Thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp kiểm chứng mô hình và các kỹ thuật kiểm thử phần mềm làm tăng độ tin cậy của hệ thống phần mềm (Trang 30 - 31)

lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước tiếp tục được kiện toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm cấp trung gian; tinh giản biên chế được đẩy mạnh và đạt kết quả bước đầu. Năm 2020, đã ban hành quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực.

Công tác cải cách hành chính được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, tạo sự chuyển biến rõ rệt; bộ phận Một cửa, một cửa liên thông hoạt động hiệu quả, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức theo hướng công khai, minh bạch, thuận tiện. Việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức; đã tích hợp khoảng 1.000 dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia; thành lập, đưa vào vận hành Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Các hoạt động cải cách hành chính tư pháp tiếp tục được đẩy mạnh. Các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án tiếp tục được hoàn thiện theo các yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính, nhất là trong việc xử lý các vụ việc phức tạp, kéo dài, xử lý thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự tiếp tục được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả cao. Thể chế trong các lĩnh vực bổ trợ tư

pháp, hành chính tư pháp, quản lý xử lý vi phạm hành chính tiếp tục được tập trung hoàn thiện, trong đó chú trọng việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, theo hướng công khai, minh bạch, dễ tiếp cận hơn cho người dân. Mục tiêu xã hội hóa một số lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được thực hiện, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa quản lý nhà nước với nâng cao vai trò tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Hoạt động công chứng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch; hoạt động đấu giá tài sản đã góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Nhà nước, phòng tránh lãng phí, thất thoát tài sản công,… Chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý ngày càng được nâng cao góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và một số nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã góp phần tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, nâng cao ý thức, thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Công tác hành chính tư pháp đã giải quyết được một lượng lớn yêu cầu, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Đã xây dựng định hướng, kế hoạch thanh tra đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, nhất là triển khai các nhiệm vụ được giao tại nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và yêu cầu về tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh phục hồi nền kinh tế nhiều đơn vị đã kịp thời rà soát, điều chỉnh việc triển khai kế hoạch thanh tra đối với doanh nghiệp; một số đơn vị đã thí điểm thực hiện công tác thanh tra theo phương thức mới. Hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra đã giảm rõ rệt. Đã tập trung thúc đẩy tiến độ, hoàn thiện dự thảo, ban hành, công khai kết luận thanh tra, trong đó có những cuộc phức tạp, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra được thanh tra các địa phương quan tâm thực hiện và đạt kết quả tích cực.

Công tác phòng, chống tham nhũng đã góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng; việc công khai các kết luận kiểm tra, thanh tra đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện có hiệu quả tích cực như cải cách hành chính; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Công tác tiếp dân ngày càng được quan tâm và từng bước gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo. Năm 2020, đã ban hành Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo thành công Đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp kiểm chứng mô hình và các kỹ thuật kiểm thử phần mềm làm tăng độ tin cậy của hệ thống phần mềm (Trang 30 - 31)