Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 43)

Từ những năm 1980, Thái Lan quan tâm nhiều tới vấn đề đầu tư nước ngoài và hoạt động này đã nhanh chóng mang lại những kết quả đáng kể. Trong thời gian này, Thái Lan chỉ chú trọng thu hút FDI vào công nghiệp hóa, chưa

36

quan tâm nhiều đến việc thu hút FDI vào phát triển các dịch vụ du lịch. Từ đó cho đến trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, nền kinh tế Thái Lan luôn duy trì được mức tăng trưởng cao và ổn định [33].

Tuy nhiên, đến năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra, nền kinh tế Thái Lan giảm sút, cơ cấu kinh tế của Thái Lan có sự chuyển dịch. Trong vòng 3 năm kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế, hoạt động của các dịch vụ du lịch Thái Lan đã đóng vai trò chính trong việc duy trì nguồn ngoại tệ cần thiết cho quốc gia, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Rõ ràng, đối với Thái Lan, hoạt động của các dịch vụ du lịch là nguồn động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.

Chính sách thu hút FDI vào phát triển các dịch vụ du lịch của Thái Lan có nhiều thay đổi, tạo sự hấp dẫn cho môi trường đầu tư như: Cùng với việc nới lỏng sở hữu, chính phủ tăng cường cung cấp những ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Miễn/giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị sử dụng cho dự án FDI vào các dịch vụ du lịch; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp là 8 năm; Áp dụng cùng một mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI và trong nước. Trong hoạt động xúc tiến đầu tư vào phát triển các dịch vụ du lịch, sự ổn định về chính trị là rất quan trọng. Để xóa đi hình ảnh không tốt về một Thái Lan bất ổn định về chính trị, ngay từ năm 1986, chính phủ Thái Lan dưới nhiều hình thức đã không ngừng quảng cáo rộng ra thế giới các cơ hội đầu tư trong nước, nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Quy hoạch các khu du lịch có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng. Giới thiệu quảng bá mạnh mẽ về các điểm tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách và các nhà đầu tư.

Chẳng hạn như Phuket, là hòn đảo lớn nhất của Thái Lan, cách Bangkok gần 900km về phía Nam. Cách đây hơn 10 năm, người dân Phuket sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng cao su, hạt điều. Những năm gần đây, do những hoạt động xúc tiến quảng bá mạnh mẽ về những lợi thế thiên nhiên ưu đãi như khí hậu trong lành, mát mẻ, bãi biển cát trắng, nước biển trong xanh, cùng với những ưu đãi đầu tư nêu trên của chính phủ Thái Lan, Phuket đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và du khách. Nhiều

37

khu vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế như Phuket Fantasea với số vốn đầu tư 90 triệu USD được xây dựng thực sự cuốn hút khách du lịch quốc tế đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Đến Phuket Fantasea, khách du lịch thực sự bị cuốn hút bởi nhiều loại hình vui chơi giải trí: xem hội làng, lễ hội hóa trang, trình diễn các làng nghề thủ công truyền thống, ca múa nhạc truyền thống, cho voi ăn, cưỡi voi và các trò vui chơi có thưởng khác như ném bóng, đua mô tô, bắn súng vv… Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/1999 đến nay, Phuket Fantasea đã nhiều lần nhận được giải thưởng “Điểm đến hấp dẫn” trong nước và quốc tế [35].

Với mục tiêu là bảo đảm cho ngành du lịch sẽ tiếp tục giữ một vai trò quan trọng đối với phát triển của đất nước trong tương lai, chính phủ và ngành du lịch Thái Lan đã xây dựng một kế hoạch tổng thể về phát triển du lịch quốc gia trong vòng 10 năm từ 2001 đến năm 2010. Kế hoạch du lịch 10 năm của Thái Lan được hình thành trong đó bao gồm rất nhiều bước đi mang tính chiến lược như đưa vấn đề du lịch vào Chương trình nghị sự quốc gia và dự thảo Luật nhằm đảm bảo tất cả các thành phần các Bộ, Ngành của Chính phủ đều phải có trách nhiệm tham gia vào việc triển khai kế hoạch du lịch, hình thành một số điểm du lịch hấp dẫn mới, hiện đại hóa các tiện nghi và cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển các dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam (Trang 43)