II. Gợi ý một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn toán ởTiểu học cho HSDTTS
3. Sử dụng phương pháp thực hành luyện tập trong dạy Toán ởTiểu học cho HSDT: 1 Quan niệm:
3.1. Quan niệm:
Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động thực hành, thông qua đó để giải quyết tình huống cụ thể có liên quan tới các kiến thức và kỹ năng về môn toán. Từ đó hình thành được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học.
Trong dạy toán ở tiểu học cho HSDT không chỉ sử dụng phương pháp trực quan hoặc phương pháp dạy mở vấn đáp mà có nhiều tiết dạy học toán giáo viên sử dụng phương pháp thực hành luyện tập, chẳng hạn như các tiết: “ Luyện tập” và “Luyện tập chung” ở cuối chương phân số trong sách giáo khoa
Ví dụ: “Ôn tập cuối năm” trong sách giáo khoa toán của các lớp.
3.2.Tìm hiểu vai trò tác dụng và phạm vi sử dụng của phương pháp Thực hành luyện tập trong dạy Toán ở Tiểu học cho HSDT:
- Do đặc điểm nhận thức của học sinh DTTS và đặc điểm của các kiến thức toán học hoạt động thực hành luyện tập có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành kiến thức và kỹ năng toán học đôí với học sinh. Từ thực tiễn dạy học cho thấy việc học tập môn toán của học sinh DTTS ởTiểu học sẽ không có kết quả nếu thiếu các hoạt động thực hành luyện tập.
- Đây là một phương pháp thường dùng trong dạy học Toán ở Tiểu học. Bởi đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học mang nặng tính cụ thể, và các kiến thức, kỹ năng Toán có tính trừu tượng cao. Vì thế các kiến thức và kỹ năng Toán thường được hình thành thông qua thực hành – luyện tập. Phạm vi sử dụng phương pháp thực hành luyện tập là phổ biến ở trong các tiết dạy Toán ở Tiểu học ( bài tập + ôn tập + thực hành). Ngoài ra ở một số tiết hình thành kiến thức mới nếu giáo viên khéo vận dụng thì vẫn có thể sử dụng phương pháp này.
VD: Tiết “ Rút gọn phân số”; “Quy đồng mẫu số hai phân số” ở sách giáo khoa toán 4. Tiết “Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số”
3.3. Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thực hành - luyện tập trong dạy học Toán ở Tiểu học cho HSDT.
Khi sử dụng phương pháp thực hành - luyện tập, giáo viên cần chú ý một số yêu cầu cơ bản sau:
Một là: Chuẩn bị chu đáo nội dung thực hành - luyện tập. Muốn vậy cần xác định rõ mục tiêu, những kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học cần được thực hành; phân bổ thời gian thích hợp cho các hoạt động thực hành với từng nội dung cụ thể. Xác định những nội dung nào cần ưu tiên thực hành nhiều hơn.
Hai là: Dự kiến nhiệm vụ thực hành cho các đối tượng để mọi đối tượng học sinh đều được thực hành một cách tích cực. Chuẩn bị các phương tiện thực hành đủ cho các học sinh…
Ba là: Trong khi thực hành giáo viên cần giám sát, kiểm tra và điều chỉnh những sai sót nếu có, tránh làm thay hoặc làm hết phần việc của học sinh; Tạo những tình huống để học sinh tích cực tự giác.
Bốn là: Nhà trường cần phải trang bị đủ những phương tiện tối thiểu đáp ứng được các hoạt động thực hành cơ bản.
Năm là: Mọi học sinh phải chuẩn bị kiến thức và phương tiện theo yêu cầu giáo viên; Phải tích cực tham gia thực hành và chủ động trình bày giải pháp hoặc nêu những khó khăn mắc phải từ đó giúp GV năm bắt được tình hình của lớp và giúp đỡ kịp thời.
Ví dụ 1: Thực hành đo độ dài sau bài Bảng đơn vị đo độ dài Toán 3: - Chuẩn bị các loại thước đo cơ bản (mét, dm, cm, mm)
- Xác định các vật định đo;
- Chia nhóm học sinh và phân công cụ thể tới từng cá nhân
Giáo viên cần giám sát các thao tác: đặt thước, xử lý số đo, đọc số đo, ghi số đo, báo cáo kết quả…