III. Rèn luyện kỹ năng đọc
2. Làm thế nào để giúp HSDT đọc hiểu tốt? 1 Giải mã từ(Nhận biết từ)
2.1. Giải mã từ (Nhận biết từ)
Hoạt động giải mã từ bao gồm những yêu cầu sau: - Nhận biết từ và hiểu nghĩa của từ
- Nhận biết kỹ hiệu, âm thanh, các từ…
- Để đạt đến mức độ thành thạo, để não được tự do lĩnh hội từ và nghĩa của từ - Dạy các kỹ năng nhận biết từ
2.2. Phát triển vốn từ vựng
- Hiểu biết về từ vựng là nhân tố quan trọng giúp HS đọc thành công
- Khả năng đọc hiểu các bài đọc bằng ngôn ngữ thứ 2 (TV) của HS phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nói ngôn ngữ thứ 2 của trẻ.
- Cần tăng cường vốn từ vựng ngôn ngữ thứ 2 và hiểu nghĩa của các từ cho trẻ.
=> Hàm ý giáo dục:
- Vốn từ vựng là 1 nhân tố rất quan trọng. Nên có ít nhất 90% số từ vựng trong bài đọc quen thuộc với việc đọc hiểu
- Ở bậc mẫu giáo và những năm đầu bậc tiểu học nên tập trung nhiều vào việc phát triển khả năng nói thành thạo NN2 và học từ vựng.
- Giúp trẻ cách nhận biết các từ vựng để các em có thể nhanh chóng hiểu được nghĩa của từ ngay khi các em nhìn thấy từ đó.
2.3. Khơi gợi kiến thức nền
Kiến thức nền có vai trò quan trọng trong việc hiểu nghĩa của HS: Kiến thức về cuộc sống, kiến thức về văn hoá giáo dục, kiến thức về văn bản và cấu tạo văn bản
=> Hàm ý giáo dục:
- GV cần khơi gợi những kiến thức sẵn có của HS giúp các em hiểu bài đọc thêm.
- Xác định mục đích bài đọc, yêu xầu HS phán đoán về nội dung bài đọc, Sử dụng những câu hỏi mở: tại sao? Như thế nào?
- Khuyến khích các em phân tích, đánh giá …
2.4. Xây dựng và phát triển kỹ năng đọc hiểu cho HS
- HS đọc và tự đặt câu hỏi: chuyện gì đang xảy ra, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? - GV đưa ra các hoạt động khác nhau giúp HS hiểu nội dung bài đọc
2.5. Giúp HS Chủ động lĩnh hội những vấn đề sau khi đọc
- Đoán nội dung gì tiếp theo trong bài đọc
- Đọc 1 cách có chọn lọc dựa trên việc đọc tổng quát lúc đầu. - Liên hệ bài đọc với những kiến thức sẵn có
- Lưu ý xem những phán đoán của mình có đúng không
- Điều chỉnh lại vốn kiến thức sẵn có của mình khi lĩnh hội thêm những kiến thức mới - Hình dung, tưởng tượng
- Tìm hiểu nghĩa từ mới dựa trên văn cảnh trong bài - Gạch chân hoặc ghi chú lại
- Đánh giá chất lượng
- Xem xét lại những ý quan trọng trong bài đọc,
2.6. Giúp HS tự đánh giá
- Câu/ từ đó có nghĩa với mình không? Liệu cách nhận biết câu từ của mình đúng nghĩa? Nếu không, hãy làm lại.
- Đọc lại những câu/từ nào không có nghĩa, Chú ý để tâm đến việc hiểu nghĩa bài đọc của mình.