Tăng cường tổ chức nhóm học tập tương tác trong dạy học Toán: 1.Ý nghĩa tác dụng của tổ chức học tập theo nhóm

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy tiếng Việt cho HSDT (Trang 41)

II. Gợi ý một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn toán ởTiểu học cho HSDTTS

4. Tăng cường tổ chức nhóm học tập tương tác trong dạy học Toán: 1.Ý nghĩa tác dụng của tổ chức học tập theo nhóm

4.1.Ý nghĩa tác dụng của tổ chức học tập theo nhóm

Giáo dục học hiện đại coi trọng phương pháp dạy học sinh học tập tích cực, đầu tiên là học tập hợp tác thông qua thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm có thể được áp dụng ở bất kỳ lớp học nào. Đặc biệt đối với HSDT bậc Tiểu học với kỹ năng tư duy độc lập chưa cao và với các cấu trúc mỗi lớp từ 30 đến 35 em thì rất phù hợp.

Vai trò quan trọng của nhóm học tập tương tác thể hiện ở chỗ: tạo cơ hội để học sinh đưa ra giải pháp, trình bày cách giải quyết, hướng suy nghĩ của mỗi cá nhân về nội dung học tập. Thông qua thảo luận, mỗi học sinh có thể tự so sánh biết được tính hợp lý, đúng đắn trong cách giải quyết, trình bày của mình và của bạn. Họ tự đưa ra những thông tin phản hồi nhanh thể hiện sự hiểu hoặc không hiểu về nội dung học tập. Từ đó so sánh đối chiếu với các thông tin từ bạn bè mà tự điều chỉnh nhận thức.Tuy nhiên nếu không tổ chức tốt có thể dẫn tới phản tác dụng như:làm mất thời gian,không đi tới kiến thức cần thiết.

4.2. Hình thức chia nhóm học tập

a. Nhóm đồng đẳng (ngẫu nhiên):

Chia chẵn lẻ giữa các dãy bàn Chia nhóm này có ưu điểm là khả năng giao tiếp rộng giữa các đối tượng trong lớp. Các em thấy cơ hội phân vào các nhóm là như nhau. Các nhóm tương đối đồng đẳng về số lượng người, về trình độ chung của các nhóm có thể có nhược điểm là một số học sinh không phù hợp, không biết cá tính của nhau trong giai đoạn đầu học tập tương tác có thể chưa thật ăn ý, cũng có thể có nhóm toàn học sinh khá giỏi hoặc còn yếu như vậy trình độ các nhóm không đều.

Nếu chia nhóm kiểu này nhiệm vụ giáo viên giao việc cần có nhiều trình độ, mức độ yêu cầu khác nhau. Có như vậy mới tận dụng hết khả năng của mỗi học sinh trong nhóm. Ví dụ 1: Muốn chia lớp thành hai nhóm để thi đua học tập hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó giáo viên chỉ em đầu bàn (đầu tiên) đọc là chẵn, em kế tiếp đọc là lẻ, cứ như thế các em chẵn vào một nhóm, các em lẻ vào một nhóm. Ta có hai nhóm chia ngẫu nhiên của lớp, từ đó giao nhiệm vụ học tập và thi đua giữa các nhóm.

Ví dụ 2: Cần chia lớp thành 4 nhóm; Giáo viên yêu cầu điểm danh 1, 2, 3, 4 cứ hết một vòng (4cm) như thế lặp lại. Cuối cùng các em có số (1) vào một nhóm, các em có số (2) vào một nhóm, các em có số (3) vào một nhóm các em có số (4) vào một nhóm. Ta chia lớp thành 4 nhóm đồng đẳng (ngẫu nhiên)

b,Nhóm kiểu vòng tròn đồng tâm.

Chia lớp thành từng cặp 2 nhóm; 1 nhóm thực hiện đứng (ngồi) ở vòng trong; nhóm quan sát đứng (ngồi) ở vòng ngoài. (Kiểu kỹ thuật “Bể cá”)

Ví dụ: Chia lớp thành 4 nhóm bằng cách điểm danh như trên. Sau đó chia thành 2 cặp nhóm thực hiện nhiệm vụ do giáo viên đặt ra. Chẳng hạn nhóm 2 quan sát nhóm 1 để xem

trong nhóm 1 làm có tốt không? Có bạn nào không tham gia hay đang tham gia tích cực phần việc của mình, bạn nào tích cực giải quyết nhiệm vụ và giúp đỡ thêm được bạn nào, ý kiến bạn nào được cả nhóm ủng hộ hơn cả,... Sau đó đổi lại vai trò. Ưu điểm chủ yếu của cách làm như trên là. giúp các nhóm học tập của nhau và tự nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình; Rút kinh nghiệm từ những lúng túng sai sót của bạn mà tránh. Nhược điểm chính của kiểu chia nhóm này là cần có không gian lớp học rộng rãi; Giáo viên phải có tài quan sát để theo dõi các hoạt động của từng nhóm.

c. Nhóm theo sở trường

Giáo viên cần phân hoạch các đối tượng học sinh trong lớp diện học khá, giỏi, hoặc trung bình, hoặc còn yếu. Sau đó điểm danh đánh số các nhóm học sinh. Chia các nhóm học sinh khá giỏi; chia các nhóm học sinh trung bình; chia nhóm các học sinh còn yếu. Lần lượt giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh khá giỏi, các nhóm trung bình và các nhóm còn yếu theo các mức độ yêu cầu khác nhau. ưu điểm chính của hình thức chia nhóm này là bảo đảm phân hoá đối tượng và dạy theo sở trường của học sinh; Giúp cho mỗi nhóm đều phát triển năng lực theo khả năng có thể. Nhựơc điểm của hình thức chia nhóm này là có một số học sinh có cảm giác phân biệt đối sử nếu giáo viên không khéo léo. mặt khác giáo viên phải chuẩn bị nội dung bài giảng đa dạng và công phu hơn nhiều, đồng thời việc sử lý các tình huống ở trên lớp rất phức tạp.

d. Nhóm hỗn hợp trình độ:

Giáo viên phân hoạch các học sinh ở trong lớp như nhóm sở trường. Điểm danh độc lập 3 nhóm, yêu cầu 1 học sinh ở mỗi nhóm tự đọc 1 số (1, 2, 3, 4). Số 1 của nhóm giỏi, nhóm trung bình, nhóm còn yếu vào 1 nhóm 3 người; số 2 của nhóm giỏi, nhóm trung bình, nhóm còn yếu tạo thành 1 nhóm 3 người; cứ như vậy chia lớp thành các nhóm. Ưu điểm chính của kiểu chia nhóm này là giáo viên có thể tận dụng khả năng tương tác giữa các học sinh khá giỏi để giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng hạn học sinh còn yếu sẽ học được từ học sinh giỏi cách làm, cách diễn đạt , các kiến thức còn chưa rõ. Ngược lại học sinh khá giỏi thông qua việc sửa lỗi, góp ý cho học sinh yếu cũng rút kinh nghiệm

cho bản thân và hiểu sâu và hiểu rõ hơn cho bài học.

Tuy nhiên nhược điểm chủ yếu của hình thức chia nhóm này là. có một số học sinh yếu kém sẽ dựa dẫm ỷ lại và ăn theo các kết quả làm việc của học sinh khá giỏi. Học sinh khá giỏi cảm thấy bị mất thời gian và không thu được gì trong quá trình học nhóm.

5. Tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học toán 5.1. Vai trò, tác dụng của trò chơi học Toán

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy tiếng Việt cho HSDT (Trang 41)