Ban hành, sửa đổi quy hoạch phát triển ngành Du lịch

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 58)

Kể từ năm 1995 tới nay, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện một quy hoạch phát triển ngành du lịch là “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010” và các chiến lược phát triển du lịch, chương trình hành động quốc gia về du lịch.

51

“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/5/21995. Đây là quy hoạch đầu tiên của ngành du lịch được thực hiện trên cơ sở kế thừa những kết quả của Dự án “Xây dựng kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam 1991 – 2005”, do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc và Tổ chức du lịch thế giới tài trợ thực hiện trong năm 1990.

Liên quan đến vấn đề đầu tư thu hút đầu tư vào du lịch, mục 2.5 về “Chiến lược về đầu tư du lịch” trong quy hoạch nêu rõ: Khuyến kích cả đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước (cả khu vực Nhà nước lẫn tư nhân), tham gia đầu tư xây dựng phát triển du lịch theo qui hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Nước ngoài liên doanh đầu tư các khách sạn lớn, cao cấp, các khu du lịch.Bằng nhiều hình thức huy động vốn để góp vốn phía Việt Nam trong các liên doanh.” [26] Như vậy, ở giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngoài đã được khuyến khích đầu tư vào các dự án hạ tầng về du lịch của Việt Nam.

Chiến lược về phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/7/2002 cũng nhấn mạnh “Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch.” [25]

Việt Nam cũng đã triển khai hai chương trình Hành động quốc gia về Du lịch trong giai đoạn 2000-2005 và 2006-2010 trong đó nhấn mạnh về công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch để nâng cao hình ảnh du lịch nước ta, quảng bá sản phẩm du lịch; đa đạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển du lịch bền vững nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc trưng vùng, miền và sắc thái Việt Nam để đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới, nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm trật tự, vệ sinh, an toàn ở các điểm du lịch; đổi mới, tăng cường thể chế, chính sách và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Ngoài ra, chương trình quốc gia chung phát triển du lịch cho giai đoạn 2011 – 2015 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 và

52

tầm nhìn đến năm 2030 cũng đang được Bộ Văn Hóa – Thể thao và Du lịch gấp rút xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện để trình Chính phủ phê duyệt. Chương trình quốc gia chung phát triển du lịch cho giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến sẽ có 3 phần chính gồm: nâng cấp, phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, bao gồm cả việc hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) du lịch; xúc tiến du lịch quốc gia, bao gồm cả việc xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam; tăng cường thể chế và phát triển nhân lực du lịch Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.

Đối với việc tăng cường hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch giai đoạn 2011 – 2015, mục tiêu là phát triển CSHT các khu du lịch đồng bộ, đảm bảo các điều kiện kỹ thuật tối thiểu, góp phần tạo thuận lợi cho du khách. Đồng thời, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các khu du lịch, đặc biệt các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, khu vực vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng du lịch nhằm hình thành các khu du lịch có tầm cỡ khu vực và thế giới.

Trên cơ sở của các quy hoạch, chiến lược, chương trình này, hàng loạt các quy hoạch các vùng du lịch và các trọng điểm du lịch cũng được xây dựng trên 50 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và một số điểm du lịch, khu du lịch đã có quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy mạnh quản lý du lịch và xây dựng các dự án đầu tư. Hàng trăm dự án quy hoạch chi tiết du lịch đang được thực hiện, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần quản lý, khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)