III. Rèn luyện kỹ năng đọc
4. Dạy tập làm văn viết cho HSDT 1 Các dạng bài làm văn ở tiểu học
4.1. Các dạng bài làm văn ở tiểu học
Trong Chương trình Tiểu học mới, môn tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) mà trọng tâm là kĩ năng đọc và viết. Trong kĩ năng viết, bên cạnh những nội dung đã yêu cầu về viết chính tả thì nội dung và yêu cầu viết văn được thể hiện qua các dạng bài tập làm văn cụ thể
+ Viết các thông báo, đơn từ, biên bản ngắn.
+ Viết các bức thư ngắn trao đổi thông tin, thăm hỏi người thân. + Viết bài tả đồ vật, cây cối, con vật, tả người, tả cảnh.
Nội dung các bài làm văn giúp HS thực hành, rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt như thực hành các nghi thức lời nói, rèn kĩ năng diễn đạt, kĩ năng xây dựng văn bản tiếng Việt.
4.2. Các loại lỗi văn viết thường gặp của HSDT
Trong quá trình làm văn (sáng tạo văn bản) bằng tiếng Việt, HSDT thường gặp nhiều khó khăn hơn so với HS người Kinh. Do trình độ tiếng Việt thấp, vốn từ ngữ hạn chế, một số cách cấu tạo từ và câu tiếng Việt khác với ngôn ngữ mẹ đẻ và do ảnh hưởng của cách tư duy bằng tiếng mẹ đẻ nên HSDT khi viết văn bản tiếng Việt thường mắc nhiều loại lỗi khác nhau:
a. Các loại lỗi chính tả: thường gặp xuất hiện ở tất cả các bộ phận của âm tiết TV : Viết lẫn lộn các cặp dấu thanh hỏi - ngã, ngã - sắc, các cặp phụ âm đầu : x− s, ch− tr ; các nguyên âm đơn/ đôi tương ứng : ia – iê/ i − ê, ua− uô/ u − ô, ưa− ươ / ư− ơ. Viết lẫn lộn hoặc không viết các phụ âm cuối p, t, k trong các âm tiết khép...
b. Các lỗi viết câu sai ngữ pháp: câu không đủ thành phần chủ - vị, dùng sai dấu câu làm cho câu cụt, câu què...
c. Các lỗi dùng từ sai hoặc dùng từ không chính xác do hiểu không đúng nghĩa của từ và câu khi diễn đạt.
Ngoài ra, khi làm văn, HSDT thường nghĩ thế nào viết thế ấy, bố cục bài văn thiếu tính mạch lạc, lôgíc, cách diễn đạt ý và lời thường chịu ảnh hưởng của lối nói tiếng mẹ đẻ...Tìm ra các loại lỗi văn viết cụ thể của HSDT sẽ giúp GV có định hướng khắc phục lỗi văn viết tiếng Việt của HSDT tốt hơn.
4.3. Các lỗi chính tả thường mắc của HSDT và cách sửa lỗi
a. Nguyên nhân mắc lỗi
- Hệ thống quy tắc chính tả tiếng Việt phức tạp, có nhiều yếu tố bất hợp lí. HSDT khó nhận biết kí hiệu chữ viết dành cho các cặp phụ âm, nguyên âm, dấu thanh, vần có âm sắc gần giống nhau (s/x, tr/ch, gi/d, ngã - hỏi, ngã - sắc, au - âu...)
- Hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của HS có sự khác biệt. HSDT thường sử dụng cách phát âm của tiếng mẹ đẻ để phát âm và tiếp nhận âm tiếng Việt trong khi thực hành viết chính tả, viết văn tiếng Việt.
Ví dụ : Một số tiếng dân tộc ở Tây Nguyên không có thanh điệu nên HS thường viết sai các dấu thanh (không viết dấu hoặc viết lẫn sang dấu khác) : mạnh khoẻ - manh khoe hoặc mánh khoé, ...
b. Quy trình sửa lỗi
- Xác định những lỗi có tính phổ biến với đối tượng HSDT trong lớp để hướng dẫn sửa lỗi. - Hướng dẫn HS nhận biết lỗi, luyện phát âm và tìm hiểu nghĩa các từ viết sai.
- Đưa HS về dạng viết đúng chính tả theo quy định, hướng dẫn HS so sánh dạng viết sai với dạng viết đúng.
- Hướng dẫn HS luyện tập thực hành viết đúng : GV kẻ bảng thành 2 cột (một cột ghi lỗi chính tả, cột còn lại để HS viết đúng chính tả).
- HS tự sửa lỗi chính tả trong bài.
4.4 Các lỗi dùng từ, viết câu sai ngữ pháp và cách sửa lỗi
a. Nguyên nhân mắc lỗi
Các lỗi về dùng từ sai, dùng từ không chính xác, viết câu sai ngữ pháp thường rất phổ biến trong các bài văn viết của HSDT. Nguyên nhân thường là :
- Hệ thống từ ngữ tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, mỗi từ thường có nhiều nghĩa và nhiều cách sử dụng khác nhau trong nói và viết. Tuỳ từng ngữ cảnh cụ thể mà dùng nghĩa đen hay nghĩa bóng của từ, có sự lựa chọn từ trong cùng trường nghĩa (những từ có nghĩa gần nhau)... HSDT ở tiểu học không thể có năng lực để phân biệt ngữ cảnh mà lựa chọn từ, lựa chọn nghĩa và dùng từ một cách phù hợp và chính xác nhất.
- Phương thức tạo từ của tiếng Việt và tiếng dân tộc có nhiều sự khác biệt, thông thường HSDT hay sử dụng cách tạo từ của tiếng dân tộc áp dụng cho cách tạo từ tiếng Việt trong
nói và viết bằng tiếng Việt .
Ví dụ : HSDT viết : anh em > em anh ; rộng lượng > gan rộng ; thương xót > gan đau - Trật tự từ của tiếng Việt và tiếng dân tộc cũng có nhiều trường hợp khác nhau và khi viết văn tiếng Việt , HS sẽ viết theo trật tự từ của tiếng dân tộc.
- Ý nghĩa ngữ pháp cũng được biểu hiện khác. Ví dụ: tôi làm gặp mẹ nó (tôi làm cho nó gặp mẹ) ; tôi nó làm ốm (tôi làm nó ốm).
- Ngoài ra, viết câu sai ngữ pháp còn do HS không nắm được cách sử dụng dấu câu, các thành phần chính của câu tiếng Việt nên các em thường viết câu cụt, câu không có nghĩa
b. Quy trình sửa lỗi
- Hướng dẫn HS xác định lỗi dùng từ và lỗi câu sai ngữ pháp trong bài viết. - Phân tích các từ dùng sai trong ngữ cảnh câu văn để HS nhận biết.
- Hướng dẫn HS tìm từ mới thay thế (HS tự tìm hoặc GV gợi ý một số từ cùng nghĩa để HS lựa chọn. Trong trường hợp câu trên, GV có thể thay thế bằng các từ: tạm biệt, từ biệt, chia tay).
- Phân tích cấu trúc câu sai ngữ pháp : Chỉ ra các thành phần câu, trật tự của các thành phần câu, trật tự từ trong câu, cách sử dụng dấu câu... để HS nhận biết các lỗi sai trong câu.
- Hướng dẫn HS tập sửa lỗi câu trên bảng : GV kẻ bảng thành 3 cột, cột thứ nhất ghi câu sai hoặc có dùng từ sai, cột thứ hai ghi lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, cột thứ ba ghi câu đã sửa thành câu đúng.
- Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bàicủa các em (viết lại câu đã sửa xuống dưới bài làm).