Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp kiểm chứng mô hình và các kỹ thuật kiểm thử phần mềm làm tăng độ tin cậy của hệ thống phần mềm (Trang 38 - 39)

III. ĐỊNH HƯỚNG CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

b)Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm

Tổ chức xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn theo hướng tập trung nguồn lực thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và các địa phương trong triển khai thực hiện; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công định kỳ hoặc đột xuất; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai kế hoạch đầu tư công, thực hiện dự án; chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm để thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng, trọng tâm là tổng kết, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Phòng chống rửa tiền tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, tăng cường thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt. Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại nâng cao sức cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam. Thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ công. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã đầu tư. Nghiên cứu sửa đổi hệ thống các văn bản hướng dẫn về doanh nghiệp nhà nước, tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện các quy định về cổ phần hóa, chuyển nhượng vốn nhà nước và các hình thức sắp xếp khác đối với doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục thu hẹp ngành, lĩnh vực Nhà nước nắm giữ 100% vốn, mở rộng ngành, lĩnh vực thực hiện cổ phần hóa. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng và áp dụng khung quản trị doanh nghiệp phù hợp với chuẩn mực quốc tế tại các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tăng cường minh bạch báo cáo tài chính, thông tin tài chính, kinh doanh, điều hành của doanh nghiệp nhà nước; tăng cường trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban điều hành; tăng cường giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục tập trung xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Tăng cường công tác chấp hành kỷ luật, kỷ cương về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường, mang lại hiệu quả, lợi ích cao nhất cho Nhà nước.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp kiểm chứng mô hình và các kỹ thuật kiểm thử phần mềm làm tăng độ tin cậy của hệ thống phần mềm (Trang 38 - 39)