III. ĐỊNH HƯỚNG CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
c) Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, phát triển nền kinh tế số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam
thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam
Xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thị trường. Thực hiện chế độ một cửa, một đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của người dân, doanh nghiệp liên quan đến kinh tế số và xã hội số.
Xây dựng chính sách thử nghiệm (Sandbox) để cho phép thử nghiệm các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh, công nghệ mới tại Việt Nam, như: thanh toán điện tử, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, đô thị thông minh,…
Đẩy nhanh mô hình thử nghiệm chính sách thông qua các Trung tâm đổi mới sáng tạo là vườn ươm, nơi thử nghiệm những cơ chế, chính sách vượt trội để thu hút, tạo dựng môi trường phù hợp cho việc áp dụng các công nghệ mới có tính đột phá, phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Khuyến khích các doanh nghiệp nòng cốt về công nghệ thông tin mở rộng không chỉ trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin mà còn chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ nội dung số, như: công nghiệp Điện tử, công nghiệp an toàn, an ninh mạng; công nghiệp Internet Vạn vật (IoT);…
d) Thúc đẩy, đa dạng hóa thịtrường xuất, nhập khẩu, phát triển mạnh thị trường trong nước, kết hợp hài hòa giữa hạ tầng thương mại truyền thị trường trong nước, kết hợp hài hòa giữa hạ tầng thương mại truyền
thống và hạ tầng thương mại hiện đại, chú trọng phát triển thương mại
điện tử
Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch COVID-19 để có các biện pháp ứng phó kịp thời trong các tình huống có thể xảy ra. Ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại dịch COVID-19; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu. Tăng cường giải pháp kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử lớn.
Nghiên cứu, xây dựng, triển khai các giải pháp thúc đẩy đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu gắn với phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gẫy và xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới. Thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các FTA; chuẩn bị sẵn sàng cho các doanh nghiệp khai thác tối đa lợi ích từ FTA thông qua việc hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khai thác và tận dụng các ưu đãi, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định trong các FTA; xây dựng cơ chế cảnh báo, hỗ trợ và đồng hành với các doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Tăng cường các biện pháp phòng vệ với sản xuất và doanh nghiệp trong nước qua các công cụ phù hợp với các cam kết quốc tế để hạn chế các hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu.
Đẩy mạnh thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa thông qua các Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; Đề án phát triển thương mại nông thôn, phát triển thương mại biên giới, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Nâng cao tính kết nối giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng, tập trung ưu tiên xây dựng chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu của thị trường nội địa; xây dựng hệ thống thông tin, phân tích dự báo thị trường một số sản phẩm thiết yếu như gạo, thịt gia súc, gia cầm, rau quả.
Tiếp tục tăng cường phối hợp, tập trung chỉ đạo triển khai kịp thời các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo 389 quốc gia giao nhằm bảo đảm sự đồng bộ từ Trung
ương đến địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội trong việc cung cấp thông tin để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh; xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội.
Tiếp tục phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa giữa hạ tầng thương mại truyền thống và hạ tầng thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất phát triển của từng địa bàn; hoàn thiện hệ thống chợ truyền thống trên cơ sở nâng cấp các chợ ở khu vực nông thôn, miền núi; khuyến khích phát triển các mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm; nâng cấp các chợ đô thị, xóa bỏ chợ tự phát, chợ tạm khuyến khích phát triển các trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi ở khu vực đô thị. Chú trọng phát triển thương mại điện tử, hạ tầng thương mại điện tử, xây dựng, hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp luật cho thương mại điện tử.