MỤC TIÊU TỔNG QUÁT, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VÀ CÁC CÂN ĐỐI LỚN

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp kiểm chứng mô hình và các kỹ thuật kiểm thử phần mềm làm tăng độ tin cậy của hệ thống phần mềm (Trang 33 - 34)

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh; phát triển mạnh thị trường trong nước; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn. Chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng, tự hào dân tộc; thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và thích ứng biến đổi khí hậu. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để khơi thông các nguồn lực cho phát triển. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế51

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6-6,5% so với năm 2020. - Quy mô GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD/người.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.

- Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8%.

b) Các chỉ tiêu chủ yếu về xã hội

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25,5%.

- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế khoảng 91%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1-1,5 điểm phần trăm so với năm 2020.

51 Căn cứ quy định tại Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của giai đoạn 2021-2025 được tính toán, dự báo dựa trên số liệu giai đoạn 2016-2020 đã được kinh tế - xã hội của giai đoạn 2021-2025 được tính toán, dự báo dựa trên số liệu giai đoạn 2016-2020 đã được đánh giá lại, điều chỉnh quy mô kinh tế.

c) Các chỉ tiêu chủ yếu về môi trường

- Tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên 90%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên 87%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường khoảng 91%.

- Tỷ lệ che phủ rừng khoảng 42%.

3. Về một số cân đối lớn

a) Cân đối tích lũy, tiêu dùng: Tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng so với GDP

khoảng 71,3%, tỷ lệ tích lũy tài sản cố định so với GDP khoảng 28,7%, tỷ lệ tiết kiệm so với GDP khoảng 28%.

b) Cân đối ngân sách nhà nước: Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt khoảng 1.342 nghìn tỷ đồng; tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước ước đạt khoảng 1.342 nghìn tỷ đồng; tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt khoảng 1.686 nghìn tỷ đồng; bội chi ngân sách nhà nước khoảng 344 nghìn tỷ đồng. Nợ công bằng khoảng 46-48% GDP, nợ Chính phủ bằng khoảng 40- 42% GDP.

c) Cân đối xuất, nhập khẩu hàng hóa: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu

hàng hóa đạt trên 554,4 tỷ USD, tăng 5,2% so với năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng khoảng 5%, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng khoảng 5,4%, xuất siêu gần 2,3% kim ngạch xuất khẩu.

d) Cân đối điện: Tổng công suất đặt các nguồn điện dự kiến đạt khoảng

66,9 nghìn MW, tăng khoảng 10,3% so với năm 2020. Tỷ lệ dự phòng công suất nguồn điện (không bao gồm điện gió và điện mặt trời) khoảng 21,3%. Điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt từ 268,0 tỷ kWh đến 269,9 tỷ kWh, tăng khoảng 10,9% so với năm 2020. Điện thương phẩm đạt khoảng 235,23 tỷ kWh, tăng khoảng 9,3% so với dự kiến năm 2020.

đ) Cân đối lương thực: Về sản lượng lương thực có hạt, sản lượng lúa đạt

khoảng 43 triệu tấn, tương đương với năm 2020. Sản lượng thịt hơi đạt khoảng 5,7 triệu tấn, tăng khoảng 6,6% so với năm 2020, trong đó sản lượng thịt lợn đạt 3,7 triệu tấn, tăng khoảng 6,2% so với năm 2020. Sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,9 triệu tấn, tăng khoảng 4%.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp kiểm chứng mô hình và các kỹ thuật kiểm thử phần mềm làm tăng độ tin cậy của hệ thống phần mềm (Trang 33 - 34)