Để thu hút dòng vốn FDI vào nền kinh tế nói chung, vào lĩnh vực du lịch nói riêng, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những cố gắng vượt bậc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và đầu tư vào du lịch nói riêng. Hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động của doanh nghiệp đã được ban hành như Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, Luật NHNN, Luật về các TCTD,… Các luật mới đã góp phần cải tiến môi trường kinh doanh ở Việt Nam, nâng cao tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Liên quan đến cơ sở pháp lý về quản lý FDI trong lĩnh vực du lịch, phải kể đến 2 luật quan trọng là Luật Đầu tư (2005) và Luật Du lịch (2005) và các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực du lịch và các dịch vụ có liên quan.
2.1.1.1. Luật Đầu tư 2005
Luật Đầu tư năm 2005 là cơ sở cho việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trên tất cả các ngành và lĩnh vực. Trước khi Luật Đầu tư năm 2005 ra đời, hoạt động đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi Luật ĐTNN, ra đời năm 1987 và được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Cùng với các văn bản dưới luật, Luật ĐTNN đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và các văn bản luật liên quan đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ khi Luật Đầu tư 2005 ra đời (có sửa đổi bổ sung năm 2009), áp dụng chung đối với nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước thì mới tạo được sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo “một sân chơi” bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư .
40
Luật Đầu tư 2005 tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư trên các mặt sau: Một là
bảo đảm về vốn và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa.Trong trường hợp buộc phải quốc hữu hóa, nhà đầu tư sẽ được bồi thường tài sản theo giá trị thị trường và không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.
Hai là Nhà nước bảo đảm về sở hữu trí tuệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ. Ba là Nhà nước thực hiện mở cửa thị trường theo đúng các lộ trình cam kết trong các hiệp định song phương và đa phương với các nước đã ký kết. Bốn là, trong trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách, nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi tốt nhất. Năm là, nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển vốn và tài sản ra nước ngoài khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước Việt Nam. Nhà nước áp dụng giá và lệ phí thống nhất đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý và thực hiện giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư theo luật pháp quy định (Điều 6 đến điều 12 Luật Đầu tư 2005).Việt Nam đã chấm dứt chế độ 2 giá đối với vé máy bay vào cuối năm 2003 và phí vận chuyển đường sắt và đường biển, giá cước viễn thông vào năm 2005. Hiện nay, không còn mức chênh lệch giá áp dụng cho người nước ngoài và trong nước, phù hợp với thông lệ quốc tế [15].
Luật Đầu tư năm 2005 cũng cho phép nhà ĐTNN sở hữu 100% vốn trong các ngành du lịch, cơ khí, trồng rừng và xuất bản mang tính kỹ thuật. Hiện tại, các dự án 100% vốn ĐTNN trong ngành du lịch chỉ có các dự án quy mô nhỏ và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực vui chơi giải trí. Đa số các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú là các dự án liên doanh với đối tác trong nước. Nhà nước sẽ hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp sẽ được thực hiện nếu nhà đầu tư tái đầu tư vào các dự án được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và vốn tái đầu tư được sử dụng từ 3 năm trở lên. Việc miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất được thực hiện trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất với các dự án thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép tham gia góp cổ phần với doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ góp vốn và số ngành tham gia ngày càng nhiều hơn. Chính phủ đang cân
41
nhắc xử lý linh hoạt việc chuyển đổi các hình thức sở hữu, loại bỏ những quy định về tỷ lệ góp vốn tối thiểu 30% của nhà đầu tư trong liên doanh và tỷ lệ vốn pháp định tối thiểu trong tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI.Doanh nghiệp nước ngoài cũng được chuyển đổi hình thức đầu tư, chia tách, sáp nhập, hợp nhất trong quá trình hoạt động, được cổ phần hóa để tham gia niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán khi đủ điều kiện.
Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp quản lý đầu tư từ Trung ương xuống địa phương đối với những dự án có quy mô và tính chất nhất định. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND, sở Kế hoạch đầu tư cấp tỉnh tự quyết định và cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT).
Việc phân cấp cấp GCNĐT về địa phương là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế, đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động quyết định các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn, phù hợp với tình hình của địa phương đó, nâng cao tốc độ phê duyệt dự án. Các Bộ, ngành, các cơ quản lý Nhà nước trung ương chỉ tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát, tập huấn về nghiệp vụ và các hỗ trợ khác. Nhiều hình thức thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch được các địa phương áp dụng như mô hình “một cửa, liên thông”, “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” xuất hiện và có tác động lan tỏa rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI vào du lịch ở Việt Nam.
2.1.1.2. Luật Du lịch 2005.
Luật Du lịch ban hành năm 2005, thay thế cho Pháp lệnh du lịch ban hành năm 1999 là cơ sở cho việc phân định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch cũng như hoạt động đầu tư vào du lịch nói chung. Với chủ trương nhất quán về huy động vốn từ mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, Luật Du lịch đưa ra những ưu đãi đối với các nhà đầu tư, không phân biệt
42
đầu tư trong hay ngoài nước khi đầu tư vào lĩnh vực du lịch với các điều kiện nhất định.
Cụ thể, Điều 6 Luật Du lịch 2005 quy định: Nhà đầu tư trong và ngoài nước được hưởng các ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực như bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch; tuyên truyền,quảng bá du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xây dựng sản phẩm du lịch mới; xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Ngoài ra, Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu đô thị du lịch, khu du lịch và địa điểm, hỗ trợ công tác tuyên truyền và quảng bá hoạt động du lịch, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch vv... [14]
Điều 2 “Chính sách thúc đẩy phát triển du lịch” trong Nghị định 92/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Du lịch 2005 cũng nêu rõ về những ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào du lịch, không phân biệt do cá nhân, tổ chức trong hay ngoài nước như sau:
1. Các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái, khu công viên văn hoá có các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ được hưởng các ưu đãi sau:
a) Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
b) Được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc mặt nước đối với đất được giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế.
2. Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở đào tạo và dạy nghề du lịch; dự án đầu tư phát triển du lịch ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư của nhà nước theo quy định của Chính phủ.
43
Ngoài ra, căn cứ vào khả năng ngân sách, Nhà nước cũng hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch vv….Cụ thể, từ năm 2001 đến 2009, Chính phủ đã cấp 4.836 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm, phối hợp với các ngành và địa phương chỉ đạo phát triển các trọng điểm du lịch, các vùng du lịch mà Chiến lược phát triển du lịch 2001 - 2010 đã xác định, nhằm khai thác và phát huy lợi thế về tiềm năng du lịch ở các vùng có điều kiện.
Bảng 2.1. Vốn ngân sách trung ƣơng hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2001-2009 Số vốn hỗ trợ (tỷ đồng) Số tỉnh, thành phố đƣợc cấp vốn hỗ trợ Tổng số 4.836 - 2001 266 13 2002 380 37 2003 450 43 2004 500 53 2005 550 58 2006 620 59 2007 750 59 2008 620 56 2009 700 55 Nguồn: Tổng cục du lịch, Tổng cục Thống kê [24]
Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch từ ngân sách nhà nước nói trên tuy không nhiều nhưng có xu hướng tăng dần qua mỗi năm với số tỉnh, thành phố được hỗ trợ trên diện rộng đã có những tác dụng nhất định, khuyến khích các địa phương, các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đây cũng là cơ sở để thu hút nguồn vốn FDI vào ngành du lịch.
Như vậy, nhà đầu tư vốn FDI cũng được hưởng những ưu đãi như doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Với các chính sách nói trên, môi trường đầu tư trong lĩnh vực du lịch Việt Nam thực sự được cải thiện, minh bạch, thông thoáng và hấp dẫn hơn trong thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này.
44
Ngoài ra, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch như Pháp lệnh xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại cho người Việt Nam, cho người nước ngoài và các văn bản liên quan khác cũng liên tục được bổ sung; thủ tục hải quan được cải tiến thuận tiện hơn cho khách và các nhà đầu tư. Việt Nam cũng miễn thị thực song phương cho công dân các nước ASEAN và đơn phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc, 4 nước Bắc Âu, Nga và đang nghiên cứu xem xét đơn phương miễn thị thực cho công dân một số thị trường du lịch trọng điểm khác. Đây là những giải pháp tích cực cho việc thu hút khách du lịch nói chung, thu hút nguồn vốn FDI vào ngành du lịch nói riêng [5].
Trong các luật và nghị định mới ban hành, Việt Nam cũng cam kết thực hiện các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia với tư cách là thành viên, trong đó quan trọng nhất là các cam kết của Việt Nam với WTO về mở cửa thị trường đối với lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan.
2.1.1.3. Thực hiện các cam kết với WTO về mở cửa trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác có liên quan.
* Lĩnh vực du lịch:
Như đã nêu trong phần 1.1.2.2, trong lĩnh vực dịch vụ du lịch,Việt Nam cam kết mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tua du lịch, không cam kết mở cửa dịch vụ hướng dẫn viên du lịch [3].
Đối với lĩnh vực khách sạn và nhà hàng, Việt Nam không hạn chế tiếp cận thị trường và hạn chế đối xử quốc gia với các phương thức cung cấp dịch vụ 1(Cung cấp qua biên giới), 2 (Tiêu dùng ở nước ngoài) ; 3 (Hiện diện thương mại), chưa cam kết với hình thức 4 (Hiện diện thể nhân). Tuy nhiên, trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập (tính đến hết năm 2014), việc cung cấp dịch vụ phải tiến hành song song với việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Với điều khoản này, một mặt Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành khách sạn, nhà hàng, mặt khác, các yêu cầu về xây dựng hạ tầng kỹ thuật có liên quan cho ngành du lịch cũng là yêu câu bắt buộc.
45
Đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tua du lịch, về các điều khoản hạn chế tiếp cận thị trường, Việt Nam cam kết với phương thức cung cấp dịch dụ 1, 2, 3, chưa cam kết với phương thức 4. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, không cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Việt Nam không hạn chế vốn nước ngoài và đối tác Việt Nam trong liên doanh. Về các điều khoản hạn chế đối xử quốc gia, Việt Nam không hạn chế ngoại trừ: hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam; Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ Inbound (đưa người nước ngoài vào Việt Nam du lịch) và lữ lành nội địa đối với khách du lịch vào Việt Nam như một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam, không cam kết dịch vụ Outbound (đưa người Việt Nam và người nước ngoài cư trú và làm việc tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch). Với điều khoản này, một mặt Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam với số vốn không hạn chế, mặt khác, các điều khoản bắt buộc về hướng liên doanh và hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam là cơ hội phát triển các tổ chức du lịch và nghiệp vụ cho cá nhân tham gia dịch vụ du lịch trong nước.
* Các lĩnh vực khác có liên quan.
Đối với các lĩnh vực dịch vụ có liên quan đến du lịch như viễn thông, ngân hàng, phân phối và giao thông, trong biểu cam kết [3], Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra những cam kết cao, đảm bảo tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đây là cơ sở quan trọng để ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ của du khách. Cụ thể :
- Đối với dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác, trên cơ sở những quy định chung và không phân biệt đối xử, đối với các điều khoản hạn chế tiếp cận thị