Những hạn chế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 89)

Việc thu hút và triển khai thực hiện các dự án vốn FDI vào dịch vụ du lịch Việt Nam trong những năm qua còn những khó khăn, hạn chế dưới đây:

Một là, bình quân giá trị các dự án FDI còn thấp, tỷ lệ vốn thực hiện thấp, thời gian rải ngân chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nước ta.

82

Như đã phân tích ở trên, từ năm 1998 đến 2010, lượng vốn đầu tư đăng ký và số dự án đầu tư vào dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí nói riêng cũng như toàn ngành du lịch nói chung tăng khá cao nhưng nếu xét cả quá trình thu hút các dự án có vốn FDI thì có thể thấy tốc độ thu hút các dự án tăng giảm thất thường, các dự án từ năm 1999 trở lại đây phần lớn là các dự án có quy mô nhỏ. Mặc dù ngành đã có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tăng cường thu hút các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động nhưng những dự án như vậy trong giai đoạn sau này không nhiều, chiếm tỷ lệ nhỏ, và vẫn nhỏ hơn so với một số dự án quy mô lớn của giai đoạn trước. Các dự án có quy mô nhỏ (quy mô bình quân một dự án năm 2000 – 2001 là 5,6 triệu USD, năm 2003 – 2004 là 6 triệu USD) thường có tác động tích cực nhỏ hơn, với doanh thu thấp hơn, lượng lao động sử dụng cũng ít hơn và đóng góp vào ngân sách Nhà nước ít hơn so với các dự án có vốn đầu tư lớn.

Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký của FDI vào du lịch cũng thấp, bình quân giai đoạn 1998-2009 chỉ đạt 42,4%, thấp hơn mức bình quân toàn ngành (43,28%). Trong đó, ngoại trừ lĩnh vực dịch vụ lưu trú đạt tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký tương đối cao (51,6%), các lĩnh vực khác như vui chơi giải trí (29,6%), xây dựng khu du lịch (34,7%) đều có mức độ vốn thực hiện thấp. Nhiều dự án đầu tư sau khi cấp phép nhiều năm vẫn không thể triển khai thực hiện, hoặc thực hiện chậm chễ, buộc cơ quan chức năng phải rút giấy phép như Dự án Vũng Tàu – Paradise (Liên doanh Việt Nam-Đài Loan) tại Vũng Tàu; Dự án Bãi biển Rồng vốn đăng ký 4,15 tỷ USD (Mỹ), Dự án du lịch sinh thái biển cao cấp Pegasus Fund (Mỹ) tại Quảng Nam.

Điều này cho thấy việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch chưa thực sự hiệu quả cả về quy mô vốn lẫn khả năng thực hiện. Từ đó đặt ra cho ngành du lịch vấn đề làm thế nào để thu hút nhiều hơn những dự án có quy mô đầu tư lớn, khả năng thực hiện cao để gia tăng những tác động tích cực của những dự án này trong phát triển kinh tế xã hội nói chung của toàn ngành.

Hai là, cơ cấu dự án FDI chưa phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch của Việt Nam.

83

Về cơ cấu đầu tư, các dự án đầu tư nước ngoài mới chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh khách sạn với gần 273 dự án trong tổng số 379 dự án đã được cấp giấy phép đầu tư vào toàn ngành du lịch, chiếm tới 72%. Tiếp đến là các dự án FDI đầu tư vào xây dựng sân golf là 25 dự án, chiếm 6,6%. Các dịch vụ khác như xây dựng các địa điểm vui chơi giải trí vẫn còn ít dự án, thiếu các dự án có quy mô hiện đại, hấp dẫn, mang tầm cỡ quốc tế như Trung Quốc đã từng xây dựng như Trung Hoa cẩm tú, Cửa sổ thế giới, do vậy chưa thu hút được du khách. Bên cạnh đó, mặc dù lĩnh vực lưu trú có số lượng dự án FDI khá lớn so với các lĩnh vực khác nhưng so với tiềm năng phát triển, nhu cầu lưu trú của khách du lịch và lợi thế phát triển du lịch của Việt Nam thì đây vẫn là con số nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Mặt khác, do du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp nên sự phát triển của các dịch vụ lưu trú cần đi kèm các dịch vụ giá trị gia tăng mới đảm bảo tính hấp dẫn và thu hút đối với du khách. Vì vậy, việc thu hút đầu tư FDI vào phát triển các dịch vụ du lịch khác như dịch vụ vui chơi giải trí để đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí là hết sức cần thiết.

Hiện nay, các loại hình vui chơi giải trí cần đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều loại khách du lịch. Bên cạnh loại hình dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí số dự án đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh lữ hành và các dịch vụ khác còn rất hạn chế, mới chỉ chiếm 12% trên tổng dự án FDI vào du lịch. Việt Nam hiện chưa có những dự án có quy mô lớn đầu tư vào các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch quốc gia vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế như kiểu Disneyland (Mỹ), Bali (Inđônêxia), Santoza (Xingapo)… Hệ thống các loại dịch vụ du lịch còn chưa đa dạng và chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh vẫn chưa được cải thiện.

Ba là, chưa có nhiều dự án FDI của các quốc gia phát triển có công nghệ cao đầu tư vào các công trình du lịch.

Về đối tác đầu tư, các dự án đầu tư nước ngoài vào các dịch vụ du lịch Việt Nam chủ yếu thuộc về đối tác ở các nước nằm trong khu vực ASEAN, Hồng Kông và Đài Loan (69 dự án). Cả hai khu vực này chiếm tới 58,25% tổng vốn đầu tư, còn các dự án đầu tư từ các nước thuộc các trung tâm tài chính lớn có

84

nhiều nhà đầu tư tiềm năng như Nhật Bản, Bắc Âu, Bắc Mỹ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Khu vực châu Âu có 28 dự án được cấp phép trong đó Pháp là nước có nhiều dự án đầu tư vào ngành du lịch Việt Nam nhất (18 dự án). Điều này cho thấy hoạt động xúc tiến đầu tư của ngành vẫn chưa được thực hiện toàn diện và rộng rãi. Nếu các đối tác thuộc các quốc gia có nền kinh tế phát triển được quan tâm tốt trong quá trình xúc tiến đầu tư của ngành thì triển vọng thu hút các dự án có vốn FDI có thể khả quan hơn rất nhiều.

Bốn là, mất cân đối về tỷ lệ thu hút vốn đầu tư theo vùng, theo địa phương, đầu tư theo quy hoạch thực hiện chưa tốt.

Về địa điểm đầu tư, các dự án FDI du lịch hiện chỉ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm du lịch của Việt Nam, còn ở những nơi có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, do điều kiện cơ sở hạ tầng còn khó khăn lại thiếu những dự án ĐTNN. Nếu phân loại theo vùng, lãnh thổ (chỉ tính các tỉnh đã có dự án), thì vùng Bắc Bộ có 52 dự án trong tổng số 138 dự án FDI vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí, chiếm 37,68%, vùng Nam Bộ có 60/138 dự án, chiếm 43,47%, vùng miền Trung và Tây Nguyên chỉ có 26/138 dự án, chiếm 18,85%. Hơn nữa, hầu hết các dự án du lịch đều tập trung dọc theo các khu vực biển, đảo của Việt Nam như Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo, các dự án đầu tư vào các khu vực khác. Sự mất cân đối trong thu hút vốn FDI du lịch các vùng miền khác nhau của cả nước cho thấy vốn FDI mới chỉ tập trung vào các địa phương có điều kiện thuận lợi, chưa mang lại cơ hội phát triển cho các địa phương có tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó, vấn đề đặt ra là cần tăng cường thu hút những dự án có vốn FDI vào các vùng, miền này để thúc đẩy những địa phương này phát triển, thu hẹp khoảng cách với các tỉnh, thành khác.

Bên cạnh đó, việc thu hút vốn FDI trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập khi các dự án du lịch được cấp phép tràn lan, tỉnh nào cấp phép cho dự án thuộc tỉnh đó mà không tuân theo quy hoạch chung, dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, chất lượng thấp, lãng phí đất đai tài sản của nhà nước, ảnh hưởng tới đất nông nghiệp, cướp đi sinh kế của nhân dân. Cụ thể là các dự án đầu tư phát triển

85

các sân gôn. Theo thống kê, chỉ 2 năm sau khi chuyển giao quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư về địa phương (từ 2006 đến 2008), số dự án sân golf được cấp phép đã tăng thêm 106, tăng 13 lần so với 16 năm trước cộng lại (thời kỳ nhà nước quản lý việc cấp phép). Tính đến hết năm 2009, số sân gôn được cấp phép lên tới 166 dự án trong đó 145 dự án đã được cấp đất, 84 dự án được cấp giấy phép đầu tư nhưng chỉ 41 dự án được ghi trong quy hoạch, số còn lại nằm ngoài quy hoạch. Diện tích trung bình 1 dự án được cấp phép là 300 ha, gấp 3 lần quy định, trong đó nhiều tỉnh có số sân gôn lớn và nằm sát nhau như Hà Nội 19 dự án, Bình Thuận 19, Bà Rịa Vũng Tàu 14, Lâm Đồng 11, Khánh Hòa 9. Đáng chú ý là nhiều dự án được quy hoạch trên đất nông nghiệp với 10.500 ha, trong đó có 2.900 ha đất lúa. Việc phát triển các dự án sân gôn là phù hợp với yêu cầu phát triển của du lịch Việt Nam tuy nhiên số lượng bao nhiêu, ở địa điểm nào thì cần được xem xét kỹ lưỡng. Tình trạng nhiều sân gôn triển khai chậm, nhà đầu tư chỉ xây tường bao, bên trong để cỏ mọc hoang trong khi nơi đó đã từng là những vùng trồng lúa 2, 3 vụ là một sự lãng phí đất đai, nguồn lực của quốc gia, đẩy nhiều gia đình nông thôn đến nguy cơ nghèo đói sau mất đất như dự án xây dựng sân gôn Phoenix Lương Sơn, Hòa Bình của Công ty Charm Vit (Hàn Quốc) hay dự án Sky Lake Resort and Golf Club ở hồ Văn Sơn, Hà Đông, Hà Nội (Hàn Quốc).

Năm là nhiều dự án FDI du lịch bị thay đổi mục đích đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh khác, chủ yếu là lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản, gây thiệt hại cho nhà nước.

Trong những năm qua, hầu hết các dự án FDI đầu tư vào du lịch đều có liên quan đến bất động sản trong đó chủ yếu là xây các khách sạn cao cấp, các khu nghỉ dưỡng, resort vv… Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là điều kiện thiết yếu trong phát triển du lịch. Vì vậy, để tách bạch cụ thể dự án đầu tư du lịch và đầu tư bất động sản là tương đối khó khăn. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng những ưu đãi của các địa phương trong phát triển du lịch để xây dựng, kinh doanh, bán và cho thuê các bất động sản trong phạm vi đất được giao, khiến dự án triển khai chậm, thua lỗ. Ví dụ cụ thể là dự án Khu du lịch Làng quê

86

Việt Nam tại Hội An, Quảng Nam với tổng giá trị đầu tư 1,5 triệu USD do Công ty TNHH BNC Việt Nam (Mỹ) làm chủ đầu tư. Sau 5 năm được cấp giấy chứng nhận đầu tư, năm 2005, khu du lịch này mới triển khai xây dựng được 60% diện tích, số còn lại bỏ hoang tới nay. Phần đã xây dựng, công ty này đã tự ý cho nhiều doanh nghiệp khác nhau thuê, dẫn đến hiện tượng kiện tụng, gây thua lỗ cho các doanh nghiệp. Các dự án phát triển sân gôn cũng là điển hình của tình trạng chiếm dụng đất dự án để xây biệt thự, kinh doanh bất động sản. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số các dự án sân gôn đã triển khai thì chưa đến 20% trong số này thuần túy là sân gôn, số còn lại đều có diện tích sân gôn chỉ chiếm 30% diện tích được cấp, phần còn lại được sử dụng để xây các công trình kinh doanh dịch vụ thương mại, biệt thự, khách sạn vv… Đáng chú ý là nhiều sân gôn được xây dựng trong phạm vi đất được quy hoạch làm đường đô thị. Khi các con đường này được triển khai xây dựng xong, các sân gôn sẽ từ vị trí sâu bên trong chuyển ra mặt đường, chiếm vị trí đẹp. Nhà đầu tư có thể lợi dụng điều này để báo cáo kinh doanh thua lỗ, đồng thời xin chuyển đổi một phần diện tích đất được giao sang xây dựng khu đô thị như đã diễn ra đối với trường hợp sân gôn, khu đô thị Ciputra tại Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 89)