Nguyên tắc dạy toán cho học sinh dân tộc thiểu số Nguyên tắc 1:

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy tiếng Việt cho HSDT (Trang 37)

Nguyên tắc 1:

Tất cả các bài học đều liên quan đến phát triển ngôn ngữ. GV phải xác định được các từ ngữ HS cần phải biết khi học bài mới và dạy những cụm từ đó một cách dễ hiểu, rõ ràng. Những khái niệm trừu tượng xuất hiện thường xuyên trong giao tiếp và nội dung kiến thức mới, vì thế sự chuẩn bị kĩ càng về ngôn ngữ là vô cùng quan trọng. GV lưu ý rằng HS cần được tiếp xúc với ngôn ngữ trước, sau đó mới sử dụng ngôn ngữ để nói về những khái niệm trừu tượng. Để làm tốt được việc đó, GV phải chuẩn bị trước về những từ mà HS cần biết để nói về khái niệm mới và dạy những từ đó một cách rõ ràng trước khi giới thiệu khái niệm.

Trong thời gian suy nghĩ làm bài tập, HS sẽ có cơ hội thảo luận với các bạn về khái niệm đó bằng ngôn ngữ thứ nhất. Cùng lúc đó, nhân viên hỗ trợ giáo viên sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng khái niệm đó được các em hiểu chính xác.

Ví dụ: Khi dạy về khái niệm “gấp một số lên nhiều lần”SGK Toán lớp 3 thì cần dạy từ “ gấp ”. Gấp một số lên ba, bốn, năm lần hay gấp hai. Gấp hai ở đây đồng nghĩa với nhân đôi. GV cần phải chú ý đến nghĩa giúp HS hiểu từ, khái niệm hơn là chú trọng đến việc học thuộc mà không hiểu nghĩa.

Nguyên tắc 2:

HS sẽ học hiệu quả khi các hoạt động ở trường học phù hợp, đáp ứng được những sở thích, nhu cầu, tâm sinh lý của các em. Các hướng dẫn, bài giảng trên lớp nên có sự gắn kết với thực tế đời sống, những trải nghiệm của HS. Nên bắt đầu bài học với những câu hỏi và những hiện tượng quen thuộc hoặc gây hứng thú cho HS. HS cần phải nhận biết được những vật xung quanh các em, ví dụ như đồ vật, hình dáng, các con số và biết quan sát.

Ví dụ: Khi dạy bài số 5 SGK Toán 1 Gv cho HS chuẩn bị các đồ vật gần gũi với các em như hạt bắp, hạt đậu…. Khi dạy GV tập cho các em nói theo mẫu câu “ Có 4 hạt bắp ( hạt đậu, bông hoa…) thêm một hạt bắp ( hạt đậu, bông hoa…) là 5 hạt bắp ( hạt đậu, bông hoa…)

Nguyên tắc 3:

HS sẽ học hiệu quả khi làm phép tính tìm ra lời giải. HS học môn toán bằng ngôn ngữ thứ hai sẽ hiểu bài tốt hơn khi làm phép tính trước sau đó là tìm ra cách giải. Có nghĩa là GV nên bắt đấu với những phép tính trước rồi mới đến các con số, công thức, quy trình các bước giải bài toán. Khi HS hiểu phép tính rồi thì các em sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra lời giải.

Vi dụ dạy bài tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó SGK toán 4

Nguyên tắc 4:

Những phép tính không sử dụng ngôn ngữ có thể sẽ giúp HS học tốt khi bắt đầu nội dung học mới. Những thao tác vân động cơ thể, qua các đồ vật, hình vẽ hoặc các mô hình sẽ giúp HS hứng thú học hơn và nắm bắt các khái niệm nhanh hơn.

Nguyên tắc 5:

HS học ngôn ngữ thứ hai cần phải được nghe, nói, viết sử dụng ngôn ngữ toán học để phát triển kiến thức về toán. GV nên tạo các cơ hội cho HS sử dụng các từ và các cụm từ để nói về các bước làm phép tính, bài tập cùng với những sự trợ giúp trực quan thông qua các đồ vật . Cuối cùng, HS sẽ hình thành được công thức tính .

Nguyên tắc 6:

Bài dạy nên bắt đầu bằng sự liên hệ với những kiến thức đã học, đã biết để giới thiệu những kiến thức mới. Kiến thức mới được hình thành dựa trên những gì HS đã học hoặc đã biết. Vì vậy, GV nên bắt đầu từ những gì dễ hiểu, dễ nhận biết và dần dần giới thiệu kết hợp những kiến thức, khái niệm mới cho HS.

Ví dụ dạy cách lập các bảng nhân của lớp 2, lớp 3.

Nguyên tắc 7:

Việc học diễn ra từ những kiến thức cụ thế đến những kiến thức trừu tượng. Khái niệm, kiến thức nên được trình bày từ những điều cụ thể rồi sau đó mới chuyển sang những khái niệm trừu tượng.

Ví dụ dạy cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật SGK Toán lớp 5.

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy tiếng Việt cho HSDT (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w