Kinh nghiệm quốc tế trong thu hút ĐTNN vào phát triển dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 41)

1.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Để có một nền kinh tế phát triển như ngày hôm nay, trở thành một quốc gia thu hút nguồn vốn FDI đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) và là một thị trường du lịch đầy hấp dẫn, Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều cơ chế, chính sách theo hướng cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong nhiều lĩnh vực, thực hiện triệt để chủ trương mở cửa nền kinh tế.

Trung Quốc kiên trì chủ trương mở cửa với phương châm: lấy cái hay của người xưa để sử dụng hôm nay, lấy cái hay của người nước ngoài để sử dụng ở trong nước, coi thị trường chứng khoán là một công cụ của nền kinh tế, tích cực khai thác kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua đầu tư chứng khoán. Để đầy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, Trung Quốc đã sử dụng sự hấp dẫn của một thị trường rộng lớn đang phát triển, kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, với đội ngũ lao động lành nghề, lương thấp, thu hút các công ty đa quốc gia đầu tư vốn vào công nghệ cao, đào tạo nhân lực. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực được đặc biệt quan tâm, họ cho rằng nguồn nhân lực đào tạo là yếu tố quan trọng để thu hút các dự án FDI cho sự phát triển. Trung Quốc đã đưa rất nhiều cán bộ đi học về quản lý, kinh tế, các loại hình dịch vụ du lịch mới ở nước ngoài (trong đó có rất nhiều người đi học ở Mỹ), để xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý tốt, chuyên môn cao.

34

Trung Quốc cũng phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, đặc biệt là những thành phố ven biển, ven biên giới và ven sông, đồng thời chú trọng việc quản lý, quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu du lịch vùng với đặc khu kinh tế. Bên cạnh việc tăng cường thu hút các dự án FDI vào sự phát triển các dịch vụ du lịch ở những nơi có sẵn cảnh quan thiên nhiên phong phú, các dự án quy hoạch tạo vùng du lịch cũng được Trung Quốc coi trọng trong quy hoạch xây dựng các thành phố công nghiệp, xây dựng thành thành phố du lịch công nghiệp hiện đại. Trung Quốc khuyến khích thu hút các dự án xây dựng các khu du lịch tạo ra nhiều loại hình dịch vụ du lịch mới. Thâm Quyến là một ví dụ cụ thể. Cách đây vài thập niên, nơi đây vẫn còn là mảnh đất sình lầy, hoang sơ của Trung Quốc nhưng nhờ có chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý như áp dụng các mức giá dịch vụ thống nhất, các doanh nghiệp có vốn FDI được hưởng mọi quy chế như các doanh nghiệp Trung Quốc, Thâm Quyến đã thu hút được nhiều nhà đầu tư rót vốn vào khiến nó thay da đổi thịt, phát triển với tốc độ “sư tử bay”. Cùng với việc ưu tiên phát triển công nghệ kỹ thuật cao, Thâm Quyến còn chú ý đến các công trình phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch đồ sộ như Trung Hoa cẩm tú; Cửa sổ thế giới; Vườn thực vật; công viên bãi biển thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới.

“Cửa sổ thế giới” là khu du lịch văn hóa khá lớn, diện tích tới 480.000 m2

, tập trung 118 công trình, gồm các kỳ quan, danh thắng của toàn thế giới được thu nhỏ lại chia theo khu: châu Á, châu Âu, châu Đại Dương, châu Mỹ. Đến đây, du khách được thăm tháp Eiffel cao 108m, rừng Amazon kiều vĩ, Núi Phú Sỹ tuyết phủ. Đi thăm quan, du khách có thể đi bộ, xe ô tô, xe lửa nhỏ, xe ngựa cổ xưa hay xe kéo tay thời phong kiến. Cửa sổ thế giới còn có những sân khấu rất thích hợp cho các đoàn nghệ thuật đến biểu diễn và cả giáo đường, chùa chiền để du khách vui chơi, nghỉ ngơi và thư giãn.

Trung Quốc thực hiện phát triển thị trường thống nhất và mở cửa, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào dịch vụ du lịch được đối xử như nhà đầu tư trong nước như thực hiện chế độ một giá đối với nhà đầu tư nước ngoài về giá vé máy bay, ô tô, tàu phà, thậm chí đầu tư nước ngoài còn được hưởng hệ thống thuế ưu đãi hơn và tự do hơn trong hoạt động kinh doanh so với nhà đầu tư trong nước [31].

35

Trung Quốc đặc biệt chú trọng khuyến khích đầu tư của Hoa kiều và người Hoa, Huy động nguồn lực của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài với quan điểm thu hút, khuyến khích đầu tư của người Hoa trên cơ sở có lợi cho họ. Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 32 triệu người Trung Quốc ở nước ngoài. Phần lớn họ đều làm nghề buôn bán và nhiều người trong số họ là các triệu phú, tỷ phú của thế giới. Người Hoa và Hoa kiều có số dự trữ ngoại tệ khổng lồ. Số vốn dự trữ của họ ở các nước Đông Nam Á lên tới hơn 237,8 tỷ USD. Để tận dụng nguồn vốn khổng lồ này, Trung Quốc đã có những chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư của Hoa kiều như Hoa kiều có thể đầu tư trong các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc của Trung Quốc; khích lệ các nhà đầu tư Hoa kiều đầu tư vào các loại hình dịch vụ du lịch có công nghệ tiên tiến; có thể đầu tư bằng cách trao đổi tiền tệ tự do, các thiết bị máy móc hoặc các hiện vật khác; Nhà nước bảo vệ tài sản, quyền sở hữu công nghiệp, lợi nhuận thu được của các nhà đầu tư Hoa kiều; các doanh nghiệp Hoa kiều về nước đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi thuế: 2 năm đầu miễn thuế, 3 năm sau giảm một nửa. Với những biện pháp khuyến khích đó, Trung Quốc đã thu hút được nhiều đầu tư của Hoa kiều, người Hoa. Lượng vốn đầu tư của các đối tượng này chiếm trên 70% trong tổng số doanh nghiệp FDI và 50% trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, thủ tục đầu tư của Trung Quốc ngày càng được đơn giản hóa. Trước đây, để thực hiện một dự án đầu tư cần phải có 70 con dấu, nay được rút ngắn tối đa, chỉ cần 1 con dấu của cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Các chính sách luật pháp và môi trường đầu thu hút đầu tư của Trung Quốc là cởi mở, thông thoáng, đáp ứng yêu cầu của WTO và hòa nhập vào những quy ước quốc tế. Điều đó giúp Trung Quốc tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật để phát triển các dịch vụ du lịch và tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho Trung Quốc tham gia vào cạnh tranh quốc tế.

1.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Từ những năm 1980, Thái Lan quan tâm nhiều tới vấn đề đầu tư nước ngoài và hoạt động này đã nhanh chóng mang lại những kết quả đáng kể. Trong thời gian này, Thái Lan chỉ chú trọng thu hút FDI vào công nghiệp hóa, chưa

36

quan tâm nhiều đến việc thu hút FDI vào phát triển các dịch vụ du lịch. Từ đó cho đến trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, nền kinh tế Thái Lan luôn duy trì được mức tăng trưởng cao và ổn định [33].

Tuy nhiên, đến năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra, nền kinh tế Thái Lan giảm sút, cơ cấu kinh tế của Thái Lan có sự chuyển dịch. Trong vòng 3 năm kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế, hoạt động của các dịch vụ du lịch Thái Lan đã đóng vai trò chính trong việc duy trì nguồn ngoại tệ cần thiết cho quốc gia, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Rõ ràng, đối với Thái Lan, hoạt động của các dịch vụ du lịch là nguồn động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.

Chính sách thu hút FDI vào phát triển các dịch vụ du lịch của Thái Lan có nhiều thay đổi, tạo sự hấp dẫn cho môi trường đầu tư như: Cùng với việc nới lỏng sở hữu, chính phủ tăng cường cung cấp những ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Miễn/giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị sử dụng cho dự án FDI vào các dịch vụ du lịch; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp là 8 năm; Áp dụng cùng một mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI và trong nước. Trong hoạt động xúc tiến đầu tư vào phát triển các dịch vụ du lịch, sự ổn định về chính trị là rất quan trọng. Để xóa đi hình ảnh không tốt về một Thái Lan bất ổn định về chính trị, ngay từ năm 1986, chính phủ Thái Lan dưới nhiều hình thức đã không ngừng quảng cáo rộng ra thế giới các cơ hội đầu tư trong nước, nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Quy hoạch các khu du lịch có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng. Giới thiệu quảng bá mạnh mẽ về các điểm tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách và các nhà đầu tư.

Chẳng hạn như Phuket, là hòn đảo lớn nhất của Thái Lan, cách Bangkok gần 900km về phía Nam. Cách đây hơn 10 năm, người dân Phuket sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng cao su, hạt điều. Những năm gần đây, do những hoạt động xúc tiến quảng bá mạnh mẽ về những lợi thế thiên nhiên ưu đãi như khí hậu trong lành, mát mẻ, bãi biển cát trắng, nước biển trong xanh, cùng với những ưu đãi đầu tư nêu trên của chính phủ Thái Lan, Phuket đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và du khách. Nhiều

37

khu vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế như Phuket Fantasea với số vốn đầu tư 90 triệu USD được xây dựng thực sự cuốn hút khách du lịch quốc tế đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Đến Phuket Fantasea, khách du lịch thực sự bị cuốn hút bởi nhiều loại hình vui chơi giải trí: xem hội làng, lễ hội hóa trang, trình diễn các làng nghề thủ công truyền thống, ca múa nhạc truyền thống, cho voi ăn, cưỡi voi và các trò vui chơi có thưởng khác như ném bóng, đua mô tô, bắn súng vv… Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/1999 đến nay, Phuket Fantasea đã nhiều lần nhận được giải thưởng “Điểm đến hấp dẫn” trong nước và quốc tế [35].

Với mục tiêu là bảo đảm cho ngành du lịch sẽ tiếp tục giữ một vai trò quan trọng đối với phát triển của đất nước trong tương lai, chính phủ và ngành du lịch Thái Lan đã xây dựng một kế hoạch tổng thể về phát triển du lịch quốc gia trong vòng 10 năm từ 2001 đến năm 2010. Kế hoạch du lịch 10 năm của Thái Lan được hình thành trong đó bao gồm rất nhiều bước đi mang tính chiến lược như đưa vấn đề du lịch vào Chương trình nghị sự quốc gia và dự thảo Luật nhằm đảm bảo tất cả các thành phần các Bộ, Ngành của Chính phủ đều phải có trách nhiệm tham gia vào việc triển khai kế hoạch du lịch, hình thành một số điểm du lịch hấp dẫn mới, hiện đại hóa các tiện nghi và cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển các dịch vụ du lịch.

1.2.3. Một số gợi ý cho Việt Nam.

Từ kinh nghiệm thành công của Trung Quốc và Thái Lan trong thu hút FDI vào du lịch, có thể rút ra một số gợi ý đối với Việt Nam như sau:

-Thực hiện cơ chế mở cửa với các chính sách khuyến khích, ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch, không phân biệt đối xử nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

- Khuyến khích, kêu gọi đầu tư của đồng bào ở nước ngoài. - Đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong công tác đầu tư

38

- Xây dựng các khu du lịch có quy mô, hiện đại để thu hút khách du lịch, đồng thời thu hút đầu tư.

- Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu đối với các thiết bị phục vụ phát triển hoạt động du lịch.

- Tăng cường quảng bá về tiềm năng du lịch của quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế.

39

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA

2.1. Một số cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành Du lịch ở Việt Nam.

2.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý FDI trong lĩnh vực du lịch.

Để thu hút dòng vốn FDI vào nền kinh tế nói chung, vào lĩnh vực du lịch nói riêng, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những cố gắng vượt bậc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và đầu tư vào du lịch nói riêng. Hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động của doanh nghiệp đã được ban hành như Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, Luật NHNN, Luật về các TCTD,… Các luật mới đã góp phần cải tiến môi trường kinh doanh ở Việt Nam, nâng cao tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Liên quan đến cơ sở pháp lý về quản lý FDI trong lĩnh vực du lịch, phải kể đến 2 luật quan trọng là Luật Đầu tư (2005) và Luật Du lịch (2005) và các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực du lịch và các dịch vụ có liên quan.

2.1.1.1. Luật Đầu tư 2005

Luật Đầu tư năm 2005 là cơ sở cho việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trên tất cả các ngành và lĩnh vực. Trước khi Luật Đầu tư năm 2005 ra đời, hoạt động đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi Luật ĐTNN, ra đời năm 1987 và được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Cùng với các văn bản dưới luật, Luật ĐTNN đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và các văn bản luật liên quan đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ khi Luật Đầu tư 2005 ra đời (có sửa đổi bổ sung năm 2009), áp dụng chung đối với nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước thì mới tạo được sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo “một sân chơi” bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư .

40

Luật Đầu tư 2005 tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư trên các mặt sau: Một là

bảo đảm về vốn và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa.Trong trường hợp buộc phải quốc hữu hóa, nhà đầu tư sẽ được bồi thường tài sản theo giá trị thị trường và không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.

Hai là Nhà nước bảo đảm về sở hữu trí tuệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ. Ba là Nhà nước thực hiện mở cửa thị trường theo đúng các lộ trình cam kết trong các hiệp định song phương và đa phương với các nước đã ký kết. Bốn là, trong trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách, nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi tốt nhất. Năm là, nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển vốn và tài sản ra nước ngoài khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước Việt Nam. Nhà nước áp dụng giá và lệ phí thống nhất đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý và thực hiện giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư theo luật pháp quy định (Điều 6 đến điều 12 Luật Đầu tư 2005).Việt Nam đã chấm dứt chế độ 2 giá đối với vé máy bay vào cuối năm 2003 và phí vận chuyển đường sắt và

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 41)