NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp kiểm chứng mô hình và các kỹ thuật kiểm thử phần mềm làm tăng độ tin cậy của hệ thống phần mềm (Trang 31 - 33)

Trong thời gian còn lại của năm 2020, các cấp, các ngành cần tiếp tục chủ động, đổi mới cách làm, nâng cao năng lực, tranh thủ thời cơ, quyết liệt hành động, phát huy tinh thần đoàn kết, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, triển khai

đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện “mục tiêu kép” đã đề ra theo các nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu tiêu dùng phù hợp, thúc đẩy xuất khẩu trên cơ sở thực hiện nhất quán quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, chúng ta tuyệt đối không chủ quan, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người dân gặp khó khăn; nỗ lực phấn đấu quyết liệt hơn nữa để đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

PHẦN II

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021 I. BỐI CẢNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021 I. BỐI CẢNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021

Dự báo năm 2021, tình hình thế giới, khu vực diễn biến khó lường; xu hướng bảo hộ thương mại, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia, khu vực tiếp tục diễn ra gay gắt. Đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc và các tác động, ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh có thể kéo dài sang cả năm 2021 và một số năm tiếp theo, nhất là đối với tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại toàn cầu. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới và một số tổ chức quốc tế, các quốc gia, khu vực sẽ phải đối mặt với những thách thức mới về bất bình đẳng, nghèo đói, huy động nguồn lực, xác định mục tiêu tăng trưởng… và tiềm ẩn những rủi ro lớn về tài chính, tiền tệ, nợ công trên phạm vi toàn cầu.

Trong nước, nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do độ mở cao, hội nhập sâu rộng và những hạn chế, bất cập nội tại. Nguồn lực của đất nước hạn hẹp, khó có khả năng đáp ứng cùng lúc các yêu cầu về đầu tư phát triển, phòng chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội,…. Trong khi đó, tác động của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng; tình hình phức tạp trên Biển Đông tiếp tục là thách thức lớn đối với bảo đảm quốc phòng an ninh và sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những cơ hội, thuận lợi; trong đó vai trò của các nền kinh tế mới nổi và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng được nâng lên, tiếp tục là động lực phát triển của kinh tế toàn cầu. Tình hình chính trị - xã hội ổn định; khối đại đoàn kết các dân tộc và niềm tin của người dân, doanh nghiệp được củng cố; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao.

Bối cảnh quốc tế, trong nước nêu trên cùng với xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển các mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng và giao tiếp trên toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và cách mạng công nghiệp lần thứ tư… vừa là thời cơ, nhưng cũng vừa là thách thức đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn trong năm 2021 và thời gian tới.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp kiểm chứng mô hình và các kỹ thuật kiểm thử phần mềm làm tăng độ tin cậy của hệ thống phần mềm (Trang 31 - 33)