Bê bết: lấm láp, dính nhiều vết bùn

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy tiếng Việt cho HSDT (Trang 32)

b. Viết đúng từ: chính tả được hiểu là phép viết đúng: đúng quy định và truyền thống chữ viết của mỗi dân tộc. Chính tả gắn liền với chữ viết cho nên những ngôn ngữ nào có chữ viết thì vấn đề chính tả mới được đặt ra.

Hướng dẫn dạy HS:

+ Xác định cách viết đúng cho các từ ngữ theo quy tắc của hệ thống chữ viết tiếng Việt, đặc biệt là việc xác định cách viết thống nhất cho các từ có những cách phát âm giống nhau nhưng lại có cách viết khác nhau. Ví dụ: da/ gia, dành/ giành, dì/ gì,…

+ Xác định và đưa ra các nguyên tắc viết hoa, viết tắt. Ví dụ: Hà Nội hay Hà nội, Italia hay I-ta-li-a,…

+ Xác định cách viết tên riêng nước ngoài, nhất là tên riêng các nước ở châu Âu, tên riêng các dân tộc thiểu số sống trên đất nước Việt Nam sang tiếng Việt. Ví dụ: I-ta-li-a hay là Ý, O-xtray-li-a hay là Úc; Bắc Cạn hay là Băk Kạn, Đăklăk hay Đắc Lắc.

+ Xác định việc viết đúng dấu câu. Ví dụ, ta viết “Hôm qua em đi chùa Hương” hay là ta viết “Hôm qua, em đi chùa Hương”,…

c. Nắm vững cấu tạo từ tiếng Việt:

Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng các dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo phương thức nào đó.

- Phương thứcdùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng.

Ví dụ: tôi, bác, người, nhà, cây, hoa, trâu, ngựa... đi, chạy, cười, đùa, vui, buồn, hay, đẹp...vì, nếu, đã, đang, à, ư, nhỉ, nhé...

- Phương thức ghép: tổ hợp các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép. Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo(Từ ghép đẳng lập,.Từ ghép chính phụ)

- Phương thức láy: tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm).Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt.

1.3. Biết cách sử dụng từ ngữ trong ngữ cảnh giao tiếp có nghĩa phù hợp

- Biết Cách sử dụng của từ gắn liền với những ngữ cảnh, tình huống ngôn ngữ cụ thể - Biết cách kết hợp và sử dụng từ trong ngữ/cụm từ và câu

- Biết cách xử lý trong nhiều trường hợp, ở những ngữ cảnh và tình huống ngôn ngữ khác nhau, cách sử dụng khác nhau.

- Nắm vững nguyên tắc cơ bản trong dạy học từ là phải gắn với những ngữ cảnh giao tiếp có nghĩa(vídụ: câu gắn liền với ý, bài đọc, hội thoại, v.v.)

2. Dạy từ như thế nào?

2.1. Cách lựa chọn từ ngữ để dạy trực tiếp trong bài

Bước 1: Xác định các từ khoá (từ chính) trong bài học

GV hướng dẫn HS xác định những từ/cụm từ quan trọng để hiểu được nội dung bài học - Xác định những từ/cụm từ có tần số xuất hiện, được sử dụng nhiều lần trong bài học - Thuộc và nắm vững một trong ba từ loại chính: danh từ, động từ, tính từ

Bước 2: Lựa chọn từ để dạy trực tiếp trên lớp

Giáo viên lựa chọn trong các từ khoá của bài học

- Ưu tiên các từ có tần suất sử dụng nhiều trong giao tiếp và học tập

- Ưu tiên các từ giúp học sinh hiểu kiến thức chuyên ngành của môn học (Từ khoa học) - Ưu tiên các từ dễ liên hệ với các từ học sinh đã biết

- Ưu tiên các từ có khả năng kết hợp với nhiều từ khác để mở rộng vốn từ vựng

(VD: chọn từ “học”chứ không chọn từ “nghiên cứu”, vì từ “học”có thể kết hợp với “học Toán”, “học viết”, “học nấu cơm”, v.v.)

Một số Câu hỏi có thể đặt ra khi lựa chọn từ vựng để dạy trực tiếp - Mục tiêu của bài học là gì?

- Mục tiêu của việc dạy từ vựng là gì?

- Các từ/cụm từ nào thể hiện nội dung mục tiêu của bài học?

- Các từ/cụm từ nào học sinh cần biết để hiểu được nội dung của bài học? - Các từ/cụm từ nào học sinh đã biết (VD: qua các bài học trước)?

- Các từ/cụm từ nào đặc thù cho môn học (ít sử dụng trong đời sống và các môn học khác)? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các từ/cụm từ nào có tần suất sử dụng (trong môn học và đời sống) cao? - Các từ/cụm từ nào có tính liên kết cao?

2.2. Dạy như thế nào?

Các bước dạy từ/cụm từ mới

Bước 1: Giới thiệu

GV giới thiệu nghĩa và hình thức của từ mới cho HS trong ngữ cảnh cụ thể (cách sử dụng cụ thể) bằng một kỹ thuật/phương pháp nào đó

Bước 2: Luyện tập

Bước luyện tập được thực hiện theo hai phần sau:

- Luyện tập cơ học: HS luyện tập sử dụng từ vựng đó nhiều lần theo hướng dẫn của GV. Có thể theo hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân. GV chú ý đến sự chính xác trong giai đoạn này.

- Luyện tập cách sử dụng từ trong ngữ cảnh giao tiếp có nghĩa có hướng dẫn của GV:

GV tổ chức học sinh tham gia các hoạt động giao tiếp để HS luyện tập sử dụng từ vựng đó trong ngữ cảnh giao tiếp có nghĩa.

Bước 3: Áp dụng

HS tham gia các hoạt động hoặc trò chơi từ vựng để sử dụng từ vựng đó. Đây là bước luyện tập tự do. GV không nên sửa lỗi trong bước này.

2.3. Các kỹ thuật cơ bản trong dạy từ ngữ

a. Sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy từ vựng

Giáo viên có thể sử dụng các loại giáo cụ sau: - Giáo cụ nhìn (giáo cụ trực quan)

- Giáo cụ nghe (audio)

- Giáo cụ nghe - nhìn (video) - Phối hợp các loại giáo cụ

- Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm dạy tiếng Việt

Giáo viên có thể sử dụng tình huống ngôn ngữ để học sinh hiểu được nghĩa của từ trong ngữ cảnh giao tiếp có nghĩa và cụ thể.

Có 2 loại tình huống ngôn ngữ:

- Tình huống có thật trong hoặc ngoài lớp học

- Tình huống được tạo ra theo nội dung, nghĩa của từ

c. Dùng ngôn ngữ trực tiếp (định nghĩa)

Trong một số trường hợp, đặc biệt với các từ khó và trừu tượng, giáo viên có thể dạy nghĩa của từ mới thông qua việc giải thích bằng ngôn ngữ trực tiếp (định nghĩa của từ) theo các cách sau:

- Dùng từ đã biết để giảng nghĩa - Dùng tiếng mẹ đẻ để giải thích - Dùng ví dụ cụ thể (câu cụ thể)

- Dùng các từ có liên quan, từ đồng nghĩa, trái nghĩa

*Một số lưu ý khi sử dụng kỹ thuật dạy từ vựng

- Kỹ thuật dạy đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất

- Kỹ thuật sử dụng được nhiều giác quan (nghe, nhìn, nói, sờ, v.v.) giúp HS học tốt hơn - GV kết hợp cả nói và viết khi dạy từ (bắt đầu bằng nói trước)

- GV có thể phối hợp nhiều kỹ thuật một lúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy tiếng Việt cho HSDT (Trang 32)