Cơ cấu lại và phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp kiểm chứng mô hình và các kỹ thuật kiểm thử phần mềm làm tăng độ tin cậy của hệ thống phần mềm (Trang 37 - 38)

III. ĐỊNH HƯỚNG CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

a) Cơ cấu lại và phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ

Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nâng cao năng lực nội tại, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Tổ chức thực hiện hiệu quả và thực chất các nội dung cơ cấu lại và phát triển các ngành, gồm:

- Công nghiệp: Triển khai tích cực Đề án cơ cấu lại các ngành công nghiệp; tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam. Rà soát cơ chế, chính sách tác động đến công nghiệp của từng ngành, sản phẩm. Từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu để hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, khai thác triệt để các công nghệ mới; xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp, chiến lược quốc gia về sản xuất thông minh với nền tảng là mạng thông tin để số hóa phương thức sản xuất kinh doanh, giảm chi phí và tăng năng suất chất lượng lao động trong sản xuất công nghiệp. Tận dụng tối đa lợi thế của cơ cấu dân số vàng, độ mở nền kinh tế lớn để phát triển chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng chiến lược như công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp chế tạo thông minh, công nghiệp hỗ trợ; tập trung các ngành công nghiệp ưu tiên tại các vùng công nghiệp cốt lõi được hình thành từ mỗi vùng kinh tế trọng điểm và các khu kinh tế ven biển. Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng lựa chọn các nhóm ngành phục vụ trực tiếp sản xuất công nghiệp, tăng cường khả năng tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu như cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông; hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp, các mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp đối với một số ngành công nghiệp ưu tiên.

- Nông nghiệp: Cơ cấu lại trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tái đàn lợn; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi; phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức hữu cơ truyền thống; tiếp tục mở rộng chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng. Tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi trồng thủy sản với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp từng vùng kinh tế, sinh thái trên cơ sở phát huy lợi thế so

sánh. Giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ; tập trung khai thác các sản phẩm chủ lực của mỗi vùng; tăng cường đầu tư thiết bị bảo quản chế biến trên tàu khai thác, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch; khai thác thủy sản gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, đảm bảo cung cấp phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh Việt Nam.

- Dịch vụ: Tiếp tục tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần các phương thức vận tải đường thủy nội địa và đường sắt; chú trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí logistics. Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách du lịch quốc tế gắn với tăng cường các biện pháp kiểm tra sức khỏe đối với khách du lịch tại các khu, điểm du lịch tập trung đông người. Liên kết hàng không, du lịch, điểm đến, tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới và trực tiếp kết nối với các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng; xây dựng các chương trình khảo sát điểm đến cho báo chí, các hãng lữ hành nước ngoài đến Việt Nam. Phát triển thị trường thông tin và truyền thông bền vững, định hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sang các trụ cột mới (công nghiệp điện tử, công nghiệp và dịch vụ nội dung số, công nghiệp an toàn và an ninh mạng, thương mại điện tử, vận chuyển...), đối tượng mới (thành phố thông minh, chính phủ số, công dân số), không gian mới (trong khu vực, thị trường quốc tế). Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ công nghệ thông tin, điện tử viễn thông nhằm bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, chủ quyền số quốc gia. Hoàn thiện chính sách ưu tiên mua sắm, đẩy mạnh thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng sản phẩm, giải pháp, dịch vụ của doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp kiểm chứng mô hình và các kỹ thuật kiểm thử phần mềm làm tăng độ tin cậy của hệ thống phần mềm (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)