Dạy chính tả cho HSDT

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy tiếng Việt cho HSDT (Trang 30)

III. Rèn luyện kỹ năng đọc

5. Dạy chính tả cho HSDT

5.1. Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Chính tả

- Giúp HS nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng viết đúng chính tả. - Kết hợp luyện tập viết đúng chính tả với rèn luyện kĩ năng nghe, luyện phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy.

- Bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong cần thiết trong công việc như tính cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ...

5.2. Định hướng phương pháp dạy chính tả

- Củng cố các quy tắc chính tả đã học từ lớp 1 và quy tắc viết hoa học ở lớp 2, lớp 3. Thường xuyên luyện viết các vần khó trong giờ dạy chính tả và trong các phân môn khác. - Chuẩn bị viết chính tả : Trước khi cho HS viết chính tả, GV cần dự kiến đúng các lỗi chính tả hay mắc của HSDT. Những lỗi đó cần được hướng dẫn chu đáo theo cách, cho HS viết bảng con những tiếng có phụ âm, có vần, có dấu thanh dễ lẫn trước khi viết bằng bút vào vở. Trước khi cho HS viết vào bảng con, cần phân tích âm vần và cho HS vừa nhìn chữ viết, vừa phát âm nhiều lần.

- Việc chấm chữa bài cần đi liền với luyện tập chữa lỗi. Gặp trường hợp có HS lặp lại một loại lỗi nhiều lần hoặc nhiều HS cùng mắc một loại lỗi, GV cần có biện pháp luyện tập thêm. GV có thể tự soạn những đoạn văn trong đó tiếng hay viết sai được lặp lại nhiều lần để cho HS luyện viết.

Ví dụ để khắc phục lỗi nhầm b/v cho HSDT, có thể cho các em chép đoạn văn : Buôn Ban có người vì ham lợi, không bảo vệ động vật quý hiếm, hay vào rừng bẫy thú, bị bộ đội biên phòng bắt về buôn.

- Khi luyện tập chính tả âm, vần, dấu thanh cần chọn những bài tập phù hợp với HSDT. Nếu những bài tập trong SGK không phù hợp cho việc luyện viết chính tả cho HSDT lớp mình phụ trách thì cần tự biên soạn những bài luyện tập khác.

- Lập kế hoạch dạy chính tả khu vực và biên soạn bài luyện tập chính tả khu vực. Kế hoạch cần được xây dựng đầu năm học trên cơ sở khảo sát đầy đủ các loại lỗi chính tả HS địa phương thường mắc. Dựa vào kế hoạch này, GV lần lượt biên soạn những bài luyện tập chính tả khu vực bổ sung cho nội dung dạy chính tả trên lớp. Khi thiết kế các bài tập chính tả khu vực nên dựa vào các mô hình bài tập chính tả trong SGK; mục tiêu của bài

tập phải bám sát kế hoạch dạy chính tả khu vực; lệnh của bài tập cần rõ ràng, dễ hiểu; ngữ liệu chính xác; nội dung bài tập phải đảm bảo tính sư phạm.



Modul 4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ, MỞ RỘNG VỐN TỪ TIẾNG VIỆT I. Phương pháp dạy từ cho HSDT:

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy tiếng Việt cho HSDT (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w