ta còn nghèo nàn, do vậy không giữ chân được du khách. Phan Thiết có thể coi là trung tâm của các trò chơi lướt ván ở Việt Nam, dù hấp dẫn nhưng cũng chỉ đủ giữ chân du khách vài ba ngày. Trong khi đó, đảo Kok Samui tại Thái Lan có diện tích bằng một nửa đảo Phú Quốc và mới phát triển du lịch hơn mười năm nay, nhưng để thưởng thức hết các trò thể thao giải trí trên đảo, du khách cần từ một tuần đến mười ngày. Các tour chuyên về gôn cũng được nhiều nước khai thác nhưng chưa thực hiện được ở Việt Nam do chưa có sự liên kết giữa các sân gôn với nhau.
94
Du lịch biển có thể được coi là lợi thế lớn nhất của Việt Nam do nước ta sở hữu nhiều bãi biển và vịnh biển, đảo đẹp nhất thế giới. Các sản phẩm du lịch biển, đảo cũng thu hút lượng khách du lịch đông nhất ở Việt Nam và mang lại doanh thu du lịch cao nhất. Tuy nhiên, du lịch biển Việt Nam vẫn còn nghèo nàn và tổ chức mang tính tự phát, nên hiệu quả đạt được chưa cao. Với hàng trăm bãi biển lớn nhỏ, nhưng Việt Nam chưa hề có một khu du lịch biển tổng hợp tầm cỡ, có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực như Bali của Indonesia, Phuket của Thái Lan vv… Sự tăng trưởng khách du lịch biển trong những năm gần đây hầu như phụ thuộc vào việc khai thác, tận dụng những lợi thế sẵn có của tự nhiên với các điểm tuyến du lịch đơn lẻ như Hạ Long, Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc vv…mà chưa có sự tái đầu tư lẫn bảo tồn tài nguyên du lịch biển.
Việc tổ chức, sắp xếp, phát triển mới một cách hệ thống và bài bản các loại hình du lịch có thể giúp Việt Nam phát huy hết tiềm năng du lịch của quốc gia và cơ hội phát triển vẫn còn nguyên cho du lịch Việt Nam.
3.1.2. Bối cảnh mới tác động đến thu hút FDI vào ngành Du lịch Việt Nam.
3.1.2.1. Bối cảnh trong nước.
Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người 2010 đạt khoảng 1.200 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. Để đạt được những kết quả nêu trên, Việt Nam đã thực hiện chủ trương huy động và tối đa hóa mọi nguồn lực cho xây dựng và phát triển đất nước, bao gồm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Trong giai đoạn từ 2001-2009, để hoàn thiện cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cho nền kinh tế, vốn Nhà nước luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng đầu tư toàn xã hội, bình quân đạt 41,2%. Tuy rằng tỷ lệ vốn nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội đang có xu hướng giảm dần, năm 2001 đạt 59,8%, năm 2008 xuống ở mức thấp nhất là 33,9% nhưng đây cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác (vốn đầu tư tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài) vào phát triển đầu tư toàn xã hội.
95
Cụ thể, vốn đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước đã tăng từ 22,6% năm 2001 lên 33,9% năm 2009, cao nhất trong 3 khu vực; vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng từ 17,6% năm 2001 lên 25,5% năm 2009. Như vậy, cơ chế thị trường đã có tác động mở đường và khai thác nguồn lực của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng còn những hạn chế bất cập. So với tiềm năng của khu vực này, thì lượng vốn huy động vào đầu tư trực tiếp cho sản xuất chưa tương ứng, còn một lượng vốn không nhỏ chạy lòng vòng qua các kênh, tạo nên sự nóng, lạnh trên các kênh này.
Tính chung vốn đầu tư phát triển từ nguồn trong nước tăng 25%, cao hơn tốc độ tăng chung và chiếm 74,3% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tốc độ và tỷ trọng cao hơn này đã thể hiện nguồn nội lực đã có vai trò quyết định đối với việc ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế trước sự bất ổn, sự khủng hoảng đến từ bên ngoài, góp phần quan trọng vào việc đưa kinh tế Việt Nam thoát đáy.
Trong khi nguồn nội lực vượt lên có vai trò quyết định như vậy, trong điều kiện thế giới bị khủng hoảng, nhưng nguồn ngoại lực – vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng – vẫn đạt được những kết quả nhất định.
Vốn FDI đăng ký mới và bổ sung năm 2009 đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với năm trước, trong đó vốn đăng ký mới đạt 16,3 tỷ USD, còn giảm nhiều hơn, giảm 75,4% và vốn đăng ký bổ sung của các dự án được cấp phép từ các năm trước đạt 5,1 tỷ USD, giảm ít hơn (1,7%). Lượng vốn FDI thực hiện đạt khoảng 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm trước và lớn thứ hai từ trước tới nay (sau 2008). Nguyên nhân của tình trạng này là do tác động tiêu cực cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 dẫn đến năng lực tài chính của các nhà đầu tư suy giảm. Lý do thứ hai là lượng vốn đăng ký trong năm trước là kỷ lục, đạt trên 71,7 tỷ USD - cao hơn tổng lượng vốn đăng ký trong 18 năm kể từ năm 1988 đến 2005 và bằng 37,2% tổng lượng vốn đăng ký trong 22 năm từ 1988 đến 2009, sẽ rất khó có năm nào sau đó đạt bằng kỷ lục này. Bên cạnh đó, tốc độ giảm lượng vốn đăng ký bổ sung của các dự án cũ và lượng vốn thực hiện ít hơn tốc độ giảm lượng vốn đăng ký mới đã chứng tỏ những nhà ĐTNN đã
96
làm ăn ở Việt Nam từ thực tế đã nhận ra và kỳ vọng lớn trong việc làm ăn lâu dài ở Việt Nam.
Như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang vượt qua được những giai đoạn khó khăn để ổn định và phát triển thì việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam càng có triển vọng. Trong đó, với những tiềm năng to lớn về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa và những thay đổi trong chính sách đầu tư đang ngày càng thông thoáng hơn, ngành dịch vụ du lịch có cơ hội thu hút vốn FDI mạnh mẽ.
3.1.2.2. Xu hướng quốc tế về du lịch và những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các dịch vụ du lịch.
Trong nhiều năm qua, du lịch toàn cầu luôn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và được dự báo sẽ còn tăng trưởng mạnh trong nhiều thập kỷ tới, mặc dù phải đối mặt với nhiều vấn đề như khủng bố 11-9, dịch bệnh SARS, đánh bom ở Bali và Kenya, và mới đây nhất là khủng hoảng và suy thoái kinh tế 2008-2009, bất ổn chính trị ở Trung Đông, Châu Phi và khủng khoảng nợ công ở Châu Âu, Mỹ 2010-2011 đã tác động đến cả cung và cầu của các dịch vụ du lịch. Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), nhờ các điều kiện kinh tế đã được cải thiện trên toàn cầu, lượng khách du lịch quốc tế trong năm 2010 đã tăng 7% và đạt tới 935 triệu lượt khách, tăng 58 triệu so với năm 2009. Trong đó, các quốc gia mới nổi được coi là động lực cho du lịch toàn cầu khi tăng mạnh về số khách du lịch quốc tế. Lượng khách du lịch đến châu Âu cao nhất với 471 triệu lượt khách, tăng 3%; châu Á đạt kỷ lục mới với 204 triệu lượt khách, tăng 13%; châu Mỹ đạt 151 triệu khách, tăng 8%, Trung Đông thu hút 60 triệu lượt khách, tăng 14%. Châu Phi là khu vực duy nhất có số khách du lịch tăng trong năm khủng hoảng 2009, đã tiếp tục xu thế này trong năm 2010 với 49 triệu lượt khách, tăng 6% so với năm trước. Trong đó, đa số các địa chỉ du lịch quốc tế đều tăng mạnh số khách du lịch trong năm 2010, đặc biệt là các nước đang phát triển phụ thuộc về thu nhập và việc làm vào du lịch. Các chuyên gia của UNWTO dự báo tuy có thể tăng trưởng chậm lại so với năm 2010, nhưng triển vọng của ngành du lịch toàn cầu năm 2011 và những năm tiếp theo rất sáng
97
sủa với tốc độ tăng trưởng bình quân 4-5%, thúc đẩy tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh đó, việc đầu tư vào du lịch vẫn là một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào du lịch tại các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ phải đối mặt với một số thách thức sau đây:
Thứ nhất là xu hướng toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu
hóa sẽ khiến cho các nguồn vốn đầu tư, thông tin, ý tưởng, giá trị văn hóa, hàng hóa, dịch vụ và con người theo một luồng lưu thông to lớn, nhanh chóng và không giới hạn. Trong đó, tăng trưởng kinh tế sẽ là yếu tố chính quyết định đến sự phát triển của các hoạt động du lịch toàn cầu vì nó được tạo ra dựa trên 5 yếu tố là: áp lực về mức sống cao hơn, cải thiện chính sách vĩ mô, tăng ngoại thương và đầu tư, sự phát triển của công nghệ thông tin và sự phát triển ngày càng năng động của khu vực kinh tế tư nhân. Trong đó, một trong những tiêu chuẩn về mức sống cao của người dân đó là được nghỉ ngơi và tham gia vào các hoạt động du lịch. Việc cải thiện chính sách vĩ mô giúp thị trường tự do hơn, mở rộng cơ hội phát triển và tăng ngoại thương, đầu tư có thể khiến nguồn vốn đầu tư ngày càng năng động và tìm đến những địa chỉ đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Sự phát triển của công nghệ thông tin góp phần làm minh bạch hóa thông tin đầu tư và khu vực tư nhân năng động là sự bù đắp tích cực cho những thiếu hụt mà khu vực nhà nước mang lại. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng gây ra một số rủi ro nhất định do sự ràng buộc về kinh tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia. Sự yếu thế của một mắt xích kinh tế có thể có tác động lây truyền đến nền kinh tế toàn cầu và những quốc gia, khu vực có nguy cơ tụt hậu nhất là những nước có xung đột nội bộ hay khu vực và không đa dạng hóa được nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, thách thức của ngành du lịch là sự cạnh tranh ngày càng tăng trong ngành du lịch và dịch vụ khách hàng trên các mặt:
- Cạnh tranh tăng lên giữa các điểm đến trên khắp thế giới (giữa các thị trường đã hình thành và những thị trường mới);
- Cạnh tranh tăng lên giữa các điểm đến trong nước;
98
Ở mức độ điểm đến, cạnh tranh tăng lên có tác động môi trường cạnh tranh tăng lên sẽ có nhiều tác động đối với việc tổ chức quản lý điểm đến, tiếp thị điểm đến, chính sách điểm đến, qui hoạch và phát triển, phát triển nguồn nhân lực (giáo dục và đào tạo), quản lý môi trường, cũng như quản lý chiến lược của các doanh nghiệp trong ngành. Sự cạnh tranh này làm cho việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch tại các thị trường mới gặp nhiều khó khăn do mức độ an toàn và khả năng phù hợp của các chính sách quốc gia, địa phương đối với sự phát triển của ngành Du lịch và yêu cầu của doanh nghiệp. Ở mức độ doanh nghiệp, hiện đã có sự thay đổi để ưu tiên hơn cho khả năng sinh lợi nhờ tăng trưởng khối lượng, quản lý chi phí nghiêm ngặt, định hướng các hoạt động về phía những thị trường có lợi nhuận nhiều hơn và linh động hơn nhằm đáp ứng những yêu cầu khách hàng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn của các công ty đa quốc gia đầu tư vào du lịch tại các quốc gia đang phát triển dựa trên sự mở cửa nền kinh tế, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, tự do hóa các thị trường tài chính và ngoại thương. Tuy nhiên, có thể xảy ra mâu thuẫn giữa nguyện vọng của chính phủ các nước muốn tối đa hóa tác động kinh tế của ngành du lịch bằng cách duy trì mức chi tiêu cao ở điểm đến và ở khu vực địa phương và một bên là mong muốn của các tập đoàn đa quốc gia toàn cầu mang lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài từ hoạt động nhượng quyền, phân phối, phí quản lý, và những hình thức hưởng lợi khác. Quyền sở hữu địa phương trong ngành du lịch và các phương tiện khách sạn, và đặc biệt, việc khai thác các yếu tố đầu vào tại địa phương giúp tối đa hóa những đóng góp về mặt kinh tế của ngành du lịch cho một điểm đến cũng sẽ là yếu tố được các địa phương quan tâm nhiều hơn và gây cản trở đến hoạt động đầu tư.
Thứ hai là sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Theo báo
cáo của NICs (Newly industrialized countries – các nước công nghiệp mới) năm 2001, cùng với quá trình phát triển, nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục sử dụng nhiều năng lượng hơn nhưng ngành dịch và lĩnh vực kiến thức sẽ ít thâm dụng năng lượng hơn các ngành khác. Tuy nhiên, đến năm 2015, tình trạng thiếu nước sẽ ảnh hưởng tới khoảng ½ dân số thế giới, hầu hết là ở Châu Phi, Trung Đông,
99
Nam Á, và Bắc Trung Quốc, có thể kiềm chế phát triển du lịch ở các điểm đến này. Các vấn đề môi trường hiện nay sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với việc sử dụng thâm dụng đất đai tăng lên, sự thoái hóa đáng kể của đất trồng trọt sẽ tiếp tục và các cánh rừng nhiệt đới cũng sẽ gánh chịu tổn thất. Các nước đang phát triển sẽ đối mặt với những vấn đề môi trường khắc nghiệt do tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, việc bảo tồn các tài sản môi trường, văn hóa và xã hội càng trở nên quan trọng khi mục tiêu phát triển du lịch bền vững trở thành những cân nhắc chính của những người ra quyết định trong cả khu vực tư và công. Vấn đề chính của ngành du lịch và lữ hành là