III. Rèn luyện kỹ năng đọc
1. Nắm vững bản chất của việc dạy từ: (Dạy gì về từ?) Việc dạy từ hướng đến 3 mục đích:
Việc dạy từ hướng đến 3 mục đích:
1.1. Hiểu nghĩa của từ và giải thích tường minh nghĩa của từ:
Để trả lời câu hỏi "Nghĩa của từ là gì?" cần phải trở lại với bản chất tín hiệu của từ. Từ là tín hiệu, nó phải "nói lên", phải đại diện cho, phải được người sử dụng quy chiếu về một cái gì đó. Khi một người nghe hoặc nói một từ nào đó, mà anh ta quy chiếu, gắn vào đúng sự vật có tên gọi là từ đó như cả cộng đồng xã hội vẫn gọi; đồng thời, ít nhiều anh ta cũng biết được những đặc trưng cơ bản nhất của sự vật đó, và anh ta sử dụng từ đó trong giao tiếp đúng với các mẹo luật mà ngôn ngữ có từ đó cho phép; ta nói rằng anh ta đã hiểu nghĩa của từ đó.
Ví dụ: Một người Việt hoặc không phải là người Việt, nói hoặc nghe một từ, như CÂY chẳng hạn, mà anh ta có thể:
- Quy chiếu, gắn được từ "cây"vào mọi cái cây bất kì trong thực tại đời sống;
- Ít nhiều cũng biết được đại khái như: cây là loài thực vật mà phần thân, lá đã phân biệt rõ, ví dụ như: cây mía, cây tre,...
- Dùng từ "cây" trong giao tiếp, phát ngôn,... đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. Ta nói được rằng: Anh ta hiểu nghĩa của từ CÂY trong tiếng Việt.
=> Nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho).
Khi tìm hiểu nghĩa của từ cần lưu ý 3 dạng thức nghĩa:
- Nghĩa biểu vật: (Nghĩa đen/nghĩa sở thị): nghĩa gốc của từ biểu thị một sự vật, hiện tượng hành động, sự kiện (động từ), tính chất, trạng thái (tính từ), v.v. Đay là sự liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động,...) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động,... đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật . Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất.
Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thần, thiên đường, địa ngục,...
- Nghĩa biểu niệm : Là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm). Cái ý đó người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sự phản ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người).
Vd: từ “Thóc”: chỉ hạt của cây lúa, còn nguyên cả trấu chưa bị xay giã, đã được gặt về đem phơi cất giữ, làm nguyên liệu để chế biến lương thực
- Nghĩa ngữ pháp: nghĩa biểu niệm của từ có một cái khuôn gồm những nét nghĩa chung, cái khuôn này chính là nghĩa các từ loại quyết định khả năng kết hợp của từ trong câu.
VD: danh từ: định danh sự vật; tính từ: chỉ trạng thái, tính chất; động từ: chỉ hành động
- Nghĩa ngữ dụng (nghĩa biểu thái, hàm chỉ): là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc, sự đánh giá của người sử dụng.
VD: Ngoan cố (xấu), ngoan cường (tốt)
a. Phát âm chuẩn: Chú ý vấn đề chính âm - khái niệm dùng để chỉ một mặt của vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ trên phương diện ngữ âm: xác định và phổ biến hệ thống âm chuẩn của ngôn ngữ dân tộc., xác lập hình thức ngữ âm thống nhất cho một số hình vị và một số từ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt vẫn còn tồn tại nhiều hình thức ngữ âm chưa thống nhất cho một số hình vị và từ. Vấn đề này chúng ta cần phải xử lí thống nhất như thế nào? Ví dụ: ta nói nề nếp hay nền nếp, cách mạng hay cách mệnh, tướng lĩnh hay tướng lãnh.. * Cần lưu ý một số từ gần âm nhưng khác nghĩa học sinh dễ nhầm lẫn: