Những giải pháp từ phía ngành Du lịch

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 125)

Để thu hút mạnh hơn dòng vốn ĐTNN vào phát triển các dịch vụ du lịch, ngoài những giải pháp mà Chính phủ cần thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài nói chung, ngành du lịch cần chủ động thực hiện tốt hơn một số giải pháp như:

3.2.2.1. Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là việc tuyên truyền quảng bá các Di sản Thiên nhiên thế giới, Di sản Văn hóa của Việt Nam để thế giới ngày càng hiểu biết hơn về đất nước và con người Việt Nam, từ đó tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Ngành du lịch cần thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến một cách trọng tâm, trọng điểm và đi sâu vào từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể.

Đổi mới hình thức và nội dung tổ chức lễ hội khai trương mùa du lịch ở các vùng miền hàng năm quá tốn kém mà đơn điệu nhàm chán bằng những chương trình đổi mới như hội pháo hoa Đà Nẵng và quảng bá hành động toàn dân làm sạch môi trường bãi biển, khu du lịch, quảng bá những hình ảnh đổi mới kinh doanh dịch vụ giá rẻ, lòng mến khách, phong thái hòa nhã, văn hóa, quảng bá hình ảnh lịch thiệp chào đón, sẵn sàng giúp đỡ giới thiệu hướng dẫn du khách tham quan và vắng bóng hình ông ăn xin níu kéo khách mua hàng vv… Chính những đổi mới trong quảng bá văn hóa mới là mới thiết thực lấy lại lòng tin cho du khách.

Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở đa dạng hóa, đa phương hóa các phương thức xúc tiến đầu tư phối hợp với xúc tiến thương mại du lịch, phối hợp với các tổ chức môi giới và tài trợ nước ngoài để tổ chức các

118

cuộc hội thảo, hội chợ ẩm thực, triển lãm, các sự kiện văn hóa, thể thao quan trọng giới thiệu về môi trường đầu tư vào các dịch vụ du lịch Việt Nam.

Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành Du lịch với các Bộ, Ngành liên quan và các địa phương cần thu hút đầu tư để phát triển các dịch vụ du lịch cùng triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch và môi trường đầu tư. Các địa phương cần có kế hoạch và chủ động hơn nữa trong việc quảng bá về tiềm năng du lịch và cơ hội đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch của mình như xây dựng các trang website, các đĩa CD hoặc DVD với nội dung cụ thể, giới thiệu một cách đầy đủ các dịch vụ du lịch cần đầu tư, tích cực tham gia các hội chợ quốc tế và chủ động lập các đề án trọng điểm kêu gọi đầu tư xây dựng khu lưu trú cao cấp hay khu vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch khác, để kết hợp với chương trình xúc tiến đầu tư của toàn ngành.

Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền về đầu tư của ngành, đổi mới các phương pháp trình bày tại các cuộc hội thảo chuyên đề, các phương tiện nghe nhìn của ngành nhằm giới thiệu, quảng bá rộng rãi môi trường cũng như những danh lam thắng cảnh là tiềm năng du lịch của Việt Nam nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường dịch vụ và đối tác đầu tư. Thực hiện việc tăng cường đại diện xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm, kết hợp với cơ quan ngoại giao để tăng cường vận động đầu tư. Nghiên cứu tình hình, xu hướng đầu tư trên thế giới và trong khu vực, các cơ chế hợp tác song phương và đa phương về đầu tư và kinh nghiệm thu hút đầu tư của các nước trên thế giới. Cục xúc tiến du lịch cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các văn phòng đại diện của Cục với các cơ quan Ngoại giao của nước ngoài và đại diện ngoại giao của Việt Nam đặt ở các nước đó để quảng bá thu hút đầu tư vào các dịch vụ du lịch. Nên có kế hoạch thường xuyên gửi thông tin để giới thiệu kết quả thu hút đầu tư, chính sách thu hút đầu tư và môi trường đầu tư của các địa bàn trọng điểm trong cả nước đang cần thu hút vốn FDI vào phát triển các dịch vụ du lịch.

119

Một trong những điểm yếu của hoạt động du lịch của Việt Nam là năng lực của nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên du lịch còn hạn chế cả về nghiệp vụ và ngoại ngữ.

Thời gian qua, hệ thống đào tạo đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ du lịch của Việt Nam chủ yếu vẫn còn hoạt động theo phương thức “đào tạo những gì chúng ta có thể có” chứ còn “đạo tạo những gì mà thị trường cần” bộc lộ nhiều hạn chế. Trong khi đó, tình độ, chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực dịch vụ của ngành và của các địa phương là yếu tố quan trọng tác động đến kết quả thu hút các dự án FDI vào phát triển các dịch vụ. Nếu chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ mất cơ hội thu hút được những dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại, những dự án lớn đòi hỏi người lao động có trình độ cao, phong cách phục vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, mà chỉ thu hút được những dự án sử dụng được nhiều lao động phổ thông, làm nhà đầu tư phải cân nhắc, do dự khi quyết định đầu tư vào du lịch Việt Nam. Vì vậy, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Cần đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo du lịch tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp.

- Ngành du lịch cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại và cần chuẩn hóa năng lực trình độ của từng đối tượng lao động để phân loại đào tạo lại.

- Trong gọi vốn FDI cũng nên có hình thức hợp đồng góp vốn đào tạo nguồn lực cho hoạt động du lịch.

- Có kế hoạch và tăng kinh phí đào tạo để hợp đồng đào tạo với giáo viên nước ngoài trong một thời gian nhất định để tạo đội ngũ lao động mới đồng thời cũng bổ sung lực lượng giảng viên trong nước đảm nhận chất lượng giảng dạy mới.

- Có chế độ đãi ngộ ưu tiên cho người có năng lực, giảng viên giỏi để nhân rộng lực lượng người có chuyên môn giỏi.

- Tăng cường đào tạo và sử dụng bắt buộc theo quy chuẩn ngoại ngữ trong hoạt động du lịch. Về lâu dài, ngành du lịch cần tăng cường công tác giáo dục để mọi cán bộ, công nhân viên trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch có tinh thần trách nhiệm, đảm bảo uy tín, chất lượng dịch vụ lâu dài, không chạy theo lợi ích

120

cục bộ trước mắt, tạo ấn tượng tốt đẹp cho các đối tác đã đến đầu tư vào các dịch vụ du lịch ở Việt Nam. Những du khách đã đến Việt Nam trở thành người quảng bá tích cực cho du lịch Việt Nam.

Chú trọng giáo dục du lịch toàn dân tạo môi trường an toàn, văn minh, lịch sự cho du lịch nói chung và thu hút đầu tư vào các dịch vụ du lịch nói riêng phát triển. Để nâng cao được chất lượng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có vốn FDI, trước tiên ngành cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo chuyên môn như các trường Du lịch của ngành. Các trường cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công việc cho các giáo viên giảng dạy của trường bằng cách tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng với sự trợ giúp giảng dạy của các chuyên gia nước ngoài. Xây dựng các chương trình đào tạo đặc biệt và mở rộng các chương trình giao lưu, trao đổi học viên với các nước có ngành dịch vụ du lịch phát triển, để bổ sung kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ phục vụ cho nguồn nhân lực làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Ngành cũng cần khuyến khích huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần, các đơn vị có đầy đủ nguồn lực cần thiết để tiến hành việc đào tạo nghề nhằm nâng cao tay nghề cho các nhân viên phục vụ trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Có nguồn nhân lực có chất lượng với trình độ và kinh nghiệm cao, ngành du lịch mới có thể thu hút được nhiều dự án FDI lớn vào phát triển các loại hình dịch vụ du lịch của ngành.

Nên gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia và chú trọng giáo dục du lịch toàn dân để đẩy nhanh công tác đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng lao động trong du lịch, từng bước xã hội hóa đào tạo du lịch.

Ngành du lịch cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý, đến đãi ngộ… chú trọng từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. Đặc biệt chú trọng

121

đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.

122

KẾT LUẬN

Lịch sử con người và phong cảnh thiên nhiên của Việt Nam đã tạo cho Việt Nam tiềm năng du lịch lớn, tuy nhiên để thu hút được du khách trong nước đến với những trung tâm du lịch thì cần đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật – công nghệ cho các dịch vụ du lịch. Việt Nam đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Để đạt được điều đó, ngành Du lịch Việt Nam cần nâng cao nhận thức về ưu thế của những tác động của hội nhập và hợp tác quốc tế. Trong lĩnh vực thu hút và phát huy hiệu quả của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với việc phát triển dịch vụ lưu trú du lịch và vui chơi giải trí của Việt Nam cũng đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới. Việc thiếu nguồn vốn để đầu tư phát triển các khu khách sạn cao cấp, sự mất cân đối trong cơ cấu địa bàn đầu tư cho thấy nhu cầu vốn đầu tư để phát triển cả về chất và lượng hệ thống dịch cụ du lịch đang trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành Du lịch Việt Nam như Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đặt ra. Vì thế, việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho sự phát triển của ngành mang tính cấp thiết cao.

Đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Du lịch Việt Nam” đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc phát triển các dịch vụ du lịch ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, thông quan việc phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển các dịch vụ du lịch hiện nay, rút ra những tồn tại, hạn chế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, chỉ ra các nguyên nhân của tình trạng này, luận văn đã đề xuất một số hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển các dịch vụ du lịch ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù đã tập trung nghiên cứu tham khảo bằng số lượng rất lớn tài liệu liên quan cũng như tìm hiểu thực tế bằng nhiều góc độ nhưng kiến thức còn hạn chế, đề tài lại khá rộng nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Thành thật xin được thông cảm và cám ơn./.

123

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Đinh Văn Ân, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt nam gia nhập WTO, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004), Kinh tế Quốc tế, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội.

3. Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (2006), Biểu cam kết về thương mại dịch vụ.

4. Hoàng Thị Chỉnh (2005), Kinh tế quốc tế, Nxb Giáo dục, T.p Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Trùng Khánh (2008), Kinh tế du lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Trùng Khánh (2005), “Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (5), Tr.22.

8. Hệ thống các văn bản hướng dẫn và bảo đảm thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2003), Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Trùng Khánh (2005), “Tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch thông qua việc tham gia mạng lưới Apetit”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (10), Tr.42.

10. Nguyễn Thường Lạng (2002), “Tác động của xu hướng toàn cầu hóa đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế toàn cầu hóa: Cơ hội và thách thức, Tr. 85.

11. Nguyễn Thường Lạng (2005), Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, Tr.59.

12. Đặng Đức Long (2007), Chính sách thu hút FDI ở các nước ASEAN 5 từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, Luận án tiến sỹ, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

124

13. Luật doanh nghiệp (2005), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

14. Luật Du lịch Việt Nam (2005), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

15. Luật đầu tư (2005), Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

16. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2000), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2004), Quản trị kinh doanh khách sạn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

19. Nghị định Chính phủ số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

20. Nghị định Chính phủ số 38/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 4/2003.

21.Nghị định Chính phủ số 92/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Du lịch 2005.

22.Niên giám thống kê 2009, 2010 Nxb Thống kê (2010), Hà Nội.

23.Nguyễn Hồng Sơn (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí những vấn đề kinh tế Thế giới (6), Tr. 3 - 12.

24.Vũ Trường Sơn (1997), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

25.Tổng Cục du lịch (2009), Báo cáo đánh giá thực hiện sự điều hành của Chính phủ năm 2009 của ngành Du lịch, Hà Nội.

26. Tổng cục Du lịch (2001), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Hà Nội

27. Tổng cục Du lịch (1995), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010, Hà Nội.

125

28.Trần Thị Cẩm Trang (2004), “So sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với các nước ASEAN 5 và Trung Quốc”, Tạp chí Kinh tế Thế giới (103), Tr.17.

29. Đỗ Hồng Xoan (2004), “Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam”, Tạp

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 125)