Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 84)

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Một là, vốn FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội địa phương nơi có dự án du lịch.

Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khu vực dịch vụ nói chung, trong toàn nền kinh tế nói riêng. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhiều huyện, thị xã nhờ có hoạt động du lịch phát triển mạnh đã tạo nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho người dân như Sapa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Bình Châu (Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu) vv... Trong đó, phải kể đến nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã được triển khai và hoạt động hiệu quả như dự án xây dựng khu du lịch sinh thái của Công ty Topas Eco Lodge (Đan Mạch) đầu tư vào Sa Pa, Lào Cai, đạt doanh thu khoảng 0,2 triệu USD/năm với 80% nhân viên là người bản địa; Công ty TNHH một thành viên khách sạn Victoria Sa Pa (Pháp) với doanh thu đạt khoảng 3 triệu USD/năm, là một trong những khách sạn 4 sao đầu tiên ở Sapa, tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương. Hiện tại khách sạn này đã được chuyển giao hoàn toàn cho người Việt Nam nhưng vẫn hoạt động rất hiệu quả. Nhiều dự án hoạt động hiệu quả như khu du lịch nghỉ mát đa năng Saigon Atlantis Hotel của tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) tăng vốn đầu tư từ 300 triệu USD lên 4,1 tỷ USD.

Cùng với các dự án do Việt Nam tiến hành, các dự án đầu tư phát triển du lịch vốn FDI đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch. Theo Tổng cục Du lịch, ước tính hiện nay, hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 334.000 lao động trực tiếp và khoảng 710.000 lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. Thu hút lực lượng lớn vào hoạt động du lịch đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đất nước khi mới chuyển sang kinh tế thị

77

trường. Thông qua đẩy mạnh hoạt động du lịch đã thực sự nâng cao nhận thức xã hội đối với du lịch. Với những nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách và môi trường đầu tư đã góp phần khuyến khích không nhỏ các địa phương thu hút đầu tư du lịch dựa trên lợi thế của từng vùng, miền.

ĐTNN trong lĩnh vực du lịch nói chung và các dịch vụ du lịch nói riêng đã góp phần nâng cao chất lượng ngành Du lịch, nâng cao hình ảnh của Việt Nam và Du lịch Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế, tạo ra thế và lực mới cho du lịch phát triển vững chắc trong những năm tới, đưa Việt Nam trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực và thế giới. Điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư vào lĩnh vực lưu trú đã khẳng định được phần nào sự hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Các dự án đầu tư FDI vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú đã giúp cho cơ sở hạ tầng du lịch có những bước chuyển mạnh mẽ, tạo ra sự thay đổi về nhận thức của khách du lịch đến Việt Nam và tạo ra sự hấp dẫn, nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam.

Hai là, các dự án đầu tư nước ngoài vốn FDI góp phần phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động du lịch.

Thực tế thời gian qua cho thấy, việc gia tăng quy mô và tốc độ đầu tư là yếu tố quan trọng và quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Cùng với nhiều ngành kinh tế trong cả nước, du lịch là ngành mới nhưng phát triển khá cao, với tốc độ nhanh kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch đã được cải thiện đáng kể. Đến nay, Việt Nam đã có một cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ đáp ứng nhu cầu khách du lịch, đặc biệt là lượng khách du lịch quốc tế. Hệ thống các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, phương tiện giao thông vận tải thực hiện tương đối tốt các dịch vụ du lịch để phục vụ cho mục đích tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch.

Cụ thể, giai đoạn 1990-2009, số lượng cơ sở lưu trú tăng mạnh hàng năm. Năm 2008, số cơ sở lưu trú du lịch của cả nước đã đạt 10,4 nghìn cơ sở, gấp 3,2 lần so với năm 2000 và gấp gần 30 lần so với năm 1990. Riêng 6 tháng đầu năm

78

2009, số lượng cơ sở lưu trú đã tăng thêm 400, nâng công suất phòng phục vụ khách du lịch lên 213,2 nghìn buồng.

Bảng 2.10: Số lƣợng cơ sở lƣu trú tính đến năm 2009

Năm 1998 2000 2002 2004 2006 2007 2008 6 tháng năm 2009 Số cơ sở lưu trú du lịch 2510 3267 4390 5847 6720 8550 10.400 10.800 Số phòng (nghìn phòng) 61 72,2 92,5 125,4 160,5 184,8 205 213,2 Nguồn: Tổng cục Du lịch

Nhiều khách sạn cao cấp được hình thành từ các nguồn vốn liên doanh với nước ngoài được xây dựng tạo ra một dáng vẻ mới cho các thành phố và các khu du lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương trong cả nước. Cụ thể, tính đến hết tháng 6/2009, Việt Nam đã có 5.239 khách sạn được xếp hạng, trong đó số khách sạn cao cấp (4 sao, 5 sao) đạt 123 đơn vị với 19,5 nghìn buồng, đáp ứng được phần nào nhu cầu đối với du lịch cao cấp (xem bảng 2.11).

Phần lớn số khách sạn 4 và 5 sao đều là các dự án có vốn đầu tư FDI. Trong tổng số khách sạn được xếp hạng sao thì khách sạn có vốn đầu tư FDI chiếm 3,5%, tuy con số này chưa phải là cao nhưng nó đã góp phần cải thiện đáng kể cả về số lượng và chất lượng cho ngành du lịch Việt Nam. Số dự án đầu tư FDI cho dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng trên 72% trong lĩnh vực du lịch. Phần lớn hệ thống các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 và 5 sao của Việt Nam đều do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, trong đó phải kể đến Công ty TNHH Deaha – Hàn Quốc, xây dựng khách sạn 5 sao tại Hà Nội với tổng vốn đầu tư gần 163 triệu USD; Công ty liên doanh khách sạn SAIGON INN (New World) – Hồng Kông với tổng vốn đầu tư là 87,5 triệu USD; Công ty liên doanh khách sạn Plaza (Sài Gòn) – Hồng Kông tổng vốn đầu tư 67 triệu USD; Công ty Quốc tế Hồ Tây – Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội – Singapore tổng vốn đầu tư gần 70 triệu USD…

79 Bảng 2.11. Khách sạn đƣợc xếp hạng (tính đến hết tháng 6/2009) Stt Hạng Số lƣợng Số buồng 1 5 sao 33 8.564 2 4 sao 90 10.950 3 3 sao 176 12.674 4 2 sao 850 31.450 5 1 sao 990 20.790

6 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu (*)

3.100 46.724

Tổng cộng 5.239 131.152

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Các dự án FDI không chỉ mang lại cho ngành du lịch Việt Nam những thay đổi trong hệ thống cơ sở lưu trú mà còn làm thay đổi cả về chất đối với các hoạt động dịch vụ của ngành. Các dự án đã tạo thêm nhiều về chất lượng phục vụ du lịch trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí cũng được nâng cao một cách rõ rệt. Thông qua các chương trình đào tạo nhân viên của các doanh nghiệp có vốn FDI, nghiệp vụ của nhân viên được nâng cao theo những tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng với yêu cầu khắt khe của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch cao cấp đến từ các nước phát triển. Nhờ có dự án FDI đầu tư vào dịch vụ lưu trú nên Việt Nam đã có được những khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế xếp hạng 4 – 5 sao. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp này được tiếp xúc với các công nghệ tiên tiến, phong cách làm việc hiện đại và có tính chuyên nghiệp hóa cao như phong cách đón tiếp khách của nhân viên lễ tân khách sạn, cách thức bày trí bàn ăn, bày trí đồ đạc trong phòng nghỉ của khách theo tiêu chuẩn quốc tế, công nghệ dây chuyển máy làm bánh châu Âu cao cấp, phong cách phục vụ của nhân viên các bộ phận đạt yêu cầu của khách.

Những hiệu quả trên của các dự án FDI mang lại cho ngành du lịch đã phần nào giúp ngành giải quyết được vấn đề đang đặt ra về chất lượng phục vụ khách yếu kém của đội ngũ nhân viên của ngành. Qua đó, ngành du lịch nói chung cũng như hệ thống dịch vụ lưu trú nói riêng của Việt Nam được khách du lịch đánh giá cao trong khu vực và trên thế giới.

80

Bên cạnh đó, việc thu hút vốn FDI đã tạo thêm cơ sở vật chất cho loại hình hoạt động vui chơi hiện đại ở nước ta. Nhiều khu du lịch, khu vui chơi giải trí, hệ thống sân golf hiện đại… được xây dựng và đưa vào hoạt động tại Việt Nam đủ điều kiện đón hàng triệu du khách mỗi năm, đáp ứng được phần nào nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách, cũng mang lại sự hấp dẫn mới trong việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Đặc biệt, môn thể thao chơi golf, đây là môn thể thao cao cấp và rất phổ biến ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, nhưng lại khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Từ sau khi có các dự án FDI đầu tư vào xây dựng các sân golf hiện đại tại Việt Nam thì người dân Việt Nam mới bắt đầu làm quen với môn thể thao mới này, đồng thời nó cũng đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của các khách du lịch quốc tế cũng như các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang công tác và làm việc tại Việt Nam.

Bên cạnh sự phát triển của loại hình giải trí chơi golf như hiện nay, gần đây cũng đã có thêm nhiều dự án FDI đầu tư vào phát triển các loại hình vui chơi giải trí khác. Điều này đã tạo cho hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí của Việt Nam hiện nay phát triển cả về chất và lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo sự đa dạng và phong phú cho loại hình vui chơi, giải trí.

Ba là, vốn FDI du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu văn hoá với các quốc gia trên thế giới.

Tại các vùng trọng điểm, nhờ có các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí đã không ngừng làm thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội của cộng đồng dân cư, tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Phát triển du lịch cũng góp phần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ, tác động thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, đồng thời giúp khôi phục, phát huy và giới thiệu đến đông đảo khách du lịch quốc tế các di sản văn hóa, loại hình nghệ thuật, lễ hội cùng những ngành nghề truyền thống. Thông qua việc phát triển du lịch các ngành kinh tế xã hội khác phát triển, mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch

81

vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông, văn hoá nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn. Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khác phát triển. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.

Thông qua các dự án FDI còn giúp tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, mở mang giao lưu giữa các quốc gia, để từ đó nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong các đối tác nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực lưu trú thì Hồng Kông (21,6%) và Singapore (10,5%) là hai đối tác có số dự án và số vốn đầu tư lớn nhất trong tổng số hơn 22 nhà đầu tư từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, điều này chứng tỏ ngành đã tạo được uy tín và triển vọng đối với hai đối tác này. Đây cũng là một kinh nghiệm rất tốt để ngành du lịch phát triển tăng cường hợp tác với các đối tác triển vọng khác thông qua những kinh nghiệm về chính sách, biện pháp xúc tiến đầu tư mà ngành đã áp dụng với đối tác Hồng Kông và Singapore.

Với điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hóa đã tạo cho Việt Nam có tiềm năng du lịch rất đa dạng và phong phú, Việt Nam có điều kiện du lịch biển, rừng, vùng núi cao, hang động, các kiến trúc cổ, lễ hội… Ngoài ra còn có các vùng núi, rừng còn rất hoang sơ, phù hợp với du lịch khám phá, du lịch hang động, đó cũng là những dư địa rất lớn cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa sự quan tâm của các nhà đầu tư để khai thác một cách có hiệu quả.

2.3.2. Những hạn chế

Việc thu hút và triển khai thực hiện các dự án vốn FDI vào dịch vụ du lịch Việt Nam trong những năm qua còn những khó khăn, hạn chế dưới đây:

Một là, bình quân giá trị các dự án FDI còn thấp, tỷ lệ vốn thực hiện thấp, thời gian rải ngân chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nước ta.

82

Như đã phân tích ở trên, từ năm 1998 đến 2010, lượng vốn đầu tư đăng ký và số dự án đầu tư vào dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí nói riêng cũng như toàn ngành du lịch nói chung tăng khá cao nhưng nếu xét cả quá trình thu hút các dự án có vốn FDI thì có thể thấy tốc độ thu hút các dự án tăng giảm thất thường, các dự án từ năm 1999 trở lại đây phần lớn là các dự án có quy mô nhỏ. Mặc dù ngành đã có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tăng cường thu hút các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động nhưng những dự án như vậy trong giai đoạn sau này không nhiều, chiếm tỷ lệ nhỏ, và vẫn nhỏ hơn so với một số dự án quy mô lớn của giai đoạn trước. Các dự án có quy mô nhỏ (quy mô bình quân một dự án năm 2000 – 2001 là 5,6 triệu USD, năm 2003 – 2004 là 6 triệu USD) thường có tác động tích cực nhỏ hơn, với doanh thu thấp hơn, lượng lao động sử dụng cũng ít hơn và đóng góp vào ngân sách Nhà nước ít hơn so với các dự án có vốn đầu tư lớn.

Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký của FDI vào du lịch cũng thấp, bình quân giai đoạn 1998-2009 chỉ đạt 42,4%, thấp hơn mức bình quân toàn ngành (43,28%). Trong đó, ngoại trừ lĩnh vực dịch vụ lưu trú đạt tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký tương đối cao (51,6%), các lĩnh vực khác như vui chơi giải trí (29,6%), xây dựng khu du lịch (34,7%) đều có mức độ vốn thực hiện thấp. Nhiều dự án đầu tư sau khi cấp phép nhiều năm vẫn không thể triển khai thực hiện, hoặc thực hiện chậm chễ, buộc cơ quan chức năng phải rút giấy phép như Dự án

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 84)